Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp của nghành chân khớp - Nguyễn Thị Ngọc Hòa

1. Mục tiêu

 1.1. Kiến thức:

 -HS biết: Biết được đặc điểm chung và đa dạng của nghành chân khớp.

 -HS hiểu:Nêu được đa dạng về chủng lọai và môi trường sống và tập tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ.

 Nêu được vai tro của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người.

 Mục tiêu các hoạt động:

 Hoạt động 1: Biết được đặc điểm chung của nghành chân khớp thông qua một số đại diện chân khớp

Hoạt động 2: Nêu được đa dạng về chủng lọai và môi trường sống và tập tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ.

Hoạt động 3: Nêu được vai tro của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người.

1.2. Kĩ năng:

-HS thực hiện được: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh

-HS thực hiện thành thạo:Tổng hợp kiến thức

Rèn kĩ năng sống:

 - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát, phân tích, nhận xét để tìm hiểu về ngành chân khớp cũng như vai trò thực tiễn của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.

 -Kĩ năng hợp tác, quản lí thời gian khi họat động, và trình bảy ý kiến .

 1.3. Thái độ:

-Thói quen: Yêu thích môn học

-Tính cách: Học tập nghiêm túc.

 *GDMT:ý thức bảo vệ các loài động vật có ích, hạn chế, tiêu diệt động vật gây hại

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp của nghành chân khớp - Nguyễn Thị Ngọc Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHÂN KHỚP CỦA NGHÀNH CHÂN KHỚP Tuần dạy: .15 Tiết ppct:30 Ngày dạy: 24/11/2012 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: -HS biết: Biết được đặc điểm chung và đa dạng của nghành chân khớp. -HS hiểu:Nêu được đa dạng về chủng lọai và môi trường sống và tập tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ. Nêu được vai tro của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người. Mục tiêu các hoạt động: Hoạt động 1: Biết được đặc điểm chung của nghành chân khớp thông qua một số đại diện chân khớp Hoạt động 2: Nêu được đa dạng về chủng lọai và môi trường sống và tập tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ.. Hoạt động 3: Nêu được vai tro của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người. Kĩ năng: -HS thực hiện được: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh -HS thực hiện thành thạo:Tổng hợp kiến thức Rèn kĩ năng sống: - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát, phân tích, nhận xét để tìm hiểu về ngành chân khớp cũng như vai trò thực tiễn của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người. -Kĩ năng hợp tác, quản lí thời gian khi họat động, và trình bảy ý kiến . 1.3. Thái độ: -Thói quen: Yêu thích môn học -Tính cách: Học tập nghiêm túc. *GDMT:ý thức bảo vệ các loài động vật có ích, hạn chế, tiêu diệt động vật gây hại 2.Nội dung học tập. -Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của nghành chân khớp 3. Chuẩn bị 3.1. GV:Bảng phụ bảng 1/96, bảng 2/97 SGK, que chỉ, tranh 1 số chân khớp. 3.2. HS: Dụng cụ học tập, tập ghi bài, SGK sinh 7 Kiến thức cũ cần ôn:Cấu tạo, vai trò của giáp xác, nhện, châu chấu 4.Tổ chức các hoạt động học tập 4.1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số HS Lớp 7A1. Lớp 7A2 Lớp 7A3. 4. 2.Kiểm tra miệng:Không có 4.3. Tiến trình bài học Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Mở bài: ngành chân khớp rất đa ạng chúng có thể sống ở khắp nơi trên trái đất. Vậy chúng có đặc điểm gì chung Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm chung của nghành chân khớp * Mục tiêu: Biết được đặc điểm chung của nghành chân khớp thông qua một số đại diện chân khớp * PP: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình. + GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I /95 SGK Quan sát các tranh vẽ sgk, nhận biết 6 đặc điểm chung dự kiến. (Đọc kỉ chú thích dưới các hình vẽ 29) +Yêu cầu HS thực hiện bài tập trắc nghiệm đánh dấu vào ô trống ở hình để chọn lấy các đặc điểm được coi là đặc điểm chung của nghành chân khớp -HS quan sát các hình, nghiên cứu thông tin dưới các hình vẽ 29 đánh dấu vào ô trống các đặc điểm giống nhau ở nghành chân khớp - HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung + GV phân tích đặc điểm chưa đúng cho HS hiểu và nêu đáp án đúng theo thứ tự là:1, 3, 4 * Tiểu kết - GV thông báo về các kiểu miệng ở chân khớp: kiểu nghiền, chích hút, liếm hútnhắc lại khái niệm mắt kép, bộ xương ngoài. Hoạt động 2:Tìm hiểu sự đa dạng ở chân khớp * Mục tiêu:Nêu được đa dạng về chủng lọai và môi trường sống và tập tính đa dạng và phong phú của lớp sâu bọ. * PP: Vấn đáp, hợp tác nhóm. + GV yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng 1/96 SGK - HS nhớ lại kiến thức đã học về giáp xác, nhện, sâu bọ chia nhóm thảo luận hoàn thành bảng 1 + GV treo bảng phụ bảng 1, yêu cầu đại diện 3 nhóm HS lên điền kết quả vào bảng, nhóm khác nhận xét. Yêu cầu thực hiện được Tên đại diện Môi trường sống Các phần Cơ thể Râu (số đôi) Số đôi Chân ngực Cánh Nước Am cạn có không Không có Tôm x 2 2 5 x Nhện x 2 X 4 x Sâu bọ x 3 1 3 x ? Qua kết quả bảng 1, em có nhận xét gì về sự đa dạng của nghành chân khớp? -HS dựa vào kết quả bảng 1 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung: đa dạng về cấu tạo và môi rường sống. + GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện bảng 2/97 SGK + GV treo bảng phụ bảng 2/97 SGK lên bảng gọi 3 HS lên bảng đánh dấu vào các ô trống thích hợp, HS khác nhận xét. Yêu cầu thực hiện được Các tập tính chính Tôm Tôm ở nhờ Nhện Ve sầu Kiến Ong mật Tự vệ, tấn công x x x x x x Dự trữ thức ăn x x x Dệt lưới bẫy mồi x Cộng sinh để tồn tại x Sống thành xã hội x x Chăn nuôi động vật khác x Đực cái nhận biết nhau x Chăm sóc thế hệ sau x x x +Em có nhận xét gì về tập tính của các động vật chân khớp? - Đa dạng về tập tính. - HS dựa vào kết quả bảng 2 trình bày một số tập tính của chân khớp - Nhờ số loài nhiều và hệ TK phát triển nên chân khơp rất đa dạng về tập tính. - Yêu cầu HS nêu các ví dụ minh hoạ về sự đa dạng của chân khớp: những đàn ong, kiến - GV trình bày về cách tạo mật của ong. Tại sao bọ hung lại lăn các đống phân? Tại sao chuồn chuồn bay thấp trời mưa? Âm thanh phát ra không phải từ miệng của dế, ve sầu Hoạt động 3:Tìm hiểu vai trò thực tiễn của nghành chân khớp * Mục tiêu: Nêu được vai tro của sâu bọ trong tự nhiên và vai trò thực tiễn của sâu bọ đối với con người. * PP: Vấn đáp, thuyết trình. - Ngiên cứu thông tin sgk. + GV kẻ nhanh bảng 3 /97 lên bảng yêu cầu HS lên thực hiện bảng 3 -HS nhớ lại kiến thức đã học về giáp xác, nhện, sâu bọ lên thực hiện bảng 3. Yêu cầu thực hiện được Tên đại diện Có lợi Có hại Lớp giáp xác Tôm càng xanh Thực phẩm Cua đồng Thực phẩm lớp hình nhện Nhện chăng lưới Bắt sâu hại Bọ cạp Bắt sâu,làm thuốc Nhện đỏ Hại cây Lớp sâu bọ Bướm Thụ phấn hoa Hại cây Ong mật Cho mật Kiến vàng Bắt sâu + Nghành chân khớp có lợi ích và những tác hại gì? - HS dựa vào kết quả bảng 1 trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung + GV chốt lại kiến thức đúng và bổ sung thêm: Bảo vệ chân khớp có ích, không được bắt phá bừa bãi các loài ong, bọ ngựa, tò vò.Tiêu diệt sâu hại cây trồng, * GDMT Lin hệ thực tế về các lợi ích và tác hại của ngành chân khớp. Giáo dục ý thức bảo vệ loài có ích và tiêu diệt ruồi, muỗi, mọt .. I. Đặc điểm chung - Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chổ bám cho các cơ - Phần phu phân đốt,các đốt khớp động với nhau. - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác II.Đa dạng ở chân khớp -Nghành chân khớp rất đa dạng về số loài về cấu tạo, môi trường sống và tập tính III. Vai trò thực tiễn 1. Lợi ích -Thực phẩm -Thức ăn của động vật khác -Thuốc chữa bệnh -Thụ phấn cho cây trồng -Làm sạch môi trường -Bắt diệt sâu bọ có hại:Ong mắt đỏ, bọ ngựa 2.Tác hại: -Hại cây trồng -Hại đồ gỗ -Là dộng vật trung gian truyền bệnh 4.4. Tổng kết: - HS đọc ghi nhớ. +Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng? - Vỏ kitin chống mất nước, là bộ xương ngoài - Chân phân đốt khớp động giúp tăng khả năng di chuyển +Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về:tập tính và về môi trưòng sống? -Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như:ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới -Phần phụ miệng cũng thích nghi với thức ăn lỏng, thức ăn rắn khác nhau + Lớp nào có số loài nhều nhất trong ngành chân khớp? a/ Giáp xác b/ Hình nhện c/ Sâu bọ. * c. +Tác hại to lớn nhất của chân khớp đối với đời sống con người là gì? * Phá hoại mùa màng. 4. 5. Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: - Học bài: Quan sát các đại diện chân khớp trong tự nhiên nhận biết cấu tạo cũng như các đặc điểm chung, sự đa dạng và vai trò của chúng. - Trả lời 3 câu hỏi SGK /98. Làm vở bài tập. *Đối với bài học tiếp theo: Các lớp cá-Cá chép - Tìm hiểu đời sống, cấu tạo ngoài cá chép, cách di chuyển. Những đặc điểm nào giúp cá chép sống được ở nước 5.Phụ lục.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_30_dac_diem_chung_va_vai_tro_cua.doc