Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 37: Ếch đồng - Nguyễn Xuân Thùy

1.MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm c6au1 tạo và hoạt động sống của lớp lưỡng thích nghi đối với đời sống ở nước và ở cạn

- Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái

- Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư, hoạt động tập tính của ếch

1.2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát tranh và mẫu vật.

- Rèn kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, tự rút ra kết luận từ quan sát mẫu vật và tranh ảnh.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ động vật có ích.

2. TRỌNG TÂM

 - Cấu tạo ngoài

3.CHUẨN BỊ

3.1. Giáo viên

- Bảng phụ ghi nội dung bảng kẻ sgk/ 114.

- Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng.

- Mô hình ếch đồng.

- Mẫu vật thật : ếch đồng để trong bình thuỷ tinh.

3.2. .Học sinh

- Mẫu vật thật : ếch đồng.

- Nghiên cứu trước nội dung của bài.

- Kẻ bảng sgk/ 114 vào vở bài tập; Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk trong bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 37: Ếch đồng - Nguyễn Xuân Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 35 - Tiết : 37 LỚP LƯỠNG CƯ ẾCH ĐỒNG Tuần dạy : 20 1.MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Nêu được đặc điểm c6au1 tạo và hoạt động sống của lớp lưỡng thích nghi đối với đời sống ở nước và ở cạn - Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái - Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống của lưỡng cư, hoạt động tập tính của ếch 1.2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh và mẫu vật. - Rèn kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, tự rút ra kết luận từ quan sát mẫu vật và tranh ảnh. 1.3. Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức hơn trong việc bảo vệ động vật có ích. 2. TRỌNG TÂM - Cấu tạo ngoài 3.CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bảng kẻ sgk/ 114. - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng. - Mô hình ếch đồng. - Mẫu vật thật : ếch đồng để trong bình thuỷ tinh. 3.2. .Học sinh - Mẫu vật thật : ếch đồng. - Nghiên cứu trước nội dung của bài. - Kẻ bảng sgk/ 114 vào vở bài tập; Dự đoán trả lời các câu hỏi thảo luận sgk trong bài. 4.TIẾN TRÌNH 4.1. .Ổn định tổ chức và kiểm diện : Lớp 7A1..; Lớp 7A2.; Lớp 7A3. 4.2..Kiểm tra miệng 4.3 Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1:Tìm hiểu đời sống ếch đồng GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I SGK/113, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ?Thường gặp ếch đồng sống ở đâu? Vào thời gian nào? (đồng ruộng, bể nước, vào chiều tối ) ?Thức ăn của ếch đồng là gì?(sâu bọ) ?Nhiệt độ cơ thể của ếch ?(không ổn định) HS: nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi, đại diệ nhóm trình bày kết quả thảo luận, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung lẫn nhau. GV: chốt lại kiến thức đúng và hướng dẫn HS rút ra kết luận bài. HĐ2:Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển của ếch đồng GV:giới thiệu mô hình và mẫu vật thật cho HS. GV: yêu cầu HS quan sát các hình 35.2, 35.3 sgk/113(chú ý đặc điểm của chi trước, chi sau khi ếch về di chuyển), trả lời câu hỏi:Mô tả động tác di chuyển của ếch ở cả 2 nơi? (Trên cạn ếch ngồi chia sau gấp hình chữ Z lúc nhảy chi sau bật thẳng, ếch tiến về phía trước Dưới nước: Chi sau co duỗi đẩy nước, chi trước bẻ lái HS:nghiên cứu độc lập trả lời, HS khác nhận xét. GV: nhận xét, yêu cầu HS đặt tên hai cách di chuyển của ếch.(nhảy cóc và bơi) GV: treo tranh hình dạng ngoài của ếch, hướng dẫn HS quan sát (chú ý hình dạng cấu tạo đầu, mắt, chi trước, chi sau).Yêu cầu HS chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/114 SGK HS: quan sát tranh cấu tạo ngoài ếch, chia nhóm thảo luận thực hiện bảng /114 SGK GV: treo bảng phụ lên bảng gọi đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả thảo luận vào bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. *Yêu cầu thực hiện được : Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống Ơû nước Ơû cạn Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước x Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi) x Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí x Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ x Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt x Các chi sau có màng căng giữa các ngón x HĐ3: Tìm hiểu sinh sản và phát triển của ếch GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III/114 sgk, thảo luận chia nhóm trả lời câu hỏi. Nhóm 1,3,5 trả lời câu hỏi 1,2,3 Nhóm 2,4,6 trả lời câu hỏi 4,5,6 ?Ếch sinh sản vào mùa nào? Trứng ếch có đặc điểm gì? (cuối xuân, trứng có nhiều chất nhầy) ?Sự thụ tinh xảy ra như thế nào?(con đực ngồi trên lưng con cái và tưới tinh dịch để thụ tinh) ?Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn trứng cá?(Nhờ có hiện tượng ghép đôi , tỉ lệ trứng ếch được thụ tinh cao hơn trứng cá) GV: hướng dẫn HS quan sát hình 35.4 SGK (chú ý mũi tên chỉ chiều phát triển có biến thái ở ếch, sự xuất hiện, tiêu biến các bộ phận cơ thể) ?Trình bày sự phát triển có biến thái của ếch?(sgk/114) HS: dựa vào tranh, mô tả sự phát triển của ếch, HS khác nhận xét bổ sung ?Sự sinh sản của ếch có những đặc điểm nào giống cá? (thụ tinh ngoài, nòng nọc của ếch có đuôi và có hình dạng ngoài giống cá lóc con) ?Đặc điểm nào tiến hoá hơn cá? (Tiến hoá hơn cá có hiện tượng ghép đôi, tỉ lệ trứng được thụ tinh cao, trứng được bảo vệ) HS:các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận, các nhóm bổ sung, nhận xét cho nhau. I.ĐỜI SỐNG -Ếch đồng vừa sống ở nuớc vừa sống ở cạn (nơi ẩm ướt) -Kiếm ăn vào ban đêm:ăn sâu bọ, cá nhỏ -Có hiện tượng trú đông -Ếch là động vật biến nhiệt II.CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN 1.Di chuyển +Ếch có hai cách di chuyển -Nhảy cóc trên cạn -Bơi dưới nước 2. Cấu tạo ngoài * Cấu tạo ngoài ếch thích nghi đời sống +Ở nước -Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước giúp rẽ nước. -Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí -Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. +Ở cạn -Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu, mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở. -Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. -Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt. III. SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN * Sinh sản -Ếch sinh sản vào cuôí mùa xuân -Có tập tíh ghép đôi và tìm đến bờ nước để trứng -Thụ tinh ngoài, trứng được bao bọc bởi khối chất nhày nổi trên mặt nước *Phát triển -Trứng được thụ tinh phát triển thành nòng nọc, nòng nọc có nhiều đặc điểm giống cá sau một thời gian nòng nọc phát triển thành ếch con. 4.4.Câu hỏi, củng cố và luyện tập : Câu 1: Những đặc điểm cấu tạo ngoài giúp ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn ? (phần II.2 ) Câu 2: Giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm? (+Sống nơi ẩm ướt:Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu xa vực nước cơ thể bị mất nước da khô, ếch không hô hấp được. +Kiếm ăn về ban đêm: vì ban ngày ánh nắng gay gắt cơ thể dễ bị mất nước) 4.5 .Hướng dẫn HS tự học * Tiết học này : -Học bài trả lời 4 câu hỏi SGK /115 -Ôn lại bài cấu tạo trong của cá * Tiết học sau : - Chuẩn bị ếch đồng -Chuẩn bị thực hành mổ ếch quan sát cấu tạo trong của ếch. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_37_ech_dong_nguyen_xuan_thuy.doc