I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS cần
- Nhận dạng các cơ quan trên mẫu mổ
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2.Kỹ năng:
- Quan sát trên mẫu mổ, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu ếch mổ sẵn để lộ các cơ quan
- Tranh vẽ bộ xương ếch và cấu tạo trong của ếch
III.PHƯƠNG PHÁP:
- Thực hành, vấn đáp tìm tòi
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức
2. Khỏi động (7 phút )
- Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ và đặt vấn đề vào bài mới
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành
Bước 1 Kiểm tra
Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi ở cạn?
Trình bày những đặc điểm của ếch thích nghi ở nước?
Mở bài: Gv nêu rõ nhiệm vụ của bài thực hành
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 38+39, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 38
thực hành
quan sát cấu tạo trong của ếch đồng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS cần
- Nhận dạng các cơ quan trên mẫu mổ
- Tìm những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
2.Kỹ năng:
- Quan sát trên mẫu mổ, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học
II. đồ dùng dạy học:
- Mẫu ếch mổ sẵn để lộ các cơ quan
- Tranh vẽ bộ xương ếch và cấu tạo trong của ếch
III.phương pháp:
- Thực hành, vấn đáp tìm tòi
III. Tổ chức dạy học:
1.ổn định tổ chức
2. Khỏi động (7 phút )
- mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ và đặt vấn đề vào bài mới
- đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành
Bước 1 Kiểm tra
Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi ở cạn?
Trình bày những đặc điểm của ếch thích nghi ở nước?
Mở bài: Gv nêu rõ nhiệm vụ của bài thực hành
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát bộ xương (12 phút )
mục tiêu: Nêu được các thành phần chính của bộ xương ếch
đồ dùng dạy học: Mô hình bộ xương ếch, và tranh vẽ
Cách tiến hành
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: HS hoạt động cá nhân
GV: Hướng dẫn HS quan sát hình 36.1 SGK " nhận biết các xương trong bộ xương ếch.
*HS: Thu nhận thông tin trên mô hình và tranh vẽ ghi nhớ vị trí; xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương chi
Bước 2: HS nêu các phần chính của bộ xương
"và lên bảng chỉ tranh vẽ
HS nhận xét bổ sung
GV nhận xét bổ sung
Bước 3:
*GV: y/c HS tìm hiểu chức năng gì Bộ xương ếch?
*HS: Trả lời " GV chuẩn lại kiến thức
Bước 4: Kl
1.Quan sát bộ xương:
*Bộ xương ếch gồm: Xương đầu, xương cột sống, xương đai vai, xương chi.
*Chức năng: Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể, là nơi bám của cơ giúp di chuyển, tạo khoang bảo vệ não, tuỷ sống, nội quan
Hoạt động 2: Quan sát nội quan (20 phút )
mục tiêu: HS quan sát nêu được các nội quan của ếch đồng
đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành
Bước 1;
*GV: Hướng dẫn HS:quan sát
+ Sờ tay lên bề mặt da
+ quan sát mặt trong của da
" rút ra nhận xét
+ Nêu vai trò của da
Bước 2
*HS: Quan sát, thảo luận " HS trả lời " lớp nhận xét, bổ sung " GV chuẩn lại kiến thức
Bước 1
*GV:
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 36.3, đối chiếu với mẫu mổ " xác định các cơ quna của ếch
HS quan sát theo hướng dẫn của GV
Bước 2:
+ Yêu cầu HS chỉ từng cơ quan trên mẫu mổ.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch trang 118 " thảo luận:
- Hệ tiêu hoá của ếch có đặc điểm gì khác so với cá?
- Vì sao ếch xuất hiện phổi mà vẫn trao đổi khí qua da?
- Tim ếch khác tim cá ở diểm nào?
- Trình bày sự tuần hoàn máu của ếch?
- Quan sát mô hình bộ nào của ếch " xác định các bộ phận của não.
*HS: Lần lượt trả lời " lớp nhận xét, bố sung " Gv chuẩn lại kiến thức.
Bước 3:
*GV: Cho biết những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện trong cấu tạo trong của ếch?
*HS: Trả lời " lớp nhận xét, bổ sung " GV chuẩn lại kiến thức
Bước 4: Kl đặc điểm của da và các cơ quan thích nghi với điều kiện sống vừa ở nước và ở cạn
2.Quan sát nội quan
a) Quan sát da
+ ếch có da trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu " da có nhiệm vụ trao đổi khí.
b) Quan sát nội quan
* Cấu tạo trong của ếch:
Xem bảng trang 118.
*Đặc điểm thích nghi ở cạn: hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn.
4. Tổng kết và HDVN ( 5 phút )
Tổng kết
GV nhận xét kết quả quan sát của các nhóm
HDVN
Về hoàn thành bảng thu hoạch
Nghiên cứu bài 37, kẻ bảng trang 121 SGK
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 39
Đa dạng và đặc điểm chung của
lớp lưõng cư
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.
- Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên
- Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư
2.Kỹ năng:
- Quan sát, nhận biết kiến thức
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
II. đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK trang 121
Các mảnh giấy rời ghi câu hỏi lựa chọn.
III. Phương pháp :
- Quan sát , thảo luận nhóm , vấn đáp tích cực
IV.Tổ chức dạy học:
1.ổn định tổ chức lớp
2.Khởi động : (6 phút )
mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ và đặt vấn đề vào bài mới
Cách tiến hành :
Bước 1: Kiểm tra
Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài ( 12 phút )
mục tiêu: Trình bày được sự đa dạng của lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.
đồ dùng dạy học: tranh một số loài lưỡng cư
Cách tiến hành :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: HS hoạt động nhóm
*GV:Yêu cầu HS quan sát hình 37.1 SGK, đọc < làm bài tập sau:
Tên bộ lưỡng cư
Đặc điểm phân biệt
Hình dạng
Đuôi
Kích thước chi sau
Có đuôi
Không đuôi
Không chân
*HS: Thảo luận hoàn thành bảng " đại diện nhóm trình bày " nhóm khác nhận xét, bổ sung " GV chuẩn lại kiến thức.
Bước 2: GV chuẩn lại kiến thức.
I/ Đa dạng về thành phần loài
*Lưỡng cư có khoảng 4000 loài chia thành 3 bộ:
+ Bộ lưỡng cư có đuôi
+ Bộ lưỡng cư không đuôi
+ Bộ lưỡng cư không chân
+ Cá cóc Tam Đảo: sống chủ yếu dưới nước, kiếm ăn ban ngày, tập tính chốn chạy, ẩn nấp.
+ ếch ương lớn: ưa sống dưới nước, kiếm ăn ban đêm, doạ nạt.
+ Cóc nhà: ưa sống trên cạn, ban đêm, tiết nhựa đội.............
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của lưỡng cư (10 phút )
mục tiêu: Trình bày được đặc điểm chung của lưỡng cư
đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành :
Bước 1:
: HS hoạt động cá nhân và nhóm
*GV: Yêu cầu HS quan sát hình 37.1 " 37.5, đọc chú thích " lựa chọncâu trả lời điền bảng trang 121 SGK
*HS: Thu nhận thông tin, trao đổi nhóm " hoàn thành bảng
*GV:Treo bảng phụ
*HS: Đại diện nhóm lên chữa bài bằng cách dán các mảnh giấy ghi câu trả lời " nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung " Gv chuẩn lại kiến thức " bảng đã chữa.
Bước 2:
GV: Yêu cầu HS trao đổi trả lời đặc điểm chung của lưỡng cư:
+ Môi trường sống
+ Đặc điểm của da
+ Cơ quan di chuyển
+ Các hệ cơ quan
*HS Thảo luận nhóm " đại diện nhóm phát biểu " nhóm khác bổ sung " GV chuẩn lại kiến thức.
Bước 3: GV nhận xét chốt lại kiến thức
III/ Đặc điểm chung của lưỡng cư
* Kết luận
+ Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa nước, vừa cạn.
+ Da trần (ẩm ướt)
+ D chuyển bằng 4 chi
+ Hô hấp bằng da và phổi
+ Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
+ Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển biến thái.
+ Là động vật biến nhiệt
Hoạt động 3:: Vai trò của lưỡng cư (10 phút )
mục tiêu: Hiểu được vai trò của lưỡng cư với đời sống và tự nhiên
đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành :
Bước 1: HS hoạt động Cá nhân/ nhóm
*GV: Yêu cầu HS đọc < và vốn hiểu biết cho biết:
+ Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? Cho ví dụ?
+ Lưỡng cư có vai trò gì đối với nông nghiệp? Cho ví dụ?
+ Cần làm gì để bảo vệ những loài lưỡng cư có ích?
*HS: Đại diện phát biểu " nhóm khác nhận xét, bổ sung " GV chuẩn lại kiến thức.
Bước 2: GV chuẩn lại kiến thức.
IV/ Vai trò của lưỡng cư
+ Làm thức ăn cho người: thịt ếch.....
+ Một số lưỡng cư làm thuốc: bột cóc....
+ Diệt sâu bọ, động vật trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi...)
4.Tổng kết và HDVN ( 6 phút )
Đánh dấu ( X ) và những câu trả lời đúng trong các câu sau về đặc điểm chung của lưỡng cư:
□ 1. Là động vật biến nhiệt
□ 2. Thích nghi với đời sống ở cạn
□ 3. Tim 3 ngăn, tuần hoàn 2 vòng, máu pha nuôi cơ thể
□ 4. Thích nghi với đờic sống vừa nước, vừa cạn.
□ 5. Máu trong tim là máu đỏ tươi.
□ 6. Di chuyển bằng 4 chi
□ 7. Di chuyển bằng cách nhảy cóc
□ 8. Da ẩm ướt
□ 9. Nòng nọc phát triển biến thái.
Dặn dò
Đọc mục “Em có biết”
Học bài
Chuẩn bị bài: Kẻ bảng 125 vào vở.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3839.doc