Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47, Bài 46: Thỏ - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

 - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ – đại diện cho lớp Thú.

- Nêu được hoạt động tập tính của thỏ.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài của thỏ.

- Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo ngoài của thỏ.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Mô hình thỏ; Hình 46.1  46.5; Phiếu học tập; Bảng phụ.

2. Học sinh: Bài cũ , bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ:

* Trình bày đặc điểm chung của lớp chim ?

3. Hoạt động dạy – học

 * Thú là nhóm động vật tiến hóa nhất trong giới động vật. Để hiểu thêm về lớp Thú, chúng ta cùng tìm hiểu đại diện: Con thỏ. Để thích nghi với đời sông, thỏ có cấu tạo như thế nào?Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng vào bài.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 47, Bài 46: Thỏ - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn : 23/02/2013. Tiết 47 Ngày giảng : 25/02/2013. LỚP THÚ Bài 46: THỎ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ – đại diện cho lớp Thú. - Nêu được hoạt động tập tính của thỏ. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát cấu tạo ngoài của thỏ. - Rèn kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm để mô tả chi tiết cấu tạo ngoài của thỏ. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Mô hình thỏ; Hình 46.1 à 46.5; Phiếu học tập; Bảng phụ. 2. Học sinh: Bài cũ , bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: * Trình bày đặc điểm chung của lớp chim ? 3. Hoạt động dạy – học * Thú là nhóm động vật tiến hóa nhất trong giới động vật. Để hiểu thêm về lớp Thú, chúng ta cùng tìm hiểu đại diện: Con thỏ. Để thích nghi với đời sông, thỏ có cấu tạo như thế nào?Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng vào bài. Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của thỏ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV treo tranh 46.2; 46.2 SGK, yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và chứng minh cấu tạo ngoài của thỏ đại diện của lớp Thú thích nghi hoàn toàn với đời sống . - GV treo bảng phụ ( Đáp án phiếu học tập) - GV nhận xét và chốt. * GV hướng dẫn HS phân tích cấu tạo của lông mao; cấu tạo của chi trước và chi sau; cấu tạo của mũi, ria, tai và mắt phù hợp với đời sống . - GV nhận xét và chốt. - GV treo hình 46.3; 46.4 yêu cầu HS quan sát và cho biết: + Mô tả cách di chuyển của thỏ? + Tại sao thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong 1 số trường hợp vẫn thoát được? + Tại sao vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt, vì sao? - GV nhận xét và chốt. - HS quan sát, đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập và chứng cấu tạo ngoài của thỏ đại diện của lớp Thú thích nghi hoàn toàn với đời sống . - HS quan sát và sửa chữa: - Toàn lớp thống nhất. - HS phân tích cấu tạo của lông mao; cấu tạo của chi trước và chi sau; cấu tạo của mũi, ria, tai và mắt phù hợp với đời sống . - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. - HS quan sát và trả lời: + Nhảy đồng thời bằng 2 chân. + Thỏ chạy theo đường chữ z, thú ăn thịt chạy theo kiểu rượt đuổi nên bị mất đà. + Sức bền của thỏ kém hơn thú ăn thịt. - Toàn lớp thống nhất. Tiểu kết: a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ đại diện của lớp Thú thích nghi hoàn toàn với đời sống: Các bộ phận Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi với đời sống Bộ lông Lông mao dày, xốp. Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn mình trong bụi rậm. Chi ( có vuốt ) Chi trước ngắn. Đào hang và di chuyển. Chi sau dài, khỏe. Bật nhảy xa à chạy trốn nhanh. Giác quan Mũi tinh, có lông xúc giác. Thăm dò thức ăn và môi trường. Tai có vành tai lớn, cử động Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. Mắt có mí, cử động được Giữ mắt không bị khô, bảo vệ mắt khi trốn trong bụi rậm. b. Di chuyển: Nhảy đồng thời bằng 2 chân. Hoạt động 2: Tập tính của thỏ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và kể một số tập tính của thỏ mà em biết? - Nhận xét và chốt - HS liên hệ thực tế, đọc thông tin SGK và trả lời: Thỏ có các tập tính như: đào hang, đẻ con và chăm sóc con, nuôi con bắng sữa mẹ - HS lắng nghe và ghi nhận thông tin. Tiểu kết: Thỏ có các tập tính như: đào hang, đẻ con và chăm sóc con, nuôi con bắng sữa mẹ 4. Củng cố - Dặn dò: : a. Củng cố * GV yêu cầu HS xác định cấu tạo của thỏ trên mô hình ? b. Dặn dò: Nhận xét tình hình học tập của lớp. Dặn dò: - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK. Đọc phần “ Em có biết”. - Chuẩn bị bài mới: “Cấu tạo trong của thỏ”

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_47_bai_46_tho_nguyen_dinh_yen.doc