I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.
- Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Chuẩn bị máy chiếu, băng hình.
- HS: Ôn lại kiến thức lớp thú.
Kẻ bảng: Đời sống và tập tính của thú vào vở
Tên động vật quan sát được Môi trường sống Cách di chuyển Kiếm ăn Sinh sản Đặc điểm khác
Thức ăn Bắt mồi
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong giờ thực hành.
3. Bài mới
Mở bài: - GV yêu cầu:
+ Theo dõi nội dung trong băng hình
+ Hoàn thành bảng tóm tắt
+ Hoạt động theo nhóm
+ Giữ trật tự, nghiêm túc.
47 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 52-68, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52
Bài 51: Sự đa dạng của thú (tiếp)
Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.
- HS kẻ bảng trang 167 SGK vào vở.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ vàbộ gặm nhấm?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Các bộ móng guốc
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung của bộ móng guốc. Phân biệt được bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi:
- Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
- Yêu cầu HS chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập.
- GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- GV nên lưu ý nếu ý kiến chưa thống nhất, cho HS tiếp tục thảo luận.
- GV đưa nhận xét và đáp án đúng.
- Cá nhân HS tự đọc thông tin SGK trang 166, 167.
Yêu cầu:
+ Móng có guốc.
+ Cách di chuyển.
- Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bảng chuẩn kiến thức
Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn (4)
Không sừng
Ăn tạp
Đàn
Hươu
Chẵn (2)
Có sừng
Nhai lại
Đàn
Ngựa
Lẻ (1)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Voi
Lẻ (5)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn
Lẻ
Có sừng
Không sừng
Nhai lại
Không nhai lại
Ăn tạp
Đàn
Đơn độc
- Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi:
- Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về:
+ Đặc điểm chung của bộ
+ Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn và guốc lẻ.
- Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Nêu được số ngón chân có guốc
+ Sừng, chế độ ăn
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Đặc điểm của bộ móng guốc
+ Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại.
- Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.
Hoạt động 2: Bộ linh trưởng
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cơ bản của bộ, phân biệt được một số đại diện trong bộ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Đặc điểm chung của bộ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 51.4, trả lời câu hỏi:
- Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?
- Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?
* Phân biệt các đại diện
- Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?
- GV kẻ thành bảng so sánh để HS điền.
- HS tự đọc thông tin SGK trang 168, quan sát hình 51.4 kết hợp với những hiểu biết về bộ này để trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Chi có cấu tạo đặc biệt.
+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
- Một vài HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ trang 168.
- 1 số HS lên bảng điền vào các điểm, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bảng kiến thức chuẩn
Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Không có
Chai mông lớn
Có chai mông nhỏ
Túi má
Không có
Túi má lớn
Không có
Đuôi
Không có
Đuôi dài
Không có
Kết luận:
- Bộ linh trưởng
+ Đi bằng bàn chân
+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.
+ Ăn tạp
Hoạt động 3: Đặc điểm chung của lớp thú
Mục tiêu: HS nắm được những đặc điểm chung của lớp thú thể hiện là lớp động vật tiến hóa nhất.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung.
Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Đặc điểm chung của lớp thú:
+ Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất
+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa
+ Có lông mao, bộ răng phân hoá 3 loại
+ Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
Hoạt động 4: Vai trò của thú
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nhiều mặt của lớp thú.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
- Thú có những giá trị gì trong đời sống con người?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
- GV nhận xét ý kiến của HS và yêu cầu HS rút ra kết luận..
- Cá nhận HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trang 168.
- Trao đổi nhóm và trả lời:
- Yêu cầu:
+ Phân tích từng giá trị như: cung cấp thực phẩm, dược phẩm
+ Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận:
- Vai trò: Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
- Biện pháp:
+ Bảo vệ động vật hoang dã.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
4. Củng cố
- GV sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu một số tập tính, đời sống của thú.
Tiết 53
Bài tập
Tiết 54
Bài 52: Thực hành
Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.
- Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị máy chiếu, băng hình.
- HS: Ôn lại kiến thức lớp thú.
Kẻ bảng: Đời sống và tập tính của thú vào vở
Tên động vật quan sát được
Môi trường sống
Cách di chuyển
Kiếm ăn
Sinh sản
Đặc điểm khác
Thức ăn
Bắt mồi
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp kiểm tra trong giờ thực hành.
3. Bài mới
Mở bài: - GV yêu cầu:
+ Theo dõi nội dung trong băng hình
+ Hoàn thành bảng tóm tắt
+ Hoạt động theo nhóm
+ Giữ trật tự, nghiêm túc.
Hoạt động 1: Giáo viên cho HS xem lần thứ nhất
toàn bộ đoạn băng hình
Hoạt động 2: Giáo viên cho HS xem lại đoạn băng hình
với yêu cầu quan sát
- Môi trường sống
- Cách di chuyển
- Cách kiếm ăn
- Hình thức sinh sản
- Hoàn thành bảng ở vở bài tập
- GV kẻ sẵn bảng để HS chữa bài.
Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình
- GV dành 7 phút để HS hoàn chỉnh nội dung bài của nhóm.
- GV đưa ra câu hỏi:
- Hãy tóm tắt những nội dung chính của băng hình?
- Kể tên những động vật quan sát được?
- Thú sống ở những môi trường nào?
- Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm thú?
- Thú sinh sản như thế nào?
- Em còn phát hiện những đặc điểm nào khác nữa ở thú?
- HS dựa vào nội dung của bảng, trao đổi nhóm và hoàn thành câu trả lời.
+ Đại diện các nhóm lên ghi kết quả trên bảng, nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- GV thông báo đáp án đúng để các nhóm để các nhóm tự sửa chữa.
4. Củng cố
- Nhận xét:
+ Tinh thần, thái độ học tập của HS.
+ Dựa vào bảng thu hoạch đánh giá kết quả học tập của nhóm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn tập lại toàn bộ 6 chương đã học.
- Kẻ bảng trang 174 SGK vào vở bài tập.
Tuần 28
Tiết 55
Kiểm tra 45 phút
I. Mục tiêu
Khi học xong bài này, HS:
- Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học.
- Có tính tự giác trong khi làm bài kiểm tra.
- Giáo dục thái độ yêu thích môn học.
II. Phương tiện
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Đề bài
A. Trắc nghiệm
I. Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
!. Đặc điểm chứng tỏ da ếch có khả năng trao đổi khí là:
A. Da trần và nhày B. Da có mạng mao mạch dày đặc
C. Da khô D. Cả A và B.
2. Cơ quan hô hấp của ếch là:
A. Phổi và da B. Phổi C. Da D. Tim.
3. Hệ tuần hoàn của Chim bồ câu có đặc điểm:
A. Tim 3 ngăn, có vách hụt ở tâm thất. B. Tim 4 ngăn; 1 vòng tuần hoàn kín.
C. Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn kín. D. Tim 4 ngăn, tuần hoàn hở.
4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của Thỏ thích nghi với tập tính lẩn trốn kẻ thù:
A. Bộ lông mao dày, xốp. Chi trước ngắn; chi sau dài khỏe.
B. Mũi và tai rất thính; có lông xúc giác. Mắt có mí cử động.
C. Chi sau có vuốt sắc; có sừng nhọn.
D. Cả A và B.
5. Bộ răng thú ăn thịt có đặc điểm:
A. Răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn; dài nhọn; răng hàm có nhiều mấu lớn; dài nhọn.
B. Răng cửa dài; phát triển liên tục, có khoảng trống hàm.
C. Tất cả các răng đều nhọn.
D. Răng tiêu giảm thành những tấm sừng để lọc mồi.
6. Chuột đồng có tác hại rất lớn với đời sống con người là do:
A. Bộ răng phân hóa phù hợp với chức năng gặm nhấm.
B. Chuột sinh sản nhanh, nhiều.
C. Là trung gian truyền một số dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
D. Cả A,B và C.
II. Điền từ thích hợp vào chỗ .... trong đoạn sau:
Tim của thỏ có .....(1) ngăn, cùng với ......................(2) tạo thành 2 vòng tuần hoàn kín. Máu đi nuôi cơ thể là máu ..............(3) giàu Oxi và chất dinh dưỡng. Phổi của thỏ lớn gồm nhiều .....................(4) với mao mạch dày đặc làm tăng diện tích trao đổi khí, đảm bảo sự trao đổi chất rất mạnh ở thỏ. Thỏ là động vật .......................(5).
B. Tự luận
Câu 1. Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa của thỏ hoàn thiện hơn các lớp động vật có xương sống đã học.
Câu 2. Tại sao nói Bộ thú có túi là bộ thú bậc thấp.
Đáp án + Biểu điểm
A. Trắc nghiệm: (5 đ)
I. Khoanh tròn vào chữ cái: (3 điểm)
1.D; 2. A; 3.C; 4.D;5.A; 6.D (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
II. Điền từ: (2 điểm)
1. Bốn; 2. hệ mạch; 3. đỏ tươi; 4. phế nang (túi phổi); 5. hằng nhiệt (mỗi ý đúng 0,4 điểm)
B. Tự luận (4 điểm)
Câu 1(4 điểm)
+ Hệ tiêu hóa: Răng phân hóa 0,5 điểm
ống tiêu hóa phân hóa rõ rệt 0,5 điểm
Tuyến tiêu hóa: xuất hiện tuyến nước bọt, tuyến gan lớn 0,5 đ
+ Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, chia làm 2 nửa (1 điểm)
2, vòng tuần hoàn; máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi 0,5 đ
+ Hệ hô hấp: Phổi cấu tạo phức tạp 0,5 điểm
Cử động hô hấp có sự tham gia của cơ hoành và cơ liên sườn 0,5đ
Câu 2: (1 điểm): Nói thú có túi là thú bậc thấp vì:
- Khu phân bố hẹp (0,5 điểm)
- Con non nhỏ phải nuôi trong túi của thú mẹ, bú mẹ thụ động.
3. Kết thúc giờ kiểm tra:
- Thu bài; nhận xét chung giờ kiểm tra.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học sinh ôn tập
- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tiết 56
Chương 7- Sự tiến hoá của động vật
Bài 53: Môi trường sống và sự vận động - di chuyển
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các hình thức di chuyển của động vật.
- Thấy được sự phức tạp và phân hoá của sự di chuyển.
- ý nghĩa của sự phân hoá trong đời sống của động vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to hình 53.1 SGK.
- HS: chuẩn bị theo nội dung SGK.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1: Các hình thức di chuyển của động vật
Mục tiêu: HS nắm được các hình thức di chuyển chủ yếu của động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu: Nghiên cứu SGK và hình 53.1, làm bài tập.
- Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp?
- GV treo tranh hình 53.1 để HS chữa bài.
- GV hỏi:
- Động vật có những hình thức di chuyển nào?
- Ngoài những động vật ở trên đây, em còn biết những động vật nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình 53.1 SGK trang 172.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời.
- Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều cách di chuyển.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhìn sơ đồ, HS nhắc lại hình thức di chuyển của một số động vật như: bò, bơi, chạy, đi, bay
- HS có thể kể thêm:
Tôm: bơi, bò, nhảy.
Vịt: đi, bơi.
Kết luận:
- Động vật có nhiều cách di chuyển như: đi, bò, chạy, nhảy, bơi phù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá và sự phân hoá
các bộ phận di chuyển ở động vật
Mục tiêu: HS nắm được sự phân hoá ngày càng phức tạp của bộ phận di chuyển để phù hợp với cách di chuyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu GSK và quan sát hình 52.2 trang 173, hoàn thành phiếu học tập: “Sự phức tạp hoá và sự phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật” như trong SGK trang 173.
- GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1, 2, 3
- GV nên hỏi: Tại sao lựa chọn loài động vật với đặc điểm tương ứng? (để củng cố kiến thức).
- Khi nhóm nào chọn sai, GV giảng giải để HS lựa chọn lại.
- GV yêu cầu các nhóm theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu tóm tắt SGK, quan sát hình 52.2.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
Bảng kiến thức chuẩn
STT
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên đơn vị
1
2
3
4
Chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định
Chưa có bộ phận di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo
Bộ phận di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt.
San hô, hải quỳ
Thuỷ tức
Rươi
Rết, thằn lằn
5
Bộ phận di chuyển được phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
Vây bơi với các tia vây
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
Chi 5 ngón có màng bơi.
Cánh được cấu tạo bằng màng da.
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
Tôm
Cá chép
Châu chấu
Khỉ, vượn
ếch
Dơi
Chim, gà
- Yêu cầu HS theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập, trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào?
- Sự phức tạp và phân hoá này có ý nghĩa gì?
- GV tổng kết lại ý kiến của HS thành 2 vấn đề đó là:
+ Sự phân hoá về cấu tạo các bộ phận di chuyển
+ Chuyên hoá dần về chức năng.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- HS tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Từ chưa có bộ phận di chuyển đến có bộ phận di chuyển đơn giản, đến phức tạp dần.
+ Sống bám " di chuyển chậm " di chuyển nhanh.
+ Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả, thích nghi với điều kiện sống.
4. Củng cố
Câu 1: Cách di chuyển: “đi, bay, bơi” là của loài động vật nào?
a. Chim b. Dơi c. Vịt trời
Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định?
a. Hải quỳ, đỉa, giun b. Thuỷ tức, lươn, rắn c. San hô, hải quỳ
Câu 3: Nhóm động vật nào có bộ phận di chuyển phân hoá thành chi 5 ngón để cầm nắm?
a. Gấu, chó, mèo b. Khỉ, sóc, dơi c. Vượn, khỉ, tinh tinh
Đáp án: 1c; 2c; 3c
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng trang 176 vào vở
- Đọc mục “Em có biết”.
Tuần 29
Tiết 57
Bài 54: Tiến hoá về tổ chức cơ thể
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của cá lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, quan sát.
- Kĩ năng phân tích, tư duy.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to hình 54.1SGK.
- HS: chuẩn bị theo nội dung SGK, kẻ bảng SGK rang 176.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Các hình thức di chuyển của động vật?
- Sự phức tạp và sự phân hoá các bộ phận di chuyển ở động vật như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc cá câu trả lời và hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- GV lưu ý nên gọi nhiều nhóm để biết được ý kiến của HS.
- GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để HS tiếp tục theo dõi và trao đổi.
- GV nên kiểm tra số lượng các nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- Yêu cầu HS quan sát nội dung bảng kiến thức chuẩn.
- Cá nhân đọc nội dung bảng, ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, lựa chọn câu trả lời.
- Hoàn thành bảng
- Yêu cầu:
+ Xác định được các ngành
+ Nêu cầu tạo từ đơn giản đến phức tạp dần.
- Đại diện nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1, nhóm khác theo dõi, bổ sung nếu cần.
- HS theo dõi và tự sửa chữa.
Tên động vật
Ngành
Hô hấp
Tuần hoàn
Thần kinh
Sinh dục
Trùng biến hình
Động vật nguyên sinh
Chưa phân hoá
Chưa có
Chưa phân hoá
Chưa phân hoá
Thuỷ tức
Ruột khoang
Chưa phân hoá
Chưa có
Hình mạng lưới
Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất
Giun đốt
Da
Tim đơn giản, tuần hoàn kín
Hình chuỗi hạch
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Tôm sông
Chân khớp
Mang đơn giản
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch có hạch não
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Châu chấu
Chân khớp
Hệ ống khí
Tin đơn giản, hệ tuần hoàn hở
Chuỗi hạch, hạch não lớn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Cá chép
Động vật có xương sống
Mang
Tim có 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não hình khối trơn
Tuyến sinh dục có ống dẫn
ếch đồng trưởng thành
Động vật có xương sống
Da và phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất, hệ tuần hoàn kín, máu pha nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não nhỏ hẹp
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thằn lằn bóng
Động vật có xương sống
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt, hệ tuần hoàn kín, máu pha ít nuôi cơ thể
Hình ống, bán cầu não nhỏ, tiểu não phát triển hơn ếch.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Chim bồ câu
Động vật có xương sống
Phổi và túi khí
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, tiểu não lớn có 2 mấu bên nhỏ.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Thỏ
Phổi
Tim có 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, tuần hoàn kín, máu đỏ tươi nuôi cơ thể.
Hình ống, bán cầu não lớn, vỏ chất xám, khe, rãnh, tiểu não có 2 mấu bên lớn.
Tuyến sinh dục có ống dẫn
Hoạt động 2: Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ cơ quan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng và trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp hoá các hệ cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhms và phần bổ sung lên bảng.
- GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể.
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì?
- Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng, ghi nhớ kiến thức (lưu ý: theo hàng dọc từng hệ cơ quan).
- Trao đổi nhóm.
Yêu cầu:
+ Hệ hô hấp từ chưa phân hóa trao đổi qua toàn bộ da " mang đơn giản " mang " da và phổi " phổi
+ Hệ tuần hoàn: chưa có tim " tim chưa có ngăn " tim có 2 ngăn " 3 ngăn " tim 4 ngăn
+ Hệ thần kinh từ chưa phân hoá " đến thần kinh mạng lưới " chuỗi hạch đơn giản " chuỗi hạch phân hoá (não, hầu, bụng) " hình ống phân hoá não, tuỷ sống.
+ Hệ sinh dục: chưa phân hoá " tuyến sinh dục không có ống dẫn " tuyến sinh dục có ống dẫn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận
- Sự phức tạp hoá tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hoá về cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
- HS có thể dựa vào sự hoàn chỉnh của hệ thần kinh liên quan đến tập tính phức tạp, yêu cầu nêu được:
+ Các cơ quan hoạt động cơ hiệu quả hơn.
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
Bảng kiến thức chuẩn
STT
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên đơn vị
1
2
3
4
Chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định
Chưa có bộ phận di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo
Bộ phận di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt.
San hô, hải quỳ
Thuỷ tức
Rươi
Rết, thằn lằn
5
Bộ phận di chuyển được phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi.
Vây bơi với các tia vây
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
Bàn tay, bàn chân cầm nắm.
Chi 5 ngón có màng bơi.
Cánh được cấu tạo bằng màng da.
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
Tôm
Cá chép
Châu chấu
Khỉ, vượn
ếch
Dơi
Chim, gà
- Yêu cầu HS theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập, trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào?
- Sự phức tạp và phân hoá này có ý nghĩa gì?
- GV tổng kết lại ý kiến của HS thành 2 vấn đề đó là:
+ Sự phân hoá về cấu tạo các bộ phận di chuyển
+ Chuyên hoá dần về chức năng.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- HS tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Từ chưa có bộ phận di chuyển đến có bộ phận di chuyển đơn giản, đến phức tạp dần.
+ Sống bám " di chuyển chậm " di chuyển nhanh.
+ Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung như bảng SGK.
- Đánh giá giờ.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Kẻ bảng 1, 2 vào vở.
Tiết 58
Bài 55: Tiến hoá về sinh sản
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp (sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính).
- HS thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thuỷ tức.
- Tranh về sự chăm sóc trứng và con.
- HS: Chuẩn bị theo nội dung SGK.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 2: Nêu sự phân hoá và chuyên hoá của các hệ tuần hoàn?
3. Bài mới
VB: Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống, động vật có những hình thức sinh sản nào? Sự tiến hoá các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào?
Hoạt động 1: Hình thức sinh sản vô tính
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm sinh sản vô tính " các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Thế nào là sinh sản vô tính?
- Có những hình thức sinh sản vô tính nào?
- GV treo tranh một số hình thức sinh sản vô tính ở động vật không xương sống.
- Hãy phân tích các cách sinh sản ở thuỷ tức và trùng roi?
- Tìm một số động vật khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân HS tự đọc tóm tắt trong SGK trang 179 trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Không có sự kết hợp đực, cái
+ Phân đôi, mọc chồi
- Một vài HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lưu ý: chỉ có một cá thể tự phân đôi hay mọc thêm một cơ thể mới.
- HS có thể kể thêm: trùng amip, trùng giày
Kết luận:
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và cái.
- Hình thức sinh sản:
+ Phân đôi cơ thể
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh.
Hoạt động 2: Hình thức sinh sản hữu tính
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm sinh sản hữu tính và sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 179 và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là sinh sản hữu tính?
- So sánh sinh sản vô tính với hữu tính? (bằng cách hoàn thành bảng 1)
- GV kẻ bảng để HS so sánh.
a. Sinh sản hữu tính
- Cá nhân HS tự đọc tóm tắt SGK trang 143, trao đổi nhóm.
- Yêu cầu:
+ Có sự kết hợp đực và cái.
+ Tìm đặc điểm giống nhau và khác nhau.
- Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Hình thức sinh sản
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm
Hình thức sinh sản
Số cá thể tham gia
Thừa kế đặc điểm
Của 1 cá thể
Của 2 cá thể
Của 1 cá thể
Của 2 cá thể
Vô tính
Vô tính
1
1
Hữu tính
Hữu tính
2
2
- Từ nội dung bảng so sánh này yêu cầu HS rút ra nhận xét.
- Em hãy kể tên một số động vật không xương sống và động vật có xương sống sinh sản hữu tính mà em biết?
- GV phân tích: một số động vật không xương sống có cơ quan sinh dục đực và cái trên một cơ thể được gọi là lưỡng tính.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài hoặc thụ tinh trong?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận: sinh sản hữu tính và các hình thức sinh sản hữu tính.
- GV giảng giải: trong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
- Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật được thể hiện như thế nào?
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng ở SGK trang 180.
- GV kẻ sẵn bảng này trên bảng phụ.
- GV l
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_52_68.doc