Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 53: Ôn tập chương 6

I. MỤC TIÊU

- Cho HS ôn tập phần nội dung kiến thức chương 6 (Ngành động vật có xương sống).

- Phân tích so sánh chỉ ra được các đặc điểm tiến hoá của các lớp động vật trong ngành ĐVCXS.

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, ghi nhớ kiến thức.

- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Hình ảnh các lớp động vật.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Nội dung ôn tập.

A. Lớp cá:

Cho HS quan sát hình ảnh cá chép:

- Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi trong nước ?

Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ cá chép:

- Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của cá (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ?

- Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của cá ?

- Lớp cá đa dạng như thế nào ?

- Lớp cá có đặc điểm chung gì ? có vai trò như thế nào ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 53: Ôn tập chương 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2009 Ngày dạy: Lớp 7A: .../...../09 Sĩ số : ...../29 Lớp 7C:.../...../09 Sĩ số : ...../31 Lớp 7B: .../...../09 Sĩ số : ...../32 Lớp 7D:.../...../09 Sĩ số : ...../28 Tiết 53. ôn tập chương VI. I. Mục tiêu - Cho HS ôn tập phần nội dung kiến thức chương 6 (Ngành động vật có xương sống). - Phân tích so sánh chỉ ra được các đặc điểm tiến hoá của các lớp động vật trong ngành ĐVCXS. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, ghi nhớ kiến thức. - Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật. II. Đồ dùng dạy và học - Hình ảnh các lớp động vật. III. Tiến trình bài giảng 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung ôn tập. A. Lớp cá : Cho HS quan sát hình ảnh cá chép : - Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi trong nước ? Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ cá chép : - Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của cá (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ? - Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của cá ? - Lớp cá đa dạng như thế nào ? - Lớp cá có đặc điểm chung gì ? có vai trò như thế nào ? B. Lớp lưỡng cư. Cho HS quan sát hình ảnh ếch đồng : - Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống lưỡng cư ? Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ ếch đồng : - Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của ếch (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ? - Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của ếch ? Cho HS quan sát một số hình ảnh lưỡng cư : - Lớp lưỡng cư đa dạng như thế nào ? - Lớp lưỡng cư có đặc điểm chung gì ? Có vai trò như thế nào ? Có đặc điểm gì tiến bộ hơn cá ? C. Lớp bó sát. Cho HS quan sát hình ảnh thằn lằn : - Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở nơi khô ráo ? Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ thằn lằn : - Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ? - Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của thằn lằn ? Cho HS quan sát một số hình ảnh bò sát: - Lớp bò sát đa dạng như thế nào ? - Lớp bò sát có đặc điểm chung gì ? Có vai trò như thế nào ? Có đặc điểm gì tiến bộ hơn lưỡng cư ? D. Lớp chim. Cho HS quan sát hình ảnh chim bồ câu : - Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu  thích nghi với đời sống bay lượn ? Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ chim bồ câu  : - Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu  (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ? - Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của chim bồ câu ? Cho HS quan sát một số hình ảnh về lớp chim : - Lớp chim đa dạng như thế nào ? - Lớp chim có đặc điểm chung gì ? Có vai trò như thế nào ? Có đặc điểm nào tiến bộ hơn bò sát ? Cho HS quan sát hình ảnh con thỏ : - Nhắc lại các đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ  thích nghi với đời sống và tập tính của thỏ ? E. Lớp thú. Cho HS quan sát hình ảnh mẫu mổ thỏ  : - Nhắc lại đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng của thỏ  (tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết) ? - Nhắc lại đặc điểm hệ thần kinh và các giác quan của thỏ ? - Lớp thú đa dạng như thế nào ? Sự phân chia các bộ như thế nào ? Cho HS quan sát một số hình ảnh bộ thú huyệt, bộ thú túi: - Nêu đặc điểm của bộ thú huyệt, bộ thú túi ? Các bộ này có đặc điểm gì chứng tỏ là thuộc lớp thú ? Tại sao lại xếp hai bộ này vào thú bậc thấp ? Cho HS quan sát một số hình ảnh bộ dơi, bộ cá voi: - Nêu đặc điểm của bộ dơi, bộ cá voi ? Cho HS quan sát một số hình ảnh bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt: - Nêu đặc điểm của bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt ? Cho HS quan sát một số hình ảnh bộ móng guốc, bộ linh trưởng: - Nêu đặc điểm của bộ móng guốc, bộ linh trưởng ? - Lớp thú có đặc điểm chung gì ? Có vai trò như thế nào ? Có đặc điểm nào tiến bộ hơn lớp chim ? 4. Hướng dẫn chuẩn bị ở nhà : Dặn dò HS ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_53_on_tap_chuong_6.doc