Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 7+8 - Mào Thị Chiến

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.

- HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Tranh vẽ một số loại trùng.

 - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật.

2. HS: kẻ bảng 1 và 2 vào vở và ôn bài hôm trước.

III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

 - 1 HS: Tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét đối với con người?

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 7+8 - Mào Thị Chiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2012 Ngày dạy: 12/09/2012 TIẾT 7 BÀI 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG – VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. - HS chỉ ra được vài trò tích cực của động vật nguyên sinh và những tác hại do động vật nguyên sinh gây ra. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, giữ vệ sinh môi trường và cá nhân. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Tranh vẽ một số loại trùng. - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật. 2. HS: kẻ bảng 1 và 2 vào vở và ôn bài hôm trước. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - 1 HS: Tác hại của trùng kiết lị và trùng sốt rét đối với con người? 3. Bài học Hoạt động 1: Đặc điểm chung Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1. - GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài. - GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. - GV ghi phần bổ sung của các nhóm vào bên cạnh. - GV cho HS quan sát bảng 1 kiến thức chuẩn. - Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. - Hoàn thành nội dung bảng 1. - Đại diện nhóm trình bày bằng cách ghi kết quả vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự sửa chữa nếu chưa đúng. Bảng 1: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh TT Đại diện Kích thước Cấu tạo từ Thức ăn Bộ phận di chuyển Hình thức sinh sản Hiển vi Lớn 1 tế bào Nhiều tế bào 1 Trùng roi X X Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo chiều dọc 2 Trùng biến hình X X Vi khuẩn, vụn hữu cơ Chân giả Vô tính 3 Trùng giày X X Vi khuẩn, vụn hữu cơ Lông bơi Vô tính, hữu tính 4 Trùng kiết lị X X Hồng cầu Tiêu giảm Vô tính 5 Trùng sốt rét X X Hồng cầu Không có Vô tính - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời 3 câu hỏi: - Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì ? - Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì? - Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - Cho 1 HS nhắc lại kiến thức. - HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu nêu được: + Sống tự do: có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn. + Sống kí sinh: một số bộ phân tiêu giảm. + Đặc điểm cấu tạo, kích thước, sinh sản... -Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Động vật nguyên sinh có đặc điểm + Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống + dd chủ yếu bằng cách dị dưỡng + Sinh sản vô tính và hữu tính Hoạt động 2: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 7.1; 7.2 SGK trang 27 và hoàn thành bảng 2. - GV kẻ sẵn bảng 2 để chữa bài. (Không dạy nội dung về trùng lỗ) - GV yêu cầu HS chữa bài. - GV lưu ý: Những ý kiến của nhóm ghi đầy đủ vào bảng, ý kiến bổ sung. - GV nên khuyến khích các nhóm kể thêm đại diện khác SGK. - Cuối cùng GV cho HS quan sát bảng kiến thức chuẩn. - Cá nhân đọc thông tin trong SGK trang 26; 27 và ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu ý kiến và hoàn thành bảng 2. + Nêu được đại diện. - Đại diện nhóm lên ghi đáp án vào bảng 2. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe GV giảng. -HS tự sửa chữa bài của mình nếu sai. -Kết luận: Bảng 2: Vai trò của động vật nguyên sinh Vai trò Tên đại diện Lợi ích - Trong tự nhiên: + Làm sạch môi trường nước. + Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. - Đối với con người: + Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu. + Nguyên liệu chế giấy giáp. - Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi. - Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp. - Trùng lỗ - Trùng phóng xạ. Tác hại - Gây bệnh cho động vật - Gây bệnh cho người - Trùng cầu, trùng bào tử - Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét. 4, Củng cố: Khoanh tròn vào đầu câu đúng: Động vật nguyên sinh có những đặc điểm: a. Cơ thể có cấu tạo phức tạp b. Cơ thể gồm một tế bào c. Sinh sản vô tính, hữu tính đơn giản d. Có cơ quan di chuyển chuyên hoá. e. Tổng hợp được chất hữu cơ nuôi sống cơ thể. g. Sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn h. Di chuyển nhờ roi, lông bơi hay chân giả. Đáp án: b, c, g, h. 5, Dặn dò. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết” - Kẻ bảng 1 trang 30 SGK vào vở. .... Ngày soạn: 08/09/2012 Ngày dạy: 13/09/2012 CHƯƠNG II- NGÀNH RUỘT KHOANG TIẾT 8 - BÀI 8: THUỶ TỨC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức. - Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: Tranh thuỷ tức di chuyển, bắt mồi, tranh cấu tạo trong, thuỷ tức nếu bắt được. 2. HS: Kẻ bảng 1 vào vở. III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ -HS 1: Trình bày đặc điểm chung của ĐVNS? - HS 2: Kể tên một số ĐVNS có lợi và có hại đốt với con người? 3.Bài học Vào bài: Ruột khoang là một trong những ngành đa bào bậc thấp, có cơ thể đối xứng toả tròn. Thuỷ tức, sứa, hải quỳ, san hô là những đại điện thường gặp củ ruột khoang. Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài và di chuyển Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 và 8.2, đọc thông tin trong SGK trang 29 và trả lời câu hỏi: - Trình bày hình dạng, cấu tạo ngoài của thuỷ tức? - Thuỷ tức di chuyển như thế nào? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV giảng giải về kiểu đối xứng toả tròn. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 29, kết hợp với hình vẽ và ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm, thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được: + Hình dạng: trên là lỗ miệng, trụ dưới có đế bám. + Kiểu đối xứng: toả tròn + Có các tua ở lỗ miệng. + Di chuyển: sâu đo, lộn đầu. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Kết luận: - Cấu tạo ngoài: hình trụ dài + Phần dưới là đế , có tác dụng bám + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có lỗ miệng. + Đối xứng toả tròn. - Di chuyển: Kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi. Hoạt động 2: Cấu tạo trong - GV yêu cầu HS quan sát hình cắt dọc của thuỷ tức, đọc thông tin trong bảng 1, hoàn thành bảng 2 vào trong vở bài tập. - GV ghi kết quả của nhóm lên bảng. - Khi chọn tên loại tế bào ta dựa vào đặc điểm nào? 1: Tế bào gai 2: Tế bào sao (tế bào thần kinh) 3: Tế bào sinh sản 4: Tế bào mô cơ tiêu hoá 5: Tế bào mô bì cơ - GV cần tìm hiểu số nhóm có kết quả đúng và chưa đúng. - Trình bày cấu tạo trong của thuỷ tức? - GV cho HS tự rút ra kết luận. - GV giảng giải: Lớp trong còn có tế bào tuyến nằm xen kẽ các tế bào mô bì cơ tiêu hoá, tế bào tuyến tiết dịch vào khoang vị để tiêu hoá ngoại bào. ở đây đã có sự chuyển tiếp giữa tiêu hoá nội bào (kiểu tiêu hoá của động vật đơn bào) sang tiêu hoá ngoại bào (kiểu tiêu hoá của động vật đa bào). - Cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng 1 của SGK. - Đọc thông tin về chức năng từng loại tế bào, ghi nhó kiến thức. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến về tên gọi các tế bào. + Chọn tên phù hợp. - Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1, 2, 3..., các nhóm khác bổ sung. - Các nhóm theo dõi và tự sửa chữa (nếu cần). - Có nhiều loại tế bào thực hiện chức năng riêng. - HS tự rút ra kết luận: - HS tiếp thu kiến thức. *Kết luận: - Thành cơ thể có hai lớp: + Lớp ngoài: Gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ. +Lớp trong: tế bào mô cơ - tiêu hoá - Giữa hai lớp là tầng keo mỏng -Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá ở giữa( gọi là ruột túi) Hoạt động 3: Hoạt động dinh dưỡng - GV yêu cầu HS quan sát tranh thuỷ tức bắt mồi, kết hợp thông tin SGK trang 31, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: - Thuỷ tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? - Nhờ loại tế bào nào của cơ thể, thuỷ tức tiêu hoá được con mồi? - Thuỷ tức thải bã bằng cách nào? - Các nhóm chữa bài. - GV hỏi: - Thuỷ tức dinh dưỡng bằng cách nào? - GV cho HS tự rút ra kết luận. - Cá nhân HS quan sát tranh, chú ý tua miệng, tế bào gai. + Đọc thông tin trong SGK. - Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, yêu cầu: + Đưa mồi vào miệng bằng tua. + Tế bào mô cơ thiêu hoá mồi. + Lỗ miệng thải bã. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: -Thuỷ tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá nhờ dịch từ tế bào tuyến. - Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể Hoạt động 4: Sự sinh sản - GV yêu cầu HS quan sát tranh “sinh sản của thuỷ tức”, trả lời câu hỏi: - Thuỷ tức có những kiểu sinh sản nào? - GV gọi 1 vài HS chữa bài tập bằng cách miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thuỷ tức. - GV yêu cầu từ phân tích ở trên HS hãy rút ra kết luận về sự sinh sản của thuỷ tức. - GV bổ sung thêm hình thức sinh sản đặc biệt, đó là tái sinh. - GV giảng thêm: khả năng tái sinh cao ở tuỷ tức là do thuỷ tức còn có tế bào chưa chuyên hoá. - Tại sao gọi thuỷ tức là động vật đa bào bậc thấp? - HS tự quan sát tranh, tìm kiếm kiến thức, yêu cầu: + Chú ý: U mọc trên cơ thể thuỷ tức mẹ. + Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ. - Một số HS chữa bài, HS khác bổ sung. - HS lắng nghe GV giảng. HS trả lời. * Kết luận: - Các hình thức sinh sản + Sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. + Sinh sản vô tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực và cái. 4, Củng cố: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập trắc nghiệm Hãy khoanh tròn vào số đầu câu đúng: 1. Cơ thể đối xứng 2 bên 2. Cơ thể đối xứng toả tròn 3. Bơi rất nhanh trong nước 4. Thành cơ thể có 2 lớp: ngoài – trong 5. Thành cơ thể có 3 lớp : ngoài, giữa và trong. 6. Cơ thể đã có lỗ miệng, lỗ hậu môn 7. Sống bám vào các vật ở nước nhờ đế bám. 8. Có lỗ miệng là nơi lấy thức ăn và thải bã ra ngoài. 9. Tổ chức cơ thể chưa phân biệt chặt chẽ. Đáp án: 2, 4, 7, 8, 9 - Đọc và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết” 5, Dặn dò. - Kẻ bảng “Đặc điểm của một số đại diện ruột khoang”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_78_mao_thi_chien.doc