1.1.Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được các đặc điểm riêng 1 số giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
-HĐ3: HS hiểu được vai trò giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
1.2.Kỹ năng:
- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: tìm kiếm 1 số mẫu vật thuộc lớp giáp xác
- HĐ 3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
1.3.Thái độ:
- HĐ2: Thói quen: Sưu tầm mẫu vật vỏ thân mềm để làm bộ sưu tập
-HĐ3: Thói quen: Có ý thức bảo vệ các loài giáp xác (GDMT)
Tính cách: Giáp xác có liên quan đến 1 số ngành nghề truyền thống của nhiều vùng trong cả nước (GDHN)
2. Nội dung học tập
-Một số giáp xác khác
-Vai trò thực tiễn
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Bảng ý nghĩa của lớp giáp xác
3.2.HS: Sưu tầm tranh ảnh về giáp xác, soạn nội dung bảng ý nghĩa của lớp giáp xác
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 13 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13- Tiết PPCT: 25
ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
ND: 12/11
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được các đặc điểm riêng 1 số giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau.
-HĐ3: HS hiểu được vai trò giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người.
1.2.Kỹ năng:
- HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: tìm kiếm 1 số mẫu vật thuộc lớp giáp xác
- HĐ 3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
1.3.Thái độ:
- HĐ2: Thói quen: Sưu tầm mẫu vật vỏ thân mềm để làm bộ sưu tập
-HĐ3: Thói quen: Có ý thức bảo vệ các loài giáp xác (GDMT)
Tính cách: Giáp xác có liên quan đến 1 số ngành nghề truyền thống của nhiều vùng trong cả nước (GDHN)
2. Nội dung học tập
-Một số giáp xác khác
-Vai trò thực tiễn
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Bảng ý nghĩa của lớp giáp xác
3.2.HS: Sưu tầm tranh ảnh về giáp xác, soạn nội dung bảng ý nghĩa của lớp giáp xác
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng:
Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của tôm? Kể tên 1 số loài giáp xác khác và cho biết nơi sống? (10đ)
TL: -Tiêu hóa: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối, cuối dạ dày có tuyến gan màu vàng nhạt, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm
- Thần kinh: Hạch não, vòng hầu, chuỗi thần kinh ngực, chuỗi thần kinh bụng.
*Kể tên 1 số loài giáp xác khác: Tôm, cáy, còng, cua bể, ghẹ..
- Nơi sống ở ao, hồ, sông, biển....
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (2 phút)Vào bài:
-GV:Giáp xác có kích thước từ nhỏ đến lớn, chúng sống rộng khắp các môi trường trong nước: ngọt, mặn, lợ.Đa số giáp xác có lợi, 1 số ít có hại..Giáp xác có đa dạng không?Chúng có vai trò gì? Vào bài
*HĐ2: (18 phút) Tìm hiểu sự đa dạng của giáp xác
-MT: HS biết được sự đa dạng của giáp xác, đặc điểm của 1 số loài giáp xác điển hình thích nghi với MT sống và lối sống khác nhau.
-Tiến hành:
? Ở địa phương em thường gặp các loài giáp xác nào?
*HS: Cua đồng, tép ở ao, ruộng. Mọt ẩm ở củi mục
-GV: Treo tranh giới thiệu 1 số giáp xác qua H 24.1à 24.7 + mẫu vật HS sưu tầm được, yêu cầu HS đọc TT mục I SGK/79 TLN hoàn thành bảng
*HS:
Đại diện
Kích
Thước
Nơi sống
Lối sống
Cơ quan di chuyển
Mọt ẩm
Nhỏ
Đất ẩm
Tự do
chân
Con sun
Nhỏ
Nước
Sống bám
Không có
Rận
Nước
Rất nhỏ
Nước
Tự do
đôi râu
Chân kiếm
Rất nhỏ
Nước
Kí sinh, tự do
Chân kiếm
Cua đồng
Lớn
Hang hốc
Tự do
Chân bò
Cua nhện
Lớn
Nước
Ẩn vỏ ốc
Chân bò
Tôm ở nhờ
Lớn
Nước
ở nhờ
Chân bò
-GV: Dựa vào kết quả ở bảng trên, cho biết:
? Sự đa dạng của giáp xác thể hiện ở đặc điểm nào?
*HS: Số lượng loài, lối sống, môi trường sống, đặc điểm cấu tạo
-GV: Yêu cầu HS trình bày 1 phút 2 câu hỏi SGK/80
*HS:1/Loài có kích thước lớn: cua nhện, tôm hùm
Loài có kích thước nhỏ:mọt ẩm, chân kiếm
Loài có lợi: tôm, cua, ghẹ làm thực phẩm
Loài có hại: sun, trùng mỏ neo
2/ Địa phương: tôm càng xanh, cua đồng, tép..
?Đặc điểm chung của lớp giáp xác?
*HS: Có lớp vỏ (giáp) bọc ngoài (xác), có đôi râu, hô hấp bằng mang, chân phân đốt, có khớp động
*HĐ3: (15 phút) Tìm hiểu vai trò thực tiễn giáp xác
-MT: HS biết được vai trò thực tiễn của giáp xác
-Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS đọc TT mục II SGK/80, TLN hoàn thành bảng 2
*HS:1/ Tôm hùm (càng), tôm sú
2/ Tôm bạc, sú, hùm
3/ Tôm bạc, ruốc, còng (tép)
4/ Tôm càng, cua, bạc
5/ Sun
6/ Chân kiếm, trùng mỏ neo
-GV: Cho các nhóm nhận xét, KL
*GDMT: ?Bản thân em phải làm gì để bảo vệ giáp xác có lợi?
*HS: Bảo vệ MT nước: không xả rác bừa bãi nơi ao, hồ, bãi biển..tránh ô nhiễm nguồn nước.
*GDHN: 1 số giáp xác lại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nghề nuôi cá và đời sống con người, có liên quan đến nhiều ngành nghề truyền thống trong nước như: làm mắm tôm, sản xuất nước mắn..
-GVMR: Sun bám vào tàu thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu, hại cho công trình dưới nước.Chân kiếm kí sinh gây hại cho cá.
Hầu hết giáp xác sống ở nước thở bằng mang, vẫn có 1 số giáp xác thở bằng mang sống ở cạn như mọt ẩm, gián thuyền.
I.Một số giáp xác khác:
*Giáp xác rất đa dạng:
Số lượng loài nhiều 20 nghìn loài: cua đồng, rận nước, cua nhện, tôm, mọt ẩm..
Sống được ở nhiều môi trường khác nhau: ở nước, cạn, kí sinh
- Có tập tính phong phú
*Đặc điểm 1 số loài giáp xác:
-Tép: màu xám xanh, rất nhỏ.
-Tôm hùm: màu xanh, lớn
-Cua: mai lớn, che phía lưng, phần bụng tiêu giảm gập lại thành yếm, 1 đôi càng, 4 đôi chân, đôi chân cuối giống bơi chèo.
-Cua nhện: giống cua, thân nhỏ, chân dài giống nhện.
-Mọt đất: màu đen láng, râu ngắn, chân bò.
-Con sun: ở biển, bám vào tàu thuyền.
-Rận nước: nhỏ, di chuyển nhờ râu, sống trong nước.
II.Vai trò thực tiễn
1.Đối với con người:
Là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người như: tôm, cua
Nguồn lợi thủy sản hàng đầu ở nước ta: tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm, ghẹ
Nguyên liệu làm mắm: tép, tôm, còng, cáy
2.Trong tự nhiên:
Nguồn thức ăn cho cá: rận nước, tép..
Kí sinh gây hại cho cá: Chân kiếm. Có hại cho giao thông đường thủy: Con sun
4.4.Tổng kết:
Câu 1: Sự phong phú, đa dạng của ĐV giáp xác ở địa phương em?
TL: -Ở cạn: mọt ẩm, còng..
-Vừa ở cạn vừa ở nước:cua đồng..
- Kí sinh trùng mỏ neo, chân kiếm
- Bơi lội dưới nước: tôm, tép, rận nước
Câu 2: Vai trò của giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông, biển?
TL: Giáp xác nhỏ sống trong ao, hồ, sông, biển.. là nguồn thức ăn quan trọng của cá bột và các giáp xác nhỏ.
Câu 3: Thức ăn thiên nhiên của giáp xác là những dạng nào? (HSG)
TL: Trong thiên nhiên giáp xác thường sử dụng TV, mùn bã, vi sinh vật làm thức ăn
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
-Học bài, trả lời 3 câu hỏi SGK/ 81.
- Đọc mục: Em có biết SGK/81
*Đối với bài học tiết tiếp theo
- Tìm hiểu hoạt động sống, cấu tạo, di chuyển của nhện (chú ý cách chăng lưới, bắt mồi của nhện). Ôn lại cấu tạo ngoài của tôm
5. Phụ lục:
Tuần 13-Tiết PPCT: 26 LỚP HÌNH NHỆN
ND: 15/11
NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ1: HS biết được khác niệm hình thái của lớp hình nhện.
-HĐ2: HS biết được hình thái, cấu tạo, 1 số tập tính của lớp Hình nhện
-HĐ3: HS hiểu được đa dạng của lớp Hình nhện, nhận biết thêm 1số đại diện khác của lớp hình nhện, ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số bệnh do hình nhện gây ra ở người.
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: vẽ sơ đồ tư duy các phần của nhện
-HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: nhận biết 1 số đại diện lớp hình nhện
HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày ý kiến trước lớp.
1.3.Thái độ:
-HĐ2: Thói quen: Chăm chỉ học tập
-HĐ3: Thói quen: Có ý thức bảo vệ các loài nhện có lợi trong thiên nhiên (GDMT)
Tính cách: Nhện có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm vườn (GDHN)
2. Nội dung học tập
-Nhện
-Sự đa dạng của lớp hình nhện.
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh: hình nhện
3.2.HS: Soạn nội dung bảng 1,2 SGK/82,84
4.Tổ chức các hoạt động học tập
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Kể tên 1 số loài giáp xác và cho biết đặc điểm của chúng? Thế nào là lớp hình nhện? (10đ)
TL: Đặc điểm 1 số loài giáp xác:
-Tép: màu xám xanh, rất nhỏ.
-Tôm hùm: màu xanh
-Cua: mai lớn, che phía lưng, phần bụng tiêu giảm gập lại thành yếm, 1 đôi càng, 4 đôi chân, đôi chân cuối giống bơi chèo.
-Cua nhện: giống cua, thân nhỏ, chân dài giống nhện.
-Mọt đất: màu đen láng, râu ngắn, chân bò.
-Con sun: ở biển, bám vào tàu thuyền.
*KN lớp hình nhện: Cơ thể gồm: đầu - ngực, bụng, 4 đôi chân phân đốt có khớp động
Câu 2: Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta? (HSG). Em có biết nhện thường hoạt động vào thời gian nào? Chúng có tập tính gì? (10đ)
TL: Hiện nay, nghề nuôi tôm ở cả nước đang được chú ý đầu tư và phát triển mạnh.Vì nước ta có điều kiện sinh thái thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt góp phần tăng thu nhập và cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến và đông lạnh phát triển, làm tăng nguồn thực phẩm xuất khẩu có giá trị dinh dưỡng cao.
*Nhện thường hoạt động vào ban đêm. Tập tính chăng tơ, bắt mồi.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1 (5 phút)Vào bài:
-GV: Thiên nhiên nhiệt đới nước ta nóng ẩm, thích hợp với đời sống của lớp hình nhện.
?Kể tên 1 số loài thuộc lớp hình nhện?
*HS: Bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, nhện đỏ..
? Nơi sống của lớp hình nhện?
*HS: Trong đất, trên cạn, 1 số kí sinh ở ĐV, TV, số ít sống ở nước..
?Em hiểu thế nào về lớp hình nhện? (căn cứ vào sự phân chia các phần cơ thể, số lượng chân bò, cơ quan hô hấp)
*HS: KL, phổi có cấu tạo rất đơn giản
*HĐ2: (15phút)Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, tập tính của nhện
MT: HS biết được hình thái, cấu tạo, 1 số tập tính của lớp Hình nhện.
Tiến hành:
- GV: Cho HS QSH 25.1 cho biết:
? Cơ thể nhện có cấu tạo như thế nào? Gồm mấy phần? Xác định vị trí từng phần?
*HS: Cơ thể bao bọc lớp vỏ kitin, gồm 2 phần: đầu ngực và bụng.
? Mỗi phần có những bộ phận nào?
*HS: Đầu ngực: 1 đôi kìm có tuyến độc, 1 đôi chân (hàm) xúc giác, 4 đôi chân bò phân đốt, có lông bao phủ, tận cùng có móng răng lược và vuốt..
Phần bụng: đôi khe thở, lỗ sinh dục giữa 2 khe thở, núm tuyến tơ.
-GV: Treo bảng 1, HS TLN điền vào “chức năng”
*HS: 1. Bắt mồi và tự vệ
2. Cảm giác về xúc giác và khứu giác
3. Di chuyển và chăng lưới
4. Hô hấp 5. sinh sản 6.Sinh ra tơ nhện
-GV: HS nhận xét, KL cấu tạo ngoài của nhện bằng sơ đồ tư duy.
-GV: Yêu cầu HS QS H25.2 SGK, đọc chú thích, sắp xếp quá trình chăng lưới theo thứ tự đúng.
*HS: Trình bày 1 phút: 4, 2, 1, 3 bằng sơ đồ tư duy
? Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày?
*HS: Vào ban đêm.
-GVMR: Có 2 loại lưới: hình thảm ở mặt đất, hình tấm chăng (lưới) ở trên không.
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính bắt mồi của nhện. Hãy sắp xếp lại theo thứ tự đúng
*HS: Trình bày 1 phút 4,1,2,3 bằng sơ đồ tư duy
?Nói rõ hình thức dinh dưỡng của nhện? (HSG)
*HS: Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi, chờ 1 TG phần thịt của con mồi dưới tác động của enzim biến đổi hoàn toàn thành chất lỏng rồi mới hút vào cơ thể, đây là kiểu dinh dưỡng “tiêu hóa ngoài”.
? Nhện có những tập tính nào?
*HS: Thích sống nơi hang hốc, hoạt động về đêm, chăng lưới bắt mồi, chích nộc độc, đào hang..
-GVMR: Nhện có nhiều tập tính thích nghi với việc bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ).
*HĐ3: (15 phút) Sự đa dạng của lớp hình nhện:
-MT: HS biết được đa dạng của lớp Hình nhện, nhận biết thêm 1số đại diện khác của lớp hình nhện, ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện đối với tự nhiên và con người. Một số bệnh do hình nhện gây ra ở người.
-Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS QS H 25.3, 4, 5, nhận biết 1 số đại diện của hình nhện.
? Kể tên 1 số đại diện của lớp hình nhện?
*HS: Bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, nhện đỏ..
? Bọ cạp sống ở đâu? Hoạt động vào lúc nào?
*HS: Khô ráo, hoạt động về đêm.
?Bọ cạp có cấu tạo như thế nào?
*HS: Cơ thể dài, phân đốt, chân khỏe, cuối đuôi có nọc độc.
?Bọ cạp có vai trò gì?
*HS: Khai thác làm thực phẩm và trang trí.
?Đặc điểm về đời sống của cái ghẻ?
*HS: Con cái đào hang dưới da, đẻ trứng gây ngứa và sinh mụn ghẻ.
?Ve bò sống ở đâu?
*HS: Sống bám trên cỏ khi có gia súc đi qua chúng bám vào lông rồi chui vào da hút máu.
-GV:Yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 trang 85
Các đại diện
Nơi sống
Hình thức sống
Ảnh hưởng đến con người
kí sinh
Ăn thịt
Có lợi
Có hại
Nhện chăng lưới
Nhà, vườn
v
v
Nhện nhà
Nhà
v
v
Bọ cạp
Hang hốc
v
v
v
Cái ghẻ
Da người
v
v
Ve bò
da trâu, bò
v
v
*HS: HS nhận xét, KL
-GV: Có khoảng 36.000 loài (HSG)
+ Nhện vườn: thân tròn, màu nâu, con cái lớn hơn con đực.
+Nhện nhà:thân màu đen, có lông, kích thước nhỏ
+ Nhện nước: thân nhỏ, giăng mạng hình chuông chứa đầy không khí, là tổ và là bẫy bắt mồi.
+ Nhện kềnh: rất lớn, sống trong hang, cửa hang là lớp tơ mỏng, nọc độc chết chim, chuộtgây nguy hiểm cho người.
?Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện?
*HS: Trừ 1 số sống kí sinh trên cơ thể SV, nhện đều có lợi, ăn các loài côn trùng có hại.
*GDMT: ? Nguyên nhân gây bệnh cái ghẻ?
*HS: Không giữ gìn vệ sinh MT sạch sẽ. Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
*GDHN: Lớp hình nhện là 1 loài có ích chúng bắt các loài sâu bọđây là 1 lĩnh vực có liên quan ngành SX nông nghiệp, làm vườn
* KN lớp hình nhện:
- Cơ thể gồm: đầu - ngực, bụng, 4 đôi chân phân đốt có khớp động, hô hấp bằng phổi.
I.Nhện:
1.Đặc điểm cấu tạo:
1 Đôi kìm
Phần đầu- ngực 1đôi chân
xúc giác
4 đôi chân bò
Nhện
1 đôi khe thở
Phần bụng lỗ sinh dục
Các núm tuyến tơ
2.Tập tính:
a.Chăng lưới:
- Chăng dây tơ khung
- Chăng dây tơ phóng xạ
- Chăng các sợi tơ vòng
- Chờ mồi
b.Bắt mồi:
- Chích nọc độc
- Tiết dịch tiêu hóa
- Trói chặt mồi
- Hút dịch lỏng
II.Đa dạng của lớp hình nhện
1.Một số đại diện:
-Bọ cạp, cái ghẻ, ve bò, nhện lông, nhện lông, nhện nước, .
2. Ý nghĩa thực tiễn:
-Có lợi:+ Đối với tự nhiên: ăn các loài côn trùng.
+ Đối với con người: làm thực phẩm, trang trí..
-Có hại: (cái ghẻ, ve bò) chích nộc độc cho người và ĐV.
4.4 Tổng kết:
Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo các phần của nhện?
Câu 2: So sánh cấu tạo cơ thể nhện với giáp xác? (HSG)
TL: Giống: gồm 2 phần, lớp vỏ kitin bao bọc cơ thể, chân phân đốt tiếp hợp.
Khác: + Nhện: bụng lớn, không khoang, không có chân ở bụng, có tuyến tơ, phổi đơn giản.
+ Giáp xác: bụng phân đốt rõ, mỗi đốt mang đôi chân, không có tuyến tơ, hô hấp bằng lá mang.
Câu 3: Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
TL: Phần đầu ngực có 6 dôi phần phụ: 1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò.
5.Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học này:
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK/85. Làm BT trong vở bài tập
* Đối với bài học tiếp theo:
- Soạn bài “Châu chấu”, mỗi nhóm chuẩn bị 1 con châu chấu QS cấu tạo ngoài và cách di chuyển của chúng.
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_13_huynh_thi_cam_nhung.doc