Mục tiêu của lớp cá:
1. Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm cơ bản của ĐV có xương sống so với ĐV không xương. Đặc điểm đặc trưng của lớp cá.
- Chỉ ra sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính của cá.
- Trình bày được cấu tạo cá chép. Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của các chép.
- Nêu các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như: cá nhám, cá đuối, cá lươn, cá bơn
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Quan sát cấu tạo ngoài của cá
- Biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành để mổ cá, quan sát cấu tạo trong của cá.
3. Thái độ: Bảo vệ động vật có ích.
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
*Mục tiêu của lớp cá:
1. Kiến thức:
- HS biết được đặc điểm cơ bản của ĐV có xương sống so với ĐV không xương. Đặc điểm đặc trưng của lớp cá.
- Chỉ ra sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của từng hệ cơ quan đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính của cá.
- Trình bày được cấu tạo cá chép. Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của các chép.
- Nêu các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như: cá nhám, cá đuối, cá lươn, cá bơn
- Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người.
2. Kỹ năng:
- Quan sát cấu tạo ngoài của cá
- Biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành để mổ cá, quan sát cấu tạo trong của cá.
3. Thái độ: Bảo vệ động vật có ích.
Tuần: 16-Tiết PPCT: 31
THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP
ND: 3/12
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ1: HS biết được thế nào là ĐV có xương sống
-HĐ2: HS biết được cấu tạo ngoài của cá chép. Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của các chép
-HĐ3: HS hiểu được hoạt động sống của cá chép
1.2. Kỹ năng:
-HĐ1,2: HS thực hiện được kỹ năng: QS, so sánh đối chiếu mẫu vật với hình GSK
-HĐ3: Thực hiện thành thạo kỹ năng quan: sát mẫu vật , xác định chức năng vây cá
1.3. Thái độ:
-HĐ1: Thói quen: thích tìm tòi nghiên cứu
-HĐ2:Tính cách: Cá chép là 1 trong những loài cá có giá trị, hiện nay người ta rất chú trọng việc nuôi và khai thác cá này (GDHN)
-HĐ3: Thói quen: Yêu và bảo vệ các loài cá
2.Nội dung học tập:
Cấu tạo ngoài của cá chép.
Hoạt động sống của cá chép
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh và mô hình cấu tạo cá chép
3.2.HS: Soạn nội dung bảng 1,2 SGK/103,105, 1 con cá (cả lớp)
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trong số các đặc điểm của chân khớp, đặc điểm nào ảnh hưởng đến sự phân bố rộng rãi của chúng? Em hiểu thế nào là ĐV có xương sống? (10đ)
TL: Vỏ kitin vừa là bộ xương ngoài, vừa chống bay hơi nước thích nghi sống ở cạn
Chân phân đốt, khớp động di chuyển linh hoạt
*ĐV có xương sống: có bộ xương, có cột sống.
Câu 2: Đặc điểm nào khiến chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống? Cho biết cá chép sống ở môi trường nào? (10đ)
TL: Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi.ở cạn chân bò, trong đất đào bới
Phần phụ miệng thích nghi với các thức ăn lỏng, rắnThần kinh và giác quan phát triển.
* Cá chép sống ở nước
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: (5 phút)Vào bài:
-GV: Ngành ĐV có cột sống là điểm tựa, có tủy sống bên trong gọi là ngành ĐV có xương sống.
? Thế nào là ngành ĐV có xương sống?
*HS: KL
-GV: Trong ngành này có nhiều lớp: lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú
*HĐ2: (15 phút) Tìm hiểu cấu tạo của các chép thích nghi với đời sống ở nước.
-MT: HS biết được cấu tạo ngoài của cá chép. Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của các chép.
- Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin QSH31.1+ mô hình
?Nhận biết hình dạng và nêu các bộ phận trên cơ thể của cá chép?
*HS: Hình thoi, dẹp bên. HS Lên xác định các bộ phận cá chép trên mô hình (mẫu vật)
?Cơ thể cá chép chia làm mấy phần? Nêu đặc điểm từng phần?
*HS: Đầu (miệng, râu, lỗ mũi, mắt, nắp mang), mình ( vây lưng, vây ngực, vây bụng, lỗ hậu môn, cơ quan đường bên), đuôi (vây hậu môn, vây đuôi).
? Cho biết đặc điểm mắt, da, vảy, cơ quan đường bên ? Có mấy đôi vây chẵn? Mấy đôi vây lẻ?
*HS: KL
*HĐ3: (15 phút) Tìm hiểu hoạt động sống của các chép:
- MT: HS hiểu được hoạt động sống của cá chép
- Tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin 1 cho biết:
?Cho biết môi trường sống? Thức ăn của cá chép?
*HS: Nước ngọt, ăn ĐV nhỏ, TV thủy sinh
?Thế nào là ĐV biến nhiệt?
*HS: Nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ MT
? Sự sinh sản của cá diễn ra như thế nào?
*HS: Đẻ trứng với số lượng lớn, ở nước, thụ tinh ngoài.
?Tại sao gọi sự thụ tinh ở cá chép là sự thụ tinh ngoài?Tại sao số lượng trứng cá chép đẻ ra nhiều?
*HS: Thụ tinh diễn ra ở ngoài, cá cái bơi trước đẻ trứng, cá đực bơi sau tưới tinh dịch lên trứng. Vì lượng trứng được thụ tinh rất ít do cá đực tưới tinh dịch ở môi trường nước 1 số bị hòa loãng, khả năng gặp tinh trùng không cao đảm bảo duy trì nòi giống
-GV: Yêu cầu HS đọc TT mục 2/105, quan sát bơi
?Vây cá có chức năng gì? Nêu vai trò của từng loại vây cá?
*HS: Bơi chèo
-GV: Yêu cầu HS đọc và làm BT bảng 2SGK/105
*HS: 1A, 2B, 3C, 4D, 5E
-GV: Gd HS bảo vệ các loài cá
*GDHN: Cá chép là 1 trong những loài cá có giá trị, hiện nay người ta rất chú trọng việc nuôi và khai thác cá này.
-ĐV có xương sống: có bộ xương, có cột sống.
I. Cấu tạo ngoài:
Gồm 3 phần: đầu, mình, đuôi
- Thân: hình thoi, thon dài
- Mắt: có 2 mắt, không có mi mắt.
+ Thân phủ vảy xương xếp như ngói lợp, bên ngoài lớp vảy có chất nhờn do các tuyến nhờn dưới da tiết ra
+ Cơ quan đường bên: từ nắp mang đến đuôi nằm 2 bên mình cá.
- Có 2 đôi chẵn ( ngực,bụng),
3 lẻ ( vây lưng, hậu môn, đuôi)
II. Hoạt động sống của cá chép:
-Sống ở ao hồ, sông suối
-Ăn tạp
-Là ĐV biến nhiệt
-Thụ tinh ngoài, đẻ trứng
-Chức năng của vây cá:
+ Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ trái, rẽ phải, lên xuống
+ Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc
+ Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
TL: Thân hình thoi gắn với đầu thành 1 khối vững chắc.Vảy là tấm xương mỏng, xếp như ngói lợp, phủ 1 lớp da tiết chất nhày, mắt không có mi.Vây có hình như bơi chèo giữ chức năng di chuyển trong bơi lặn và điều chỉnh sự thăng bằng.
Câu 2: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa của cá chép lên đến hàng vạn lần? (HSG)
TL: Số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn vì đặc điểm sinh sản của các chép số lượng trứng bị hao rất lớn, vì vậy đẻ nhiều duy trì nòi giống
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này
- Học bài theo câu hỏi trong SGK trang 104. Làm bài tập vở BT
*Đối với bài học tiếp theo:
-Soạn bài: Thực hành: mổ cá, mỗi nhóm chuẩn bị 1 con cá chép để mổ
5. Phụ lục:
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Tuần: 16-Tiết PPCT: 32
ND: 6/12
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ1: HS biết được các kiến thức con đường xâm nhập, biện pháp phòng trừ bệnh giun.
-HĐ2: HS hiểu được các kiến thức vai trò, đặc điểm cấu tạo của thân mềm
-HĐ3: Hiểu được các kiến thức vai trò, đặc điểm cấu tạo của chân khớp
1.2.Kỹ năng:
-HĐ1,2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: ghi nhớ.
-HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Vận dụng kiến thức giải thích, chứng minh
1.3.Thái độ:
-HĐ1,2: Thói quen: Có ý thức học tập tốt
-HĐ3: Tính cách: siêng năng, chăm chỉ học tập
2. Nội dung học tập
-Các ngành giun.
-Ngành thân mềm.
-Ngành chân khớp.
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Câu hỏi
3.2.HS: Ôn lại các kiến thức đã học.
4.Tổ chức các hoạt động học tập
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Lồng vào bài mới
4.3. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: Chương các ngành giun:
MT: Biết được các kiến thức con đường xâm nhập, biện pháp phòng trừ bệnh giun.
Tiến hành:
-GV: Lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
1/ Cho biết sán lá gan, sán lá máu, sán dây xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào? (10đ)
2/Trình bày các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
3/ Cho biết nơi ký sinh và con đường xâm nhập của giun móc câu, giun kim, giun rễ lúa?
4/ Chứng minh những đặc điểm cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh?
5/Giải thích tác hại của giun đũa đối với sức khỏe của con người?
*HĐ2: Chương thân mềm:
MT: HS hiểu được các kiến thức vai trò, đặc điểm cấu tạo của thân mềm
Tiến hành:
-GV: Lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
6/ Minh họa những lợi ích của thân mềm?
7/ Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp? (10đ)
8/Giải thích sự hình thành ngọc trai?
9/ Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
*HĐ3: Chương chân khớp:
MT: Hiểu được các kiến thức vai trò, đặc điểm cấu tạo của chân khớp
Tiến hành:
-GV: Lần lượt nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
10/Trình bày sự đa dạng về môi trường sống của động vật thuộc lớp giáp xác?
11/ Chứng minh vai trò của lớp giáp xác đối với tự nhiên và đời sống con người?
12/Phân biệt hệ hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
I. Các ngành giun:
1/- Sán lá gan: xâm nhập vào cơ thể vật chủ (trâu bò) qua thức ăn có chứa kén sán
- Sán lá máu: xâm nhập vào cơ thể người qua da khi tiếp xúc nơi nước ô nhiễm
- Sán dây: xâm nhập vào cơ thể trâu bò và người qua ăn uống.
2/- Giữ vệ sinh ăn uống. Không dùng phân bắc tươi để tưới cây
-Uống thuốc trừ giun định kỳ 6 tháng 1 lần
-Tìm hiểu rõ vòng đời và tập tính của chúng để hạn chế sự lây lan mầm bệnh
- Phải có ý thức bảo vệ môi trường sống
3/- Giun kim: kí sinh ở ruột già người, trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.
- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng người, khi người đi chân đất ở vùng có ấu trùng móc câu (vùng mỏ, vùng đất màu..) sẽ dễ bị mắc bệnh.
- Giun rễ lúa: kí sinh ở rễ lúa, xâm nhập trực tiếp qua rễ lúa.
4/ - Hình lá, dẹp, dài 2 đến 5 cm, màu đỏ máu. Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển giúp chúng bám chặt vào thành ruột vật chủ
- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp cơ thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh để hút chất dinh dưỡng.
- Có cơ quan sinh sản và cơ quan tiêu hóa phát triển giúp chúng tồn tại, thích nghi tốt với việc phát tán và duy trì nòi giống.
5/- Ấu trùng giun đũa có mặt ở nhiều cơ quan: tim, gan, phổi....gây đau bụng, ho.
- Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu, số lượng giun đũa nhiều, cạnh tranh dinh dưỡng với người làm tắc ruột, tắc ống mật... suy nhược cơ thể.
II. Ngành thân mềm:
6/ Lợi ích của thân mềm:
-Cung cấp thực phẩm: mực, sò ốc...
-Cung cấp thức ăn cho động vật: vỏ sò, vỏ ốc xay làm thức ăn cho cá..
-Làm đồ mỹ nghệ, trang trí: xà cừ, ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò...
-Làm sạch môi trường nước: trai, vẹm..
-Có giá trị xuất khẩu, có giá trị về mặt địa chất: nghêu, vẹm, sò, mực...
-Làm dược liệu ( vỏ bào ngư, mai mực), làm thuốc vẻ (mực)
7/- Tuy mực và ốc sên có khác xa nhau về lối sống nhưng cả hai đều mang những đặc điểm giống nhau như: có thân mềm, không phân đốt, có khoang áo, có thần kinh và giác quan phát triển, có hệ tiêu hóa phân hóa .......chúng mang đặc điểm giống nhau nên xếp cùng 1 ngành.
8/ Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ ở trong cùng. Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu đúng ở chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành sẽ bọc quanh hạt cát để tạo thành ngọc trai.
9/ Trai tự vệ bằng cách: Rút mình vào trong 2 mảnh vỏ cứng và khép chặt vỏ lại.
- Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ đó hiệu quả là: Nhờ vỏ trai có cấu tạo rắn chắc, có khả năng đóng mở chủ động giúp trai tự vệ tốt
III. Ngành chân khớp:
10/ -Ở cạn: mọt ẩm, còng..;Ở biển: sun
-Vừa ở cạn vừa ở nước: cua đồng..
- Kí sinh: trùng mỏ neo, chân kiếm.
- Bơi lội dưới nước: tôm, tép, rận nước
11/*Trong tự nhiên:
-Nguồn thức ăn cho cá: rận nước, tép..
-Kí sinh gây hại cho cá: Chân kiếm.
-Có hại cho giao thông đường thủy: Con sun
* Đối với con người
-Là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người như: tôm, cua
-Nguồn lợi thủy sản hàng đầu ở nước ta: tôm sú, tôm càng xanh, tôm hùm, ghẹ
-Nguyên liệu làm mắm: tép, tôm, còng, cáy
12/- Châu chấu hô hấp qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể, khí O2 vào lỗ thở ở 2 bên thành bụng theo ống khí phân nhánh đến tế bào
- Tôm hô hấp qua lá mang nằm ở phần đầu ngực, nước qua lá mang lọc giữ lại O2
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu bằng bản đồ tư duy?
Câu 2: Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện bằng bản đồ tư duy?
Câu 3: Vẽ sơ đồ tư duy cấu tạo trong của cá chép?
4.5.Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Ôn tập các kiến thức như đã ôn tập
*Đối với bài học tiếp theo:
-Học thuộc bài thật kỹ để thi HK1
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_16_huynh_thi_cam_nhung.doc