1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được sự tiến hóa bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch
-HĐ3: HS hiểu được sự tiến hóa của thằn lằn so với lưỡng cư về các cơ quan dinh dưỡng.
-HĐ4: HS biết xác định vị trí bộ não, giác quan
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện kỹ năng: QS tranh bộ xương thằn lằn, so sánh
-HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: so sánh, phân tích, hợp tác nhóm
-HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: QS phân tích tranh
1.3.Thái độ:
-HĐ2:Thói quen: Tự giác học tập, tìm tòi, nghiên cứu
-HĐ3: Thói quen: Tìm tòi kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ
-HĐ4: Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
2. Nội dung học tập
- Bộ xương
- Các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn.
- Thần kinh và giác quan
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, tranh bộ xương thằn lằn
3.2.HS: Xem lại bộ xương của ếch, cấu tạo trong ếch
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 22 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TẠO TRONG THẰN LẰN
Tuần: 22-Tiết PPCT: 41
ND: 17/1
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được sự tiến hóa bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch
-HĐ3: HS hiểu được sự tiến hóa của thằn lằn so với lưỡng cư về các cơ quan dinh dưỡng.
-HĐ4: HS biết xác định vị trí bộ não, giác quan
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện kỹ năng: QS tranh bộ xương thằn lằn, so sánh
-HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: so sánh, phân tích, hợp tác nhóm
-HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: QS phân tích tranh
1.3.Thái độ:
-HĐ2:Thói quen: Tự giác học tập, tìm tòi, nghiên cứu
-HĐ3: Thói quen: Tìm tòi kiến thức mới, ôn lại kiến thức cũ
-HĐ4: Tính cách: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
2. Nội dung học tập
- Bộ xương
- Các cơ quan dinh dưỡng của thằn lằn.
- Thần kinh và giác quan
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Tranh cấu tạo trong của thằn lằn, tranh bộ xương thằn lằn
3.2.HS: Xem lại bộ xương của ếch, cấu tạo trong ếch
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng? Theo em thằn lằn có xương sườn không? (10đ)
TL: - Đầu: hình tam giác có cổ dài có thể xoay chuyển dễ dàng.
- Mắt tinh có mi cử động được, có tuyến lệ.
- Tai có màng nhĩ, có hốc tai và ống tai.
- Da khô có vảy sừng bao bọc.
- Thân dài, có đuôi rất dài.
- Bốn chi đều ngắn, yếu, có 5 ngón, có vuốt.
*Thằn lằn có xương sườn
Câu 2:Trình bày sinh sản và di chuyển của thằn lằn? Nhắc lại bộ xương ếch đồng? (10đ)
TL: - Cách sinh sản: Thụ tinh trong, đẻ trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, trứng được phát triển trực tiếp
-Di chuyển: Khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn thân phối hợp các chi để tiến lên phía trước.
* Xương đầu: sọ chứa não.
Xương cột sống: có 10 đốt, đốt cùng gọi là trâm bầu, cột sống gắn với xương chi bằng đai chi trước và sau, xương sườn ngắn không tạo được lồng ngực.
Xương đai và xương chi.
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: (1 phút)Vào bài:
-GV: Sự thích nghi với đời sống trên cạn gắn liền với sự chuyển đổi cấu tạo các cơ quan bên ngoài và trong để phù hợp chức năng và điều kiện sống. So với lưỡng cư, bò sát có nhiều thay đổi để thich nghi với điều kiện sống ở cạn. Vào bài 39
*HĐ2: ( 9 phút) Tìm hiểu bộ xương
- MT: HS biết được sự tiến hóa bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch.
- Tiến hành:
- GV: Treo tranh hình 39.1, yêu cầu HS quan sát
? Bộ xương thằn lằn được cấu tạo như thế nào?
*HS: Xương cột sống, xương sườn, xương đầu, xương chi. Lên bảng chỉ tranh vị trí các xương
-GV: Phân tích sự xuất hiện xương sườn cùng với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực có tầm quan trọng lớn trong sự hô hấp ở cạn
- GV: Yêu cầu HS TLN
? So sánh sự sai khác nổi bật của bộ xương thằn lằn với xương ếch? (HSG)
*HS: Đốt sống cổ thằn lằn nhiều nên cổ linh hoạt, phạm vi quan sát rộng. Ếch 1 đốt
Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác làm thành lồng ngực bảo vệ nội quan và tham gia vào hô hấp. Ếch không có xương sườn
Đốt sống đuôi dài tăng ma sát cho sự vận chuyển trên cạn. Ếch không có đuôi
*HĐ3: ( 15 phút)Các cơ quan dinh dưỡng
MT: HS hiểu được sự tiến hóa của thằn lằn so với lưỡng cư về các cơ quan dinh dưỡng.
-Tiến hành
-GV: Hướng dẫn HS QS tranh cấu tạo trong thằn lằn
*HS: Xác định vị trí các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản trên tranh
?Hệ tiêu hóa của thằn lằn gồm những bộ phận nào? Những điểm nào khác hệ tiêu hóa của ếch?
*HS: Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, lỗ huyệt. Ống tiêu hóa phân hóa rõ: ruột già, ruột nonà phân hóa và chuyên sâu hơn.
? Vai trò của ruột già đối với cơ thể?
*HS: Chứa phân đặc, có khả năng hấp thụ lại nước
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 39.3
? Hệ tuần hoàn thằn lằn có gì giống và khác ếch?
*HS: Giống tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
Khác: tâm thất có vách ngăn hụt nên máu nuôi cơ thể ít pha hơn ếch
? Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ở điểm nào? Ý nghĩa sự khác nhau đó? (HSG)
*HS: Phức tạp hơn có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh. Ý nghĩa phù hợp với đời sống ở cạn nhưng chưa hoàn thiện nên chúng vẫn là ĐV biến nhiệt
? Nhờ đâu mà có sự thông khí ở phổi thằn lằn?
*HS: Sự thông khí ở phổi: sự xuất hiện của cơ liên sườn, khi cơ này co làm thay đổi thể tích lồng ngực
? Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào?
*HS:Thận trước, thận giữa, thận sau phát triển hơn
? Tại sao thận sau lại phát triển? Nước tiểu đặc có liên quan gì đến đời sống ở cạn của thằn lằn?
*HS: Vì xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc chống lại sự mất nước
*HĐ 4: (10 phút)Thần kinh và giác quan
-MT: HS biết xác định vị trí bộ não, giác quan
-Tiến hành:
- GV: Cho HS nghiên cứu SGK+ hình 39.4
? Nêu cấu tạo bộ não thằn lằn. So sánh với bộ não ếch có gì khác biệt?
*HS: 5 phần, não trước, tiểu não phát triển
?Ở thằn lằn giác quan nào phát triển hơn ếch?
*HS: Tai xuất hiện ống tai ngoài. Mắt có mi thứ 3 rất linh hoạt làm cho mắt không bị khô mà nhìn rõ
?Nêu đặc điểm các giác quan của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
*HS: Tai có màng nhĩ ( chưa có vành tai). Mắt có mi và tuyến lệ
I.Bộ xương:
- Xương đầu: hộp sọ
- Cột sống có các xương sườn
- Xương chi: các xương đai, xương chi
II.Các cơ quan dinh dưỡng:
1/ Hệ tiêu hóa
- Ống tiêu hóa phân hóa rõ
- Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
2/ Hệ tuần hoàn:
- Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) xuất hiện vách hụt ở tâm thất, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn
3/ Hệ hô hấp:
-Bằng phổi: có nhiều vách ngăn và mao mạch bao quanh.
4/ Bài tiết:
-Thằn lằn có thận sau
- Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc.
III.Thần kinh và giác quan:
1/Thần kinh:
- Não trước, tiểu não phát triển liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp
2/ Giác quan:
- Tai xuất hiện ống tai ngoài, có màng nhĩ
- Mắt xuất hiện mí thứ 3, có mi và tuyến lệ
4.4. Tổng kết:
Câu 1: So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch? (HSG)
TL: Giống: xương đầu, xương cột sống, xương chi
Khác:
Bộ xương
so sánh
ếch
Thằn lằn
Xương đầu
Hộp sọ, xương mặt
Hộp sọ, xương mặt
Xương thân
Cột sống ngắn (1đốt)
Cột sống dài (8đốt)
Chưa có lồng ngực
1 số sườn khớp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực
Có 1 đốt sống cùng (trâm đuôi)
Có nhiều đốt sống đuôi
Xương chi
-Xương đai vai không khớp với cột sống. Xương đai hông khớp với cột sống
-Xương đai vai khớp với cột sống. Xương đai hông khớp với cột sống
Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
TL: Thở bằng phổi, trao đổi khí được thực hiện nhờ cơ liên sườn, tim có vách hụt ngăn tâm thất thành 2 nửa, máu nuôi cơ thể là máu pha, lớp vảy sừng giữ nước, có khả năng hấp thụ lại nước, hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/129. Làm các bài tập trong vở bài tập
*Đối với bài học tiếp theo:
- Xem bài 40 “ Đa dạng và đặc điểm chung của bò sát”
- Sưu tầm các loài bò sát, tìm hiểu vai trò của bò sát
5. Phụ lục:
Tuần: 22ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT
-Tiết PPCT:42
ND: 19/1
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được sự đa dạng của bò sát, đặc điểm đặc trưng nhất của 3 bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu.
-HĐ3: HS hiểu được tổ tiên của bò sát là khủng long, đặc điểm cấu tạo ngoài, tập tính của chúng.
-HĐ4: HS biết được đặc điểm chung của bò sát
-HĐ5: HS hiểu được tầm quan trọng của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người.
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện kỹ năng: So sánh, hoàn thành phiếu học tập
-HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Hợp tác, lắng nghe tích cực.
-HĐ4: HS thực hiện kỹ năng: Phân tích, khái quát, tự tin trình bày ý kiến trước nhóm.
-HĐ5: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK
1.3.Thái độ:
-HĐ2,3: Thói quen: Tự giác học tập, tìm tòi
-HĐ4: Tính cách: Bảo vệ ĐV có ích
-HĐ3: Lớp bò sát có liên quan đến các ngành sản xuất: thực phẩm, nông nghiệp, sản phẩm, mỹ nghệ ( GDHN)
2. Nội dung học tập
-Đa dạng của bò sát
-Các loài khủng long
-Đặc điểm chung của bò sát.
-Vai trò của bò sát
3. Chuẩn bị:
3.1.GV: Bảng phụ ghi: Phiếu học tập hoạt động 1
3.2.HS: Xem lại kiến thức bài 37. Sưu tầm các loài bò sát
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
7A1; 7A2
7A3; 7A4
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn của thằn lằn? Ngoài thằn lằn ra còn có loài nào thuộc lớp bò sát? (10đ)
TL:Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa phân hóa rõ Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước
Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất) xuất hiện vách hụt, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít bị pha hơn
*Ngoài thằn lằn ra còn có loài rắn, cá sấu, rùa..lớp bò sát
Câu 2: Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch? Em có biết bò sát có vai trò gì trong tự nhiên? (HSG) (10đ)
Cơ quan
ếch
Thằn lằn
Tim
3 ngăn, 2TN, 1TT
3 ngăn, 2TN, 1 TT có vách ngăn hụt.
Phổi
Đơn giản
Có nhiều vách ngăn, nhiều mao mạch bao quanh.
Thận
Trung thận
Hậu thận, hấp thu lại nước.
*Bò sát có vai trò trong tự nhiên: ăn sâu bọ có hại
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*HĐ1: (1 phút) Vào bài:
-GV: Giới thiệu sự đa dạng của bì sát, sự ra đời và sự diệt vong của khủng long và thế giới bò sát hiện nay vẫn còn tồn tại. Vào bài 40
*HĐ2: (10 phút) Sự đa dạng của bò sát
-MT: HS biết được sự đa dạng của bò sát, đặc điểm đặc trưng nhất của 3 bộ có vảy, bộ rùa, bộ cá sấu.
- Tiến hành:
- GV:Yêu cầu HS đọc TT SGK trang 130, QS hình 40, 1 hoàn thành phiếu học tập. Treo bảng phụ gọi HS làm
ĐĐ
Bộ
Mai yếm
Hàm và răng
Vỏ trứng
1/Bộ có vảy
2/Bộ cá sấu
3/Bộrùa
Không có
Không có
-Có
-Hàm ngắn, răng nhỏ mọc trên hàm
-Hàm dài, răng lớn mọc trong lỗ chân răng
-Hàm không có răng
-Vỏ dai
-Vỏ đá vôi
-Vỏđá vôi
*HS: Nhận xét, KL
? Sự đa dạng của lớp bó sát được thể hiện ở điểm nào? VD minh họa?
*HS: Bộ có vảy: Thằn lằn, rắn ráo..
Bộ cá sấu: cá sấu
Bộ rùa: rùa, ba ba
-GVMR: Hướng dẫn HS thấy điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ dựa vào “hàm” hoặc “ răng”. Trong thực tế ta dựa vào đặc điểm mai và yếm phân biệt bộ rùa, dựa vào hàm dài phân biệt bộ cá sấu. Bộ thằn lằn có hình thái giống cá sấu nhưng có hàm ngắn hơn, có kích thước nhỏ hơn
*HĐ 3: (9 phút) Các loài khủng long
-MT: HS hiểu được tổ tiên của bò sát là khủng long, đặc điểm cấu tạo ngoài, tập tính của chúng.
- Tiến hành
- GV: Giảng giải cho HS sự ra đời của bò sát
? Nguyên nhân phồn thịnh của khủng long?
*HS: Điều kiện sống thuận lợi và chưa có kẻ thù
? Tổ tiên của bò sát là gì?
*HS: Tổ tiên bò sát là bò sát cổ
- GV: Yêu cầu HS đọc TT trong SGK, QSH 40.2,TLN
?Nêu những điểm thích nghi với đời sống của khủng longcá, khủng long cánh, khủng long bạo chúa, khủng long sấm, khủng long cổ dài?
*HS: -Khủng long cá: MT biển, cổ rất ngắn, cơ thể dài 14m, chi có dạng vây cá, bơi giỏi, ăn cá, mực, bạch tuộc
-Khủng long cánh: có cánh giống dơi, biết bay và lượn, chi sau yếu, ăn cá
-Khủng long bạo chúa:MT cạn, dài 10m, có răng, chi trước ngắn, chi sau to, khỏe, vuốt sắc nhọn, ăn thịt ĐV
- Khủng long sấm: ở cạn, cổ dài, 4 chi to khỏe, đuôi dài, to, mõm ngắn, ăn TV, ít di chuyển ,chậm chạm
- Khủng long cổ dài: ở cạn, cổ rất dài, 4 chi to khỏe, đuôi dài rất to, ăn TV, ít di chuyển, chậm chạm
-GV: Yêu cầu HS nghiêu cứu TT sự diệt vong của khủng long cho biết:
? Nguyên nhân khủng long bị diệt vong?
*HS: Do cạnh tranh với chim, thú. Do ảnh hưởng khí hậu và thiên tai
? Vì sao bò sát nhỏ vẫn tồn tại đến ngày nay?
*HS: Cơ thể nhỏ, dễ tìm nơi trú ẩn.Yêu cầu về thức ăn ít .Trứng nhỏ an toàn hơn
*HĐ4: (5 phút) Đặc điểm chung của bò sát
-MT: HS biết được đặc điểm chung của bò sát
-Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học TLN rút ra đặc điểm chung vai trò của bò sát
*HS: Nêu KL:
+ Môi trường sống
+ Đặc điểm cấu tạo ngoài
+ Đặc điểm cấu trong
- GV gọi 1- 2 HS nhắc lại đặc điểm chung
* HĐ5: (10 phút) Vai trò của bò sát
-MT: HS hiểu được tầm quan trọng của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người.
- Tiến hành:
?Nêu ích lợi và tác hại của bò sát trong tự nhiên và đời sống con người?
*HS: Có ích cho nông nghiệp.VD: diệt sâu bọ, diệt chuột
Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa..
Làm dược liệu: rắn ngâm rượu, trăn, mật rắn.
Sản phẩm mĩ nghệ: vảy đồi mồi, da cá sấu...
- GV: Nhấn mạnh nguyên nhân gây ra sự suy giảm bò sát hiện nay, đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn lợi bò sát
*GDMT:? Bò sát có lợi như thế chúng ta làm gì để bảo vệ chúng?
*HS:Chăn nuôi, bảo vệ, chăm sóc, không giết chết nó
? Chúng ta hay sợ rắn nên khi gặp rắn tìm cách giết đi, điều này đúng hay sai?
*HS: Sai vì rắn là loài bò sát có lợi
?Làm sao phân biệt rắn độc và rắn lành? (HSG)
*HS: Rắn độc có màu sặc sỡ, đầu hình tam giác,có răng, nọc độc. Rắn thường không có
-GV: Hiện nay trên trái đất còn ít loài bò sát, do vậy các em phải biết cách bảo vệ chúng, cấm săn bắn buôn bán trái phép ĐV,xây dựng khu bảo tồn để bảo vệ chúng
*GDHN: Lớp bò sát có liên quan đến các ngành sản xuất: thực phẩm, nông nghiệp, sản phẩm, mỹ nghệ...
I.Đa dạng của bò sát:
- Lớp bò sát rất đa dạng, số lượng lớn, có lối sống và môi trường sống phong phú được chia thành 3 bộ phổ biến:
+ Bộ có vảy
+ Bộ cá sấu
+ Bộ rùa
II. Các loài khủng long:
1.Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long:
- Tổ tiên bò sát được xuấ hiện cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm. Thời gian phồn thịnh nhất là thời đại khủng long.
2.Sự diệt vong của khủng long:
- Do cạnh tranh của chim và thú
- Do ảnh hưởng khí hậu và thiên tai.
III. Đặc điểm chung:
-Là ĐV có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Chi yếu có vuốt sắc
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Là động vật biến nhiệt.
VI.Vai trò của bò sát:
1/ Trong tự nhiên:
- Có ích cho nông nghiệp
2/ Đời sống con người:
- Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa..
-Làm dược liệu: rắn ngâm rượu, trăn, mật rắn.
- Sản phẩm mĩ nghệ
4.4. Tổng kết:
Câu 1: Nêu môi trường sống của từng đại diện của 3 bộ bò sát thường gặp?
TL: Bộ có vảy: chủ yếu gồm những loài sống ở môi trường cạn
Bộ cá sấu: sống vừa ở nước vừa ở cạn
Bộ rùa: 1 số loài rùa sống ở cạn, 1 số loài vừa ở nước vừa ở cạn, ba ba chủ yếu sống ở nước ngọt, rùa biển sống ở biển
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của bò sát?
TL: Là ĐV có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng
- Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Chi yếu có vuốt sắc
- Phổi có nhiều vách ngăn
- Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng.
- Là động vật biến nhiệt.
4.5. Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/133. Làm BT ở vở bài tập. Đọc mục em có biết
*Đối với bài học tiếp theo
- Tìm hiểu đời sống của chim bồ câu, soạn bảng 1, 2 SGK/135,136
- Sưu tầm các loài bồ câu.
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_22_huynh_thi_cam_nhung.doc