Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ cầu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng.

- Giải thích được cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân tích được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. Có kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp

- Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Thái độ

Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG:

GV: Tranh vẽ:

 - Cấu tạo ngoài chim bồ câu.

- Cấu tạo lông chim.

Mẫu vật: - Lông chim.

HS: Vở ghi, sgk

III. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm

IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC:

 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/02/2014 Ngày dạy: 10-15/02/2014 Tuần: 23 Tiết PPCT: 43 LỚP CHIM CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Tìm hiểu đời sống và giải thích được sự sinh sản của chim bồ cầu là tiến bộ hơn thằn lằn bóng. - Giải thích được cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn. - Phân tích được kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. Có kĩ năng quan sát, phân tích tổng hợp - Phối hợp làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ. 3. Thái độ Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG: GV: Tranh vẽ: - Cấu tạo ngoài chim bồ câu. - Cấu tạo lông chim. Mẫu vật: - Lông chim. HS: Vở ghi, sgk III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát. 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG ( 18 P ) Bước 1: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi sau: Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà? Đặc điểm đời sống của chim bồ câu? ( Bay giỏi, thân nhiệt ổn định ) HS trả lời GV nhận xét và chuẩn kiến thức Bước 2: Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim? Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì? ( Vỏ đá vôi -> Phôi phát triển toàn diện hơn. ấp trứng -> phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường) GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I.Đời sống Đời sống: + Trên cây, bay giỏi + Tập tính làm tổ + Là động vật hằng nhiệt Sinh sản: + Thụ tinh trong + Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi + Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều. Hoạt động 2 TÌM HIỂU CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN ( 23P ) Bước 1: GV yêu cầu hs quan sát hình 41.1 và 41.2 đọc thông tin SGK trang 136 Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu? HS quan sát hình nêu được các đặc điểm : Thân, cổ, mỏ, chi, lông. GV gọi hs trình này đặc điểm cấu tạo ngoài trên tranh. GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1 sgk. Các nhóm thảo luận hoàn thành bảng và cử đại diện báo cáo. GV sửa chữa , chốt lại theo bảng mẫu. II. Cấu tạo ngoài và di chuyển a. Cấu tạo ngoài Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay Thân: Hình thoi Chi trước: Cánh chim Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng Lông bông: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp Mỏ: Mỏ sừng, bao lấy hàm không có răng. Cổ: Dài khớp đầu với thân Giảm sức cản không khí khi bay Quạt gió (động lực của sự bay) cản không khí khi hạ cánh. Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh. Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ Làm đầu chim nhẹ Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3, 41.4 sgk Nhận biết kiểu bay lượn và bay vổ cánh. Bước 3: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1. HS thảo luận và hoàn thành bảng , đại diện nhóm trình bày, nhận xét và bổ sung. ( Bay vỗ cánh: 1,5. Bay lượn: 2,3,4 ) GV chốt kiến thức. b, Di chuyển Chim có 2 kiểu bay - Bay lượn - Bay vỗ cánh V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ ( 5P ) Câu hỏi: Nêu đặc điểm của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn. - Học bài, trả lời các câu hỏi SGK Tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh cấu tạo trong của Chim bồ câu. V. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày soạn: 08/02/2014 Ngày dạy: 10-15/02/2014 Tuần: 23 Tiết PPCT: 44 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG, MẨU MỔ CHIM BỒ CÂU I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Phân được đặc điểm của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. - Xác định vị trí và đặc điểm cấu tạo của các hệ cơ quan: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng nhận biết, phân tích, quan sát. - Làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ độn vật. II. ĐỒ DÙNG: GV: Tranh vẽ: - Bộ xương chim. - Cấu tạo trong của chim bồ câu. Mô hình: - Cấu tạo trong của chim bồ câu. Mẫu vật: Mẫu mổ chim bồ câu. HS: Chim bồ câu, vở ghi, sgk III. PHƯƠNG PHÁP Trực quan, thực hành IV : TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1:( 8 phút) QUAN SÁT BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU Bước 1: Yêu cầu học sinh quan sát mẫu bộ xương chim bồ câu và tranh vẽ kết hợp các ghi chú trên hình để nhận biết các thành phần cơ bản của bộ xương gồm: xương đầu, cột sống, xương chi. Bước 2: - Yêu cầu học sinh phân tích đặc điểm thích nghi với dự đa dạng rồi hoàn thiện bảng trên. Quan sát - phát hiện các thành phần của bộ xương. - Phân tích hoàn thành bảng (làm theo nhóm). Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, học sinh khác nhận xét, bổ sung . TT Các bộ phận của xương Đ cấu tạo ý nghĩa với sự bay 1 2 3 Xương đầu Xương cột sống Xương chi Hoạt động 2: (33 phút) : QUAN SÁT NÔI QUAN TRÊN MẪU MỔ Bước 1: - Giáo viên hướng dẫn các nhóm quan sát trên mô hình (mẫu mỗ) kết hợp hình 42.1 xác định các hệ cơ quan và thành phần các h cơ quan tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Bước 2: - Học sinh làm việc theo nhóm hoàn thảnh bảng thành phần cấu tạo của 1 số hệ cơ quan. Các hệ cơ quan Các thành phần trong hệ Tiêu hoá Hô hấp Tuần hoàn Bài tiết 1 -7; 14 10 - 11 8 - 9; 12 13 Bước 3: - Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. - Hệ tiêu hoá của chim có gì khác với các động vật đã học. 4, Củng cố Thu dọn vệ sinh Hoàn thành thu hoạch. Giáo viên dặn học sinh nghiên cứu trước bài 45. 5. Hướng dẫn về nhà Học bài chuẩn bị nội dung bài tiếp theo. V. RÚT KINH NGHIỆM: Tân Phú, ngày tháng năm 2014 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_23.doc