Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

*Mục tiêu chương:

1.Kiến thức:

- HS biết được cấu tạo phù hợp với di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.

-HS mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp chim thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu.

-HS biết sự đa dạng của lớp chim trong tự nhiên và đối với con người.

2. Kỹ năng:

-QS bộ xương chim bồ câu.

-Biết cách mổ chim, phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim.

3. Thái độ:

-Giáo dục HS bảo vệ các loài động vật có ích.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 23 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP CHIM *Mục tiêu chương: 1.Kiến thức: - HS biết được cấu tạo phù hợp với di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn. -HS mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp chim thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. -HS biết sự đa dạng của lớp chim trong tự nhiên và đối với con người. 2. Kỹ năng: -QS bộ xương chim bồ câu. -Biết cách mổ chim, phân tích những đặc điểm cấu tạo của chim. 3. Thái độ: -Giáo dục HS bảo vệ các loài động vật có ích. Tuần: 23-Tiết PPCT: 43 CHIM BỒ CÂU ND: 23 /1 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ2: HS biết được đời sống, tập tính chim bồ câu -HĐ3: HS hiểu được cấu tạo ngoài phù hợp với di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn. 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng : QS, phân tích -HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: hợp tác nhóm nhỏ, so sánh bồ câu với thằn lằn 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen: Yêu thích động vật -HĐ3: Tính cách: Bảo vệ động vật có ích 2. Nội dung học tập -Đời sống -Cấu tạo ngoài và di chuyển của chim bồ câu 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh chim bồ câu 3.2.HS: Soạn nội dung bảng 1 và 2 trang 135, 136 SGK 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu đặc điểm chung của bò sát? Em có biết bồ câu có tập tính gì?(10đ) TL: -Là ĐV có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn. - Da khô, có vảy sừng - Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai - Chi yếu có vuốt sắc - Phổi có nhiều vách ngăn - Tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể - Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàng. - Là động vật biến nhiệt. *Bồ câu có tập tính: Làm tổ sống trên cây, bay giỏi Câu 2: Vai trò của bò sát? Cho ví dụ? Em có biết cách di chuyển của chim bồ câu như thế nào? (10đ) TL: Trong tự nhiên: Có ích cho nông nghiệp.VD: diệt sâu bọ, diệt chuột Đời sống con người: Có giá trị thực phẩm: ba ba, rùa.. Làm dược liệu: rắn ngâm rượu, trăn, mật rắn * Bồ câu: Có 2 kiểu bay lượn và bay vỗ cánh 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ 1: (2 phút) Vào bài: -GV: Lớp chim là lớp ĐV có nhiều biến đổi lớn nhất về mặt cấu tạo cơ thể để thích nghi đời sống bay lượn, bồ câu là đại diện lớp chim. Vào bài *HĐ2: (15 phút) Đời sống chim bồ câu: -MT: HS biết được đời sống, tập tính chim bồ câu -Tiến hành: - GV: Yêu cầu HS đọc TT+ kiến thức thực tế cho biết: ? Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà? *HS: Bồ câu núi ? Bồ câu có tập tính gì? *HS: Làm tổ sống trên cây, bay giỏi ? Thân nhiệt của bồ câu như thế nào? *HS: ổn định trong điều kiện MT thay đổi (hằng nhiệt) ? Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu? *HS: Thụ tinh trong, con trống không có cơ quan giao phối, khi đạp mái, xoang nguyệt lộn ra làm cơ quan giao phối tạm thời.Trứng có vỏ đá vôi, nhiều noãn hoàng ? So sánh sinh sản của thằn lằn với chim? (HSG) *HS: Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều ? Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì? *HS: Trứng có vỏ đá vôi đảm bảo cho phôi phát triển an toàn, ấp trứng đảm bảo phôi phát triển ít lệ thuộc vào môi trường * HĐ3: (18 phút) Cấu tạo ngoài và di chuyển: -MT: HS hiểu được cấu tạo ngoài phù hợp với di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn. -Tiến hành: -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 41.1 và 41.2 đọc thông tin SGK/136, TLN hoàn thành bảng 1 *HS: Đặc điểm cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Thân hình thoi Giảm sức cản khi bay Chi trước cánh chim Quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau 3 ngón trước, 1ngón sau có vuốt Bám chặt vào cành cây và hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng Tạo thành cánh đuôi của chim xòe ra tạo diện tích rộng Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp Giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng Làm đầu chim nhẹ Cổ dài khớp với thân Phát huy tác dụng giác quan, bắt mồi, rỉa lông *HS: Báo cáo kết quả, nhận xét, KL đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu -GV: Gọi HS trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu trên tranh -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 41.3, 41.4 SGK136 ? Cho biết chim có các kiểu di chuyển nào? *HS: Có 2 kiểu bay lượn và bay vỗ cánh -GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin qua hình, nắm được động tác bay lượn và bay vỗ cánh hoàn thành bảng 2 *HS: Bay lượn 2, 3 bay vỗ cánh 4, 1, 5 ? So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn? *HS: Bay vỗ cánh: đập liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh Bay lượn: đập cánh chậm, không liên tục, nhiều lúc chim dang cánh mà không đập I. Đời sống: - Sống trên cây, bay giỏi -Tập tính làm tổ - Là động vật hằng nhiệt + Sinh sản: - Thụ tinh trong - Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi -Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều II .Cấu tạo ngoài và di chuyển: 1. Cấu tạo ngoài: -Thân hình thoi -Chi trước cánh chim -Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt -Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng -Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp -Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. -Đầu: nhỏ 2. Di chuyển: Chim có 2 kiểu bay: - Bay lượn - Bay vỗ cánh 4.4. Tổng kết: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? TL: Thân hình thoi -Chi trước cánh chim -Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt -Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng -Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp -Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng. -Đầu: nhỏ Câu 2: So sánh kiểu bay vỗ cánh và bay lượn? TL: Bay vỗ cánh: đập cánh liên tục, bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh. Bay lượn: đập cánh chậm, không liên tục, nhiều lúc chim dang rộng cánh mà không đập cánh. 4.5.Hướng dẫn học tập *Đối với bài học này: - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK/137. Đọc mục em có biết *Đối với bài học tiếp theo: - Nghiên cứu bài mới “Cấu tạo trong chim bồ câu”. QS kỹ hình 42.2 SGK/139 5. Phụ lục: Tuần: 23-Tiết PPCT: 44 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BỘ XƯƠNG MẪU MỔ CHIM BỒ CÂU ND: 26 /1 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: -HĐ2: HS biết được cấu tạo cấu tạo bộ xương bồ câu, so sánh với bộ xương thằn lằn. -HĐ3: HS biết xác định các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo chim bồ câu -HĐ4: HS hiểu và viết được bài thu hoạch 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện kỹ năng: QS, so sánh bộ xương -HĐ3: HS thực hiện kỹ năng: Hợp tác, lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK -HĐ4: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công. 1.3.Thái độ: -HĐ2: Thói quen : Tự học, tự nghiên cứu -HĐ3: Tính cách: Tính cẩn thận khi mổ ĐV -HĐ4: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, 2. Nội dung học tập -Quan sát bộ xương chim bồ câu -Quan sát các nội quan trên mẫu mổ -Thu hoạch 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh cấu tạo trong chim bồ câu 3.2.HS: Xem lại bài 39 4.Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu? Nhắc lại bộ xương thằn lằn?(10đ) TL: Chim bồ câu có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay: - Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp - Hàm không răng, có mỏ sừng bao bọc -Chi trước cánh chim -Chi sau 3 ngón trước, 1 ngón sau có vuốt -Tuyến phao câu tiết dịch nhờn *Bộ xương thằn lằn: Xương đầu. Cột sống có các xương sườn. Xương chi: xương đai, xương chi Câu 2: So sánh sinh sản của chim và thằn lằn? Em có biết bồ câu hô hấp bằng gì không? (10đ) TL: Chim cái đẻ 2 trứng/ lần, chim trống, mái thay nhau ấp trứng, chim non được nuôi bằng sữa diều. Thằn lằn: đẻ trứng, có đá vôi, nhiều noãn hoàng. Con non mới nở biết tìm mồi. * Bồ câu hô hấp bằng phổi (có túi khí) 4.3.Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung *HĐ1: (1 phút) Vào bài: -GV: Các thành phần cấu tạo của 1 số hệ cơ quan bồ câu có gì khác so với thằn lằn không? Vào bài *HĐ2: (10 phút) Tìm hiểu bộ xương chim bồ câu: -MT: HS biết được cấu tạo cấu tạo bộ xương bồ câu, so sánh với bộ xương thằn lằn. - Tiến hành: -GV: Cho HS QS tranh bộ xương ? Nhận biết các thành phần của bộ xương bồ câu? *HS: -Đầu: xương sọ có mỏ cứng, nhẹ, không răng. -Cột sống: cổ dài, xương hông khỏe, xương sườn nối với xương mỏ ác lớn, có đốt cùng và cụt. -Xương chi trước: dài, khỏe, xương đai phát triển; x chi sau: nhỏ, có x ngón, có vuốt. Lên bảng chỉ tranh Hệ cơ: bắp thịt ngực và cánh khỏe ? So sánh điểm khác nhau giữa xương bồ câu với thằn lằn? *HS: Bồ câu: cấu tạo bằng mô xương xốp, cơ ngực, chi khỏe. Thằn lằn: mô xương cứng, cơ, chi ít phát triển. ?Nêu đặc điểm của bộ xương thích nghi với sự bay?(10đ) *HS: -Chi trước biến thành cánh chim -Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực, cơ vận động cánh -Các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành 1 khối vững chắc *HĐ 3: (15phút) Quan sát các nội quan trên mẫu mổ -MT: HS xác định các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo chim bồ câu - Tiến hành: - GV: Hướng dẫn các nhóm QS mẫu mổ, kết hợp hình 42.2 SGK xác định các hệ cơ quan và thành phần các hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. *HS: Quan sát hình, đọc chú thích, ghi nhớ vị trí các hệ cơ quan, nhận biết các hệ cơ quan trên mẫu mổ * HĐ4: (9phút) Thu hoạch -GV: Yêu cầu các nhóm viết thu hoạch ? Kể tên các thành phần trong từng hệ cơ quan để hoàn chỉnh bảng SGK/139? Các hệ cơ quan Các thành phần cấu tạo trong hệ Tiêu hóa TQ, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột, gan, tụy, huyệt Hô hấp Khí quản, phổi Tuần hoàn Tim, các gốc động mạch Bài tiết Thận ? Hệ tiêu hóa ở chim bồ câu có gì sai khác so với những ĐV đã học trong ngành? (HSG) *HS: Giống nhau về thành phần cấu tạo Khác: ở chim thực quản có diều, dạ dày có dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề) I.Quan sát bộ xương chim bồ câu: -Xương đầu: xương sọ có mỏ cứng, nhẹ, không răng. -Xương thân: xương cổ dài, xương sườn nối với xương mỏ ác rất lớn, có đốt xương cùng và cụt -Xương chi: +Xương chi trước dài, khỏe, xương đai phát triển. +Xương chi sau nhỏ, có xương ngón và có vuốt. II. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ - Các hệ cơ quan: + Tiêu hóa: gồm ống tiêu hóa phân hóa rõ có thêm diều, dạ dày phân thành hai bộ phận là dạ dày cơ và dạ dày tuyến à tốc độ tiêu nhóa thức ăn ở chim cao. + Hô hấp: Khí quản, phổi, túi khí.. +Tuần hoàn: Tim và hệ mạch. +Bài tiết: Thận và xoang huyệt. III.Thu hoạch 4.4. Tổng kết: - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm. - Kết quả bảng trang 139 sẽ là kết quả tường trình, trên cơ sở đó GV ghi điểm - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh 4.5.Hướng dẫn học tập: *Đối với bài học này: -Xem lại nội dung bài thực hành -Học thuộc: bộ xương, các hệ cơ quan bồ câu *Đối với bài học tiếp theo: - Xem bài “Cấu tạo trong chim bồ câu”, soạn các câu hỏi SGK/140, 141. - Ôn lại cấu tạo trong của thằn lằn bóng. 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_23_huynh_thi_cam_nhung.doc