I.- MỤC TIÊU:
1/-Kiến thức:
Giúp HS củng cố, mở rộng bài học qua về các môi trường sống và tập tính của thú.
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.
- Kỹ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.
3/- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Chuẩn bị máy chiếu, băng hình (nếu có).
+ HS: - Ôn lại kiến thức lớp thú.
- Kẻ bảng: Đời sống & tập tính của thú vào vở.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/07/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 27 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH: XEM BĂNG HÌNH
VỀ ĐỜI SỐNG TẬP TÍNH CỦA THÚ
NS: 12.3.08
§ 54. Bài 52.
I.- MỤC TIÊU:
1/-Kiến thức:
Giúp HS củng cố, mở rộng bài học qua về các môi trường sống và tập tính của thú.
2/- Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.
- Kỹ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.
3/- Thái độ:
Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Chuẩn bị máy chiếu, băng hình (nếu có).
+ HS: - Ôn lại kiến thức lớp thú.
- Kẻ bảng: Đời sống & tập tính của thú vào vở.
TÊN ĐV
QUAN SÁT
Môi trường sống
Cách di chuyển
Kiếm ăn
Sinh sản
Đặc điểm khác
Thức ăn
Bắt mồi
III.- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/- Ổn định:
2/- Kiểm tra:
3/- Giảng bài mới:
Mở bài: Tập tính thú rất đa dạng. Để hiểu rõ, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1: GV NÊU YÊU CẦU CỦA BÀI THỰC HÀNH:
+ Theo dõi nội dung trong băng hình.
+ Tóm tắt nội dung đã xem.
+ Giữ trật tự, nghiêm túc trong giờ học.
+ GV phân chia các nhóm thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: HỌC SINH XEM BĂNG HÌNH.
+ GV cho HS xem lần thứ nhất toàn bộ băng hình. HS theo dõi, nắm được khái quát nội dung.
+ GV cho HS xem lại đoạn băng hình với yêu cầu quan sát:
* Môi trường sống.
* Cách di chuyển.
* Cách kiếm ăn.
* Hình thức sinh sản - chăm sóc con.
+ Hoàn thành bảng ở vở bài tập.
+ GV kẻ sẵn bảng để HS chữa bài.
HOẠT ĐỘNG 3: THẢO LUẬN NỘI DUNG BĂNG HÌNH.
+ GV dành 7 phút để HS hoàn chỉnh nội dung của nhóm.
+ GV đưa ra câu hỏi:
* Hãy tóm tắt nội dung chính của băng hình.
* Kể tên những động vật quan sát được.
* Thú sống ở môi trường nào?
* Nêu hình thức di chuyển của chim.
* Hãy trình bày các loại thức ăn và cách kiếm mồi đặc trưng của từng nhóm thú.
* Thú sinh sản như thế nào?
* Em còn phát hiện những đặc điểm nào ở thú?
+ HS dựa vào nội dung phiếu học tập à trao đổi trong nhóm à hoàn thành câu trả lời.
+ Đại diện nhóm lên ghi kết quả trên bảng à nhóm khác theo dõi, nhận xét & bổ sung.
+ GV thông báo đáp án đúng để các nhóm tự sửa chữa.
4/- Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
- Dựa vào bảng thu hoạch đánh giá kết quả học tập nhóm.
5/- Dặn dò:
- Ôn lại toàn bộ chương 6 đã học.
- Kẻ bảng trang 174 SGK vào vở BT.
- Chuẩn bị KT 1 tiết tuần 28.
VI.- RÚT KINH NGHIỆM:
BÀI TẬP
NS: 11.3.08
§ 53. Bài 51.
I.- MỤC TIÊU:
- Giúp HS ôn lại một số kiến thức của các lớp động vật có xương sống: Ếch nhái, bò sát, chim, thú.
- Giúp HS thực hiện với các dạng bài tập.
- Rèn kỹ năng nhanh nhạy, tư duy.
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị các mẫu bài tập trong vở bài tập.
- HS học lại 4 bài 35, 39, 44, 51.
III.- GIẢNG BÀI MỚI:
Sau khi học qua các lớp động vật vó xương sống, chúng ta cùng nhau ôn lại kiến thức qua các bài tập sau:
1/- Lớp ếch nhái:
HS hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống ở bảng: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch (trang 79) vở bài tập
TỔ CHỨC CỦA THẦY
- GV đưa mẫu bài tập cho HS quan sát.
- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- GV gọi đại diện các nhóm lên làm BT.
- Cho các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
- GV nhận xét các nhóm và đưa ra bảng kiến thức chuẩn.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- HS quan sát mẫu bài tập.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập.
- Đại diện nhóm lên làm BT.
- Các nhóm khác nhận xét & bổ sung.
- HS điều chỉnh kiến thức.
Bảng 1.a:
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống
Ở nước
Ở cạn
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
X
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
X
Da trần, phủ chất nhầy và ẩm để thấm khí.
X
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
X
Chi năm phần, có ngón chia đốt, linh hoạt.
X
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
X
Tương tự như vậy, GV cho HS làm tiếp tục các bài tập sau: Sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch (bảng trang 80 vở BT).
Bảng 1.b: Kiến thức chuẩn
Mùa sinh sản
Sự sinh sản
Phát triển có biến thái ở ếch
Ếch trưởng thành
Cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đôi.
Ếch cái cõng ếch đực đến bờ nước đẻ trứng, ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực tưới tinh dịch lên.
Trứng tập trung thành từng chùm trong chất nhầy, phát triển thành phôi sau đó phát triển thành nòng nọc qua nhiều giai đoạn biến thái.
2/- Lớp bò sát:
Bảng 2.a: Thần kinh của thằn lằn có gì khác ếch, nhái.
Hệ thần kinh
Thằn lằn
Ếch
Giống nhau
Não gồm 5 phần: Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy.
Khác nhau
- Não trước phát triển.
- Tiểu não phát triển.
- Não trước nhỏ.
- Tiểu não kém phát triển.
Bảng 2.b: So sánh tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch
Các cơ quan
Thằn lằn
Ếch
1. Tim
3 ngăn (2 TN+TT có vách hụt) máu ít pha trộn hơn.
3 ngăn (2 TN+TT) máu pha trộn nhiều.
2. Phổi
Phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia hô hấp).
Phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da).
3. Thận
Thận sau (xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước).
Thận giữa (bóng đái lớn).
3/- Lớp chim:
Bảng 3.a: Đặc điểm cấu tạo ngoài 1 số bộ chim thích nghi với đời sống của chúng
Đặc điểm
Bộ ngỗng
Bộ gà
Bộ chim ưng
Bộ cú
Mỏ
Mỏ dài, rộng, dẹp, bờ mỏ có những tấm sừng ngang
Mỏ ngắn, khỏe
Mỏ khỏe, quặp, sắc, nhọn
Mỏ quặp nhưng nhỏ hơn
Cánh
Cánh không đặc sắc
Cánh ngắn, tròn
Cánh dài, khỏe
Dài, phủ lông mềm
Chân
Chân ngắn, có màng bơi rộng, nối liền 3 ngón trước
Chân to, móng cùn, con trống chân có cựa
Chân to, khỏe có vuốt cong, sắc
Chân to, khỏe có vuốt cong, sắc
Đời sống
Bơi giỏi, bắt mồi dưới nước, đi lại vụng về trên cạn
Kiếm mồi bằng cách bới đất, ăn hạt, cỏ non, chân khớp, giun, thân mềm
Chuyên săn bắt mồi về ban ngày, bắt chim, gặm nhấm, gà, vịt
Chuyên săn mồi về ban đêm, bắt chủ yếu gặm nhấm, bay nhẹ nhàng không gây tiếng động
Đại diện của từng bộ chim
Vịt trời
Gà rừng
Cắt đen
Cú lợn
Bảng 3.b: Đặc điểm chung của chim
Đặc điểm chung của lớp chim
Môi trường sống
Ở cạn
Điều kiện sống
Thích nghi bay lượn
Bộ lông
Lông vũ
Chi trước
Biến thành cánh
Mỏ
Sừng
Hệ hô hấp
Bằng hệ thống ống khí và túi khí
Hệ tuần hoàn
Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
Sự sinh sản
Thụ tinh trong, đẻ và ấp trứng
Đặc điểm nhiệt độ cơ thể
Là động vật hằng nhiệt
4/- Lớp thú:
Bảng 4.a: Cấu tạo đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân phát triển
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẳn
Không
Ăn tạp
Theo đàn
Hươu
Chẳn
Có
Nhai lại
Theo đàn
Ngựa
Lẻ
Không
Không nhai lại
Theo đàn
Voi
5 ngón
Không
Không nhai lại
Theo đàn
Tê giác
Lẻ
Có
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu lựa chọn
Chẳn
Lẻ
5 ngón
Có
Không
Nhai lại
Không nhai lại
Ăn tạp
Đơn độc
Theo đàn
Bảng 4.b: Điền vào chỗ trống đặc điểm của bộ linh trưởng
Khỉ
Vượn
Khỉ hình người
Đười ươi
Tinh tinh
Gôrila
Đặc điểm đặc trưng nhất
Có chai mông lớn
Chai mông nhỏ
Không chai mông, không túi má, không đuôi, sống đơn độc
Không chai mông, không túi má, không đuôi, sống đàn
Không chai mông, không túi má, không đuôi, sống đàn, to lớn
IV.- DẶN DÒ:
- Tìn hiểu về tập tính của thú qua sách báo, đài và sưu tầm hình ảnh.
- Học ôn lại lớp cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú để chuẩn bị KT 1 tiết.
V.- RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_27_ban_hay.doc