Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 8 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung

Mục tiêu ngành:

1. Kiến thức:

-Trình bày được khái niệm về ngành giun đốt. Nêu được những đặc điểm chính của ngành.

-Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của đại diện ngành giun đốt. Ví dụ: giun đất, phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái sinh lí của ngành giun đốt so với ngành giun tròn.

-Mở rộng hiểu biết về các giun dốt: giun đỏ, đĩa, rươi, vắt. từ đó thấy được tính đa dạng của ngành.

-Trình bày được các vai trò của giun đất trong cải tạo đất nông nghiệp.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng:

-Chia sẽ thông tin khi mổ và QS giun đất. Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm

-Hợp tác nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

-Phân tích, đối chiếu, khái quát, tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK

-Quan sát, hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử, giao tiếp khi thảo luận

3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, phòng trừ các loài gây hại.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 8 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH GIUN ĐỐT *Mục tiêu ngành: 1. Kiến thức: -Trình bày được khái niệm về ngành giun đốt. Nêu được những đặc điểm chính của ngành. -Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của đại diện ngành giun đốt. Ví dụ: giun đất, phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái sinh lí của ngành giun đốt so với ngành giun tròn. -Mở rộng hiểu biết về các giun dốt: giun đỏ, đĩa, rươi, vắt... từ đó thấy được tính đa dạng của ngành. -Trình bày được các vai trò của giun đất trong cải tạo đất nông nghiệp. 2. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng: -Chia sẽ thông tin khi mổ và QS giun đất. Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm -Hợp tác nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. -Phân tích, đối chiếu, khái quát, tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK -Quan sát, hợp tác, lắng nghe tích cực, ứng xử, giao tiếp khi thảo luận 3.Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, phòng trừ các loài gây hại.. Tuần: 8-Tiết PPCT: 16 THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI CỦA GIUN ĐẤT ND: 8/10 1.Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ1: HS biết được khái niệm về ngành giun đốt. Nêu những đặc điểm chính của ngành. -HĐ2: HS biết được hình thái, cấu tạo ngoài như: sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh đốt, đai sinh dục, lỗ miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái. 1.2.Kỹ năng: - HĐ1: HS thực hiện được các kỹ năng: Phân tích, đối chiếu, khái quát, tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK - HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm. Hợp tác nhóm, quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. Chia sẽ thông tin khi QS giun đất 1.3.Thái độ: - HĐ1: Thói quen: Thích tìm tòi nghiên cứu - HĐ2: Thói quen: Ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường cho đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng TV để giữ ẩm và tạo mùn cho đất (GDMT) Tính cách: Giun đất là “chiếc cày sống” cày đất trước con người gắn bó mật thiết với lĩnh vực xản xuất (GDHN) 2. Nội dung học tập -Khái niệm và đặc điểm chính của ngành giun đốt -Cấu tạo ngoài, cách di chuyển của giun đất 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Tranh giun đất, kính lúp, khay nhựa mũ 3.2.HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất. QS cách di chuyển, cấu tạo ngoài giun đất 4.Tiến trình: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2. Kiểm tra miệng: Câu 1: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan? Em hiểu thế nào là ngành giun đốt? (10đ) TL: - Giun đũa: cơ thể hình ống, dài 25cm, đơn tính, có ruột sau và hậu môn, ruột thẳng, chỉ có cơ dọc - Sán lá gan: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm,lưỡng tính, chưa có ruột sau và hậu môn, ruột phân nhánh, cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển. *Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên Câu 2: Vai trò của lớp cuticun bao bọc giun tròn? (dành cho HSG). Kể tên các đại diện của ngành giun đốt? (10đ) TL - Tầng cuticun giữ nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng cơ học và hóa học của môi trường sống. Thường lớp cuticun nhẵn, đôi khi có thêm các nhú hay các gai giữ nhiệm vụ cảm giác hay vận động. *Các đại diện: giun đất, đĩa, rươi 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1: (7 phút) Khái niệm và đặc điểm chính của ngành giun đốt. MT: HS biết được khái niệm về ngành giun đốt. Nêu những đặc điểm chính của ngành Tiến hành: ? Thế nào là ngành giun đốt? Ngành này khác giun tròn ở điểm nào? Để trả lời được vào bài -GV: Giun đất được chọn làm đại diện cho ngành giun đốt. Qua cấu tạo, hoạt động sống của giun đất, giúp HS hiểu được các đặc điểm chính, cấu tạo, lối sống của ngành giun đốt -GV: Cho HS tự đọc TT cho biết: ? Khái niệm về ngành giun đốt? *HS: Cơ thể phân đốt ?Đặc điểm chính để phân biệt ngành giun đốt với giun tròn? *HS: KL *HĐ2:( 28 phút) QS di chuyển, cấu tạo ngoài giun đất: MT: HS QS cấu tạo ngoài và cách di chuyển của giun đất - Tiến hành ? Giun đất sống ở đâu? Kiếm ăn vào lúc nào? Thường gặp giun đất vào thời gian nào? *HS: Nơi đất ẩm, ban đêm hoặc sau những trận mưa kéo dài -GV:Yêu cầu HS QS cách di chuyển của giun đất ? Mô tả cách di chuyển của giun đất? *HS: KL ? Tại sao giun đất chun giãn cơ thể được? *HS: Do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể. Nhờ sự chun giãn cơ thể kết hợp các vòng tơ kéo cơ thể về 1 phía. -GV: Hướng dẫn HS xử lí mẫu: Cho giun vào chậu nước rửa sạch, lau khô cho hơi ê te hay cồn pha loãng, sau đó để giun lên khay mổ và QS kỹ cấu tạo ngoài *HS: Lần lượt thực hiện theo nhóm -Xác định vòng tơ: kéo giun đất trên tờ cứng -GV: Yêu cầu HS HĐN QS giun đất ? Cho biết hình dạng, cấu tạo ngoài của giun đất? *HS: Cơ thể dài, thuôn 2 đầu, phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ, lỗ và đai sinh dục, chất nhầy Thành bụng phát triển, có móc bám.. giấy dùng kính lúp QS vòng tơ - Xác định đầu, đuôi, lưng, bụng (mặt lưng sẫm hơn mặt bụng) ?QS mặt bụng tìm vị trí đai sinh dục, lỗ sinh dục? Chú thích vào hình 16.1 *HS: Tìm đai sinh dục ở đốt 14, 15, 16 phần đầu giun, mặt bụng đai có 1 lỗ cái, cách đai 1 đốt (18 đốt) có 2 lổ đực H 16A:1 miệng, 2 đai sinh dục, 3 hậu môn H16B: 1 lỗ miệng, 2 lỗ nhận tinh, 3 lỗ cái, 4 đai, 5 lỗ đực. H16C: vòng tơ quanh đốt ?Phân biệt giun đốt với giun tròn? (HSG) *HS: Giun tròn: Cơ thể không phân đốt, khoang cơ thể chưa chính thức, hệ tiêu hóa, sinh dục Giun đốt: cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức, xuất hiện hệ tuần hoàn, thần kinh -GV: Cho HS đọc mục “ em có biết” ? Cho biết lợi ích của giun đất? *GDMT: Loài giun đốt là ĐV có ích vì chúng đã làm tăng độ phì nhiêu cho đất, do vậy chúng ta phải có ý thức phòng chống ô nhiễm MT đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng TV để giữ ẩm và tạo mùn cho đất *GDHN: Giun đất là “chiếc cày sống” cày đất trước con người gắn bó mật thiết với lĩnh vực SX I.Khái niệm và đặc điểm chính của ngành giun đốt -Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên. -Đặc điểm chính: có khoang cơ thể chính thức, kiểu đối xứng, hô hấp qua da, tuần hoàn kín, hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch II. Di chuyển, cấu tạo ngoài: -Di chuyển: Bò bằng cách co giãn cơ thể, trường mình tới trước, dùng móc phần bụng bám xuống đất, rồi kéo theo phần sau cơ thể. -Cơ thể dài, hình ống, thuôn 2 đầu, phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ, có lỗ và đai sinh dục, chất nhầy làm da trơn - Trên mỗi đốt có vòng tơ - Mặt lưng sẫm hơn mặt bụng - Đai sinh dục có màu nhạt hơn ở phía đầu 4. 4. Tổng kết: Câu 1: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống như thế nào? TL: - Cơ thể dài, hình ống, phân đốt, có đối xứng 2 bên, khó phân biệt phần đầu, đuôi, phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ, có lỗ và đai sinh dục, chất nhầy làm da trơn - Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất. Câu 2: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng tại sao? (dành cho HSG) Cách di chuyển của giun đất? - Do lớp cuticun trong suốt nên các mạch máu trên da cơ thể hiện ra làm giun có màu phớt hồng. - Di chuyển: Bò bằng cách co giãn cơ thể, trường mình tới trước, dùng móc phần bụng bám xuống đất, rồi kéo theo phần sau cơ thể. 4.5.Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học này: -Tập xác định vị trí các bộ phận bên ngoài của giun đất. * Đối với bài học tiết tiếp theo: - Đọc kỹ cách tiến hành mổ giun đất - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất giun đất to để mổ. QS kỹ H 15.4,15.5 trước ở nhà tìm xem các hệ cơ quan bên trong của giun đất 5. Phụ lục: Tuần 8-Tiết PPCT: 16 THỰC HÀNH: MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (tt) ND: 13 /10 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: -HĐ2: HS biết kỹ thuật mổ ĐV không xương, tìm các nội quan trên mẫu, chú thích vào hình vẽ giun đất -HĐ3: HS biết viết bài thụ hoạch sau khi mổ và QS giun đất 1.2.Kỹ năng: -HĐ2: HS thực hiện được các kỹ năng: Chia sẽ thông tin khi mổ giun đất. Quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công. -HĐ3: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm. 1.3. Thái độ: - HĐ2: Thói quen: Siêng năng, chăm chỉ thực hành - HĐ3: Tính cách: Giáo dục ý thức tự giác và kiên trì, tinh thần tự giác, thực hành 2. Nội dung học tập - Cấu tạo trong của giun đất -Thu hoạch 3. Chuẩn bị: 3.1.GV: Bộ đồ mổ, khay nhựa, kính lúp, cốc đựng nước, kim ghim 3.2.HS: Mỗi nhóm 1- 2 con giun đất, ôn lại cấu tạo ngoài giun đất 4. Tiến trình: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1; 7A2 7A3; 7A4 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1: Cơ thể giun đất có màu phớt hồng tại sao? Lợi ích của giun đất đối với đất trồng như thế nào?(10đ) (HSG) TL:-Do lớp cuticun trong suốt, các mạch máu cơ thể hiện ra làm giun đất có màu phớt hồng - Lợi ích: Ăn vụn thực vật và mùn đất chúng xáo trộn và đưa thảm mục vào đất. Phân chúng có dạng hạt làm tăng lượng mùn, muối kali, canxi, làm đất bớt chua. Tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích trong đất giúp cây sinh trưởng tốt Câu 2: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống như thế nào? Kể tên các hệ cơ quan bên trong của giun đất? (10đ) - Cơ thể dài, hình ống, phân đốt, có đối xứng 2 bên, khó phân biệt phần đầu, đuôi, phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ, có lỗ và đai sinh dục, chất nhầy làm da trơn -Vòi miệng vươn ra như mũi dùi thích hợp cho việc đào xới đất. *Các hệ cơ quan bên trong của giun đất: tiêu hóa, thần kinh, tuần hoàn, sinh dục. 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HĐ1: (1 phút) Vào bài: -GV: Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất. Nay ta thực hành mổ QS cấu tạo trong giun đất *HĐ2:(30 phút) Mổ và quan sát giun đất MT: HS biết cách mổ và xác định được cấu tạo bên trong của giun đất Tiến hành: -GV: Hướng dẫn HS cách mổ gồm 4 bước theo SGK/57 và yêu cầu HS tiến hành theo nhóm *HS: Mỗi nhóm cử đại diện mổ, các HS lần lượt quan sát mẫu mổ, chú thích vào tranh - GV: Khi phanh cơ thể và khi gỡ nội quan đổ ngập nước, để nội quan lơ lửng dễ gở, dễ tách mà không sợ rách nát. Yêu cầu HS quan sát kỹ 2 hệ cơ quan + Hệ tiêu hóa: dùng kính lúp tìm các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên mẫu mổ điền vào chú thích H 16.3B + Hệ thần kinh: GV hướng dẫn HS gỡ toàn bộ hệ tiêu hóa, hệ sinh dục, cơ quan TK sẽ lộ ra 2 hạch não, vòng hầu, chuỗi TK bụng *HS: QS điền vào chú thích H16.3C. Cho biết: ?Hệ tiêu hóa của giun đất như thế nào so với giun tròn? *HS: Phân hóa rõ ràng: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, ruột, hậu môn ? Khoang cơ thể của giun đất như thế nào so với giun tròn? *HS: Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch ? Giun đất ăn gì? Quá trình tiêu hóa diễn ra như thế nào? *HS: Ăn vụn TV, mùn đất. Thức ăn từ miệng àhầu àdiều (chứa thức ăn)àdạ dày (nghiền) được enzim biến đổià ruột tịtàchất bã đưa ra ngoài ? Hình thức dinh dưỡng của giun đất có lợi gì? *HS: Khi giun đất qua ống tiêu hóa, chất mùn được tiêu hóa thải qua hậu môn làm tăng độ màu mỡ cho đất. Ta ví giun đất như chiếc mỏ cày của nhà nông ?Hệ thần kinh giun đất có dạng gì? *HS: Dạng chuỗi hạch là nơi tập trung của TB thần kinh ? Sự di chuyển của máu của giun đất như thế nào? *HS: Theo 1 chiều khép kín ? Cuốc phải giun đất có thấy chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ? *HS: Chất lỏng đó là hỗn hợp giữa chất dịch cơ thể với máu của giun đất, màu đỏ là sắc tố đỏ của máu ? Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? *HS: Đất ướt làm giảm lượng O2 trong đất, bị ngạt thở ? Giun đất hô hấp bằng cơ quan nào? *HS: Qua da ? Giun đất là ĐV phân tính hay lưỡng tính? Chúng sinh sản bằng cách nào? *HS: Lưỡng tính, có hiện tượng ghép đôi của 2 cá thể khác nhau để thực hiện sự thụ tinh chéo ? Ở giun đất xuất hiện cơ quan nào? Có hiện tượng gì trước khi tạo kén? *HS: Đai sinh dục tuột khỏi khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng *GDHN: Kỹ thuật mổ khéo để trở thành nhà phẫu thuật giỏi *HĐ3:(4 phút) Viết thu hoạch MT: HS biết viết bài thụ hoạch sau khi mổ, QS giun đất Tiến hành: ? Trình bày thao tác mổ và nêu cấu tạo ngoài, trong giun đất gồm những bộ phận nào? *HS: Trả lời vào giấy làm bài thu hoạch I.Cấu tạo trong: -Các bước mổ: SGK 1/ Hệ tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột tịt - Cơ quan tiêu hóa phân hóa rõ - Có khoang cơ thể chính thức chứa dịch 2/ Hệ thần kinh: Hạch não, vòng hầu, chuỗi thần kinh bụng II. Thu hoạch 4.4.Tổng kết: - GV dành 5 phút nhận xét kết quả, bổ sung những phần cả nóm còn lung túng. Biểu dương nhóm làm tốt, nhắc nhở nhóm làm chưa tốt - Thu lại bài thực hành để ghi điểm cho HS. 4.5. Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học này: -Học thuộc các bước mổ giun đất, biết xác định cấu tạo trong của giun đất *Đối với bài học tiếp theo: -Soạn bài 17.Tìm 1 số loài giun đốt thường gặp. Soạn nội dung bảng 1, 2SGK/ 60 + Tìm xem 1 số loài giun đốt thường gặp + Cho biết nơi sống và đặc điểm thích nghi của chúng 5. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tuan_8_huynh_thi_cam_nhung.doc