Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 6: Phản xạ - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang

- GV chiếu hình 6-1, yêu cầu:

(?) Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh?

(?) Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình?

(?) Với cấu tạo như vậy thì chức năng của nơron là gì?

(yêu cầu hs giải thích thế nào là cảm ứng và thế nào là dẫn truyền xung thần kinh)

(?) Xung thần kinh lan truyền trên nơron theo chiều nào? (yc HS chỉ trên hình)

(?) Có mấy loại nơron, là những loại nào? Căn cứ vào đâu để phân biệt chúng?

(yêu cầu hs giải thích từng loại)

GV nhấn mạnh: về cấu tạo chúng giống nhau, chỉ khác nhau về chức năng, và đó chính là đặc điểm để phân biệt.

Có thể đưa 2 câu hỏi này vào phần kiểm tra bài cũ.

Tl: nơron có 2 chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

Cảm ứng = tiếp nhận kích thích và phát xung thần kinh

Dẫn truyền xung = lan truyền xung thần kinh

Tl: từ nơi tiếp nhận -> thân nơron -> sợi trục

Tl: có căn cứ vào chức năng, người ta phân biệt 3 loại nơron: nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 6: Phản xạ - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Vũ Nguyễn Huyền Trang BÀI 6. PHẢN XẠ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Phân biệt được 3 loại nơron dựa vào chức năng của chúng. - Trình bày được khái niệm phản xạ, phân biệt được phản xạ và cảm ứng. - Phân tích được một cung phản xạ bất kỳ gồm 5 thành phần. - Chỉ ra được sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ. *Trọng tâm: hình thành khái niệm phản xạ, cung phản xạ, vòng phản xạ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức. - Rèn kỹ năng tư duy logic. 3. Thái độ - Giáo dục quan điểm biện chứng về cơ sở khoa học sự phát sinh các hành động của con người. - Giáo dục học sinh ý thức để có những hành động đúng; muốn có những kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh thì phải luyện tập. II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp - Sd phương pháp trực quan vấn đáp, vấn đáp tìm tòi. 2. Phương tiện - GV: bài giảng power point, hình 6-1, 6-2 phóng to. - HS: chuẩn bị bài mới, sgk. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định trật tự - kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (?) Mô là gì? Trình bày chức năng của 4 loại mô chính? 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - GV chiếu hình 6-1, yêu cầu: (?) Hãy nêu thành phần cấu tạo của mô thần kinh? (?) Mô tả cấu tạo của một nơron điển hình? (?) Với cấu tạo như vậy thì chức năng của nơron là gì? (yêu cầu hs giải thích thế nào là cảm ứng và thế nào là dẫn truyền xung thần kinh) (?) Xung thần kinh lan truyền trên nơron theo chiều nào? (yc HS chỉ trên hình) (?) Có mấy loại nơron, là những loại nào? Căn cứ vào đâu để phân biệt chúng? (yêu cầu hs giải thích từng loại) GV nhấn mạnh: về cấu tạo chúng giống nhau, chỉ khác nhau về chức năng, và đó chính là đặc điểm để phân biệt. Có thể đưa 2 câu hỏi này vào phần kiểm tra bài cũ. Tl: nơron có 2 chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Cảm ứng = tiếp nhận kích thích và phát xung thần kinh Dẫn truyền xung = lan truyền xung thần kinh Tl: từ nơi tiếp nhận -> thân nơron -> sợi trục Tl: có căn cứ vào chức năng, người ta phân biệt 3 loại nơron: nơron hướng tâm, nơron trung gian và nơron li tâm. I. Cấu tạo và chức năng của nơron - Cấu tạo: gồm thân, từ thân phát đi sợi nhánh và sợi trục - Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh - Phân loại: chia làm 3 loại: + nơron hướng tâm + nơron trung gian + nơron li tâm - GV đưa một vài ví dụ về phản xạ như: chạm tay vào vật nóng thì tay rụt lạ, đưa thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt, gặp trời mưa thì chạy vào chỗ trú, các phản ứng này người ta gọi là phản xạ. (?) Vậy phản xạ là gì? (?) Theo em, phản ứng của cây trinh nữ khi ta chạm tay vào lá cây thì lá cụp lại có phải là phản xạ không? (?) Cảm ứng và phản xạ khác nhau như thế nào? (?) Tuy nhiên thì ở động vật có cấu trúc nào khiến chúng ta gọi các phản ứng với môi trường là phản xạ, còn ở thực vật chúng ta lại chỉ gọi là cảm ứng? - GV chốt ý: vậy khái niệm phản xạ như bạn vừa nêu đã chính xác chưa? (đưa khái niệm phản xạ) GV nhấn mạnh lại: phản xạ là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh. (?) Yêu cầu học sinh lấy một vài ví dụ về phản xạ? - GV chiếu hình 6-2 “Cung phản xạ”, (?) Xác định các loại nơron tham gia vào cung phản xạ? (?) Kể tên các thành phần của một cung phản xạ? (?) Vậy cung phản xạ là gì? (?) Cung phản xạ có vai trò như thế nào? - GV yêu cầu hs vận dụng phân tích phản xạ: Khi kim châm vào tay → tay rụt lại. - GV đưa ví dụ: Khi ngứa, ta đưa tay lên gãi. Có thể động tác gãi lần đầu chưa đúng chỗ ngứa. Thông tin ngược báo về trung ương thần kinh tình trạng vẫn ngứa. Trung ương phát lệnh để tay điều chỉnh giúp tay gãi đúng chỗ ngứa. Như vậy, các xung thần kinh ở phản xạ gãi đúng chỗ ngứa đã dẫn truyền theo các nơron tạo nên một vòng khép kín → vòng phản xạ. (?) Thế nào là vòng phản xạ? (?) Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Tl: phản xạ là sự phản ứng của cơ thể trả lời (đáp lại) những kích thích từ bên ngoài. Tl: có học sinh sẽ trả lời “Có” GV: có bạn nào có ý kiến khác? Tl: “Không”, đó là “cảm ứng”. Tl: cảm ứng xảy ra ở thực vật, phản xạ xảy ra ở động vật Tl: Trung ương thần kinh (hệ thần kinh) Tl: chưa HS trả lời – GV nhận xét Quan sát, phân tích và trả lời: Tl: hướng tâm, trung gian và li tâm Tl: 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm, cơ quan phản ứng Tl: là con đường dẫn truyền xung thần kinh. HS giải thíc theo 5 yếu tố của cung phản xạ - GV nhận xét HS trả lời theo ý hiểu – GV nhận xét và chốt ý II. Cung phản xạ 1. Phản xạ - Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể đối với kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. 2. Cung phản xạ - Cung phản xạ để thực hiện phản xạ - Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm, cơ quan phản ứng 3. Vòng phản xạ - Vòng phản xạ gồm: cung phản xạ và đường phản hồi -Ý nghĩa: phản xạ chính xác hơn 4. Củng cố (?) Lấy ví dụ về phản xạ? Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó?

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_6_phan_xa_nam_hoc_2020_2021_vu_ng.doc