- Chiếu hình 7-1 sgk,
(?) Quan sát cho biết bộ xương đc chia làm mấy phần?
Nếu HS không trả lời đc, GV gợi ý HS liên hệ lại cơ thể người chia làm mấy phần thì bộ xương cũng như vậy.
HS trả lời – GV nhận xét
- Chiếu hình 3 phần cơ bản của bộ xương, yêu cầu HS hoàn thành PHT 1 theo bàn.
GV chiếu hình xươn đầu, mở rộng cho HS về xương đầu: thực chất đầu không phải một khối thống nhất, nó gồm nhiều xương ghép lại với nhau (8 xương)
- Chiếu hình. (?) Chức năng của bộ xương là gì?
(?) Áp dụng vào chức năng định dạng cơ thể, GV: Chúng ta phải làm gì để có một bộ xương cân đối, không bị lệch?
(?) Thảo luận nhanh theo bàn trong 1’: Nghiên cứu thông tin SGK-T25 và quan sát tranh vẽ, đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động ở người?
- Chiếu hình 7-4:
(?) Thế nào là khớp xương?
Có mấy loại khớ xương?
Dựa vào đâu để phân biệt các loại khớp?
Mô tả cấu tạo của khớp động?
4 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Bài 7: Bộ xương - Năm học 2020-2021 - Vũ Nguyễn Huyền Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Người soạn: Vũ Nguyễn Huyền Trang
CHƯƠNG II. VẬN ĐỘNG
TIẾT 7 BÀI 7. BỘ XƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được chức năng của bộ xương trong cơ thể.
- Xác định được 3 phần của bộ xương trên mô hình cũng như trên chính bản thân.
- Phân biệt được 3 loại khớp: khớp động, khớp bán động và khớp bất động. Mô tả được cấu tạo của khớp động.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa kiến thức.
- Rèn kỹ năng tư duy logic.
- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục quan điểm DVBC khoa học về bộ khung cơ thể người.
- Giáo dục niềm yêu thích môn học.
- Giáo dục học sinh tư thế làm việc, ngồi học, vui chơi để có một cơ thể cân đối, k phát triển lệch.
*Trọng tâm: Thành phần, chức năng của bộ xương. Các loại khớp xương
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp
- Sử dụng phương pháp trực quan vấn đáp
2. Phương tiện
- Giáo viên: mô hình bộ xương người, giáo án powerpoint.
- Học sinh: đọc trước bài, sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
- Vì bài trước là bài thực hành, tiến hành thu bài Thu hoạch.
- Kiểm tra kiến thức cũ đc lồng ghép trong bài dạy.
3. Dạy bài mới
- ĐVĐ: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thành phần cấu tạo và chức năng của hệ vận động. “Hệ vận động là hệ vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó tạo nên bộ khung của cơ thể. Để tìm hiểu rõ hơn về hệ vận động chúng ta nghiên cứu Chương II. Vận động.”
GV giới thiệu qua về chương và vào bài:
Tiết 7 Bài 7. Bộ xương
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh
Nội dung
- Chiếu hình 7-1 sgk,
(?) Quan sát cho biết bộ xương đc chia làm mấy phần?
Nếu HS không trả lời đc, GV gợi ý HS liên hệ lại cơ thể người chia làm mấy phần thì bộ xương cũng như vậy.
HS trả lời – GV nhận xét
- Chiếu hình 3 phần cơ bản của bộ xương, yêu cầu HS hoàn thành PHT 1 theo bàn.
GV chiếu hình xươn đầu, mở rộng cho HS về xương đầu: thực chất đầu không phải một khối thống nhất, nó gồm nhiều xương ghép lại với nhau (8 xương)
- Chiếu hình. (?) Chức năng của bộ xương là gì?
(?) Áp dụng vào chức năng định dạng cơ thể, GV: Chúng ta phải làm gì để có một bộ xương cân đối, không bị lệch?
(?) Thảo luận nhanh theo bàn trong 1’: Nghiên cứu thông tin SGK-T25 và quan sát tranh vẽ, đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động ở người?
- Chiếu hình 7-4:
(?) Thế nào là khớp xương?
Có mấy loại khớ xương?
Dựa vào đâu để phân biệt các loại khớp?
Mô tả cấu tạo của khớp động?
Tl: bộ xương được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân, xương chi.
HS trả lời – GV nhận xét
Tl: nâng đỡ, định dạng cơ thể, neo bám của cơ, bảo vệ nội quan
HS tự liên hệ - GV nhận xét
Tl: Cột sống cong hình chữ S
Xương tay và chân có các phần tương ứng nhau nhưng phân hoá khác nhau
=> Phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động
Tl: Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
Tl: Có 3 loại khớp xương: + khớp động
+ khớp bán động
+ khớp bất động
HS trả lời – GV nhận xét
I. Các phần chính của bộ xương
1. Các phần của bộ xương
- Thành phần cơ bản của bộ xương gồm:
+ xương đầu
+ xương thân
+ xương chi
2. Chức năng của bộ xương
- Nâng đỡ và định dạng cơ thể
- Vận động
- Bảo vệ
II. Các khớp xương
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương
- Có 3 loại khớp xương:
+ khớp động: cử động dễ dàng, linh hoạt
+ khớp bán động: cử động hạn chế
+ khớp bất động: không cử động được
PHT 1:
Các phần chính
Các xương trong từng phần
1. Xương đầu
Các xương sọ não, các xương sọ mặt
2. Xương thân
Xương ức, 12 đôi xương sườn, các xương cột sống
3. Xương chi
Xương tay, xương chân
4. Củng cố
Làm một số câu hỏi trắc nghiệm:
Bài 2: Nhiệm vụ của bộ xương người là gì ?
A .Nâng đỡ cơ thể
B. Bộ xương kết hợp với hệ cơ giúp con người vận động
C. Bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể
D. Cả A, B, C
Đáp án: D
Bài 3: Khớp đầu gối thuộc loại khớp xương gì?
A. Khớp bất động
B. Khớp động
C. Khớp bán động
D. Cả A, B, C
Đáp án: B
Câu 3 : Trong các khớp sau, khớp động là khớp:
A. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
B. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
C. Giữa xương đốt cổ 1 với đốt cổ 2.
D. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
Câu 4: Trong các khớp sau, khớp bán động là khớp:
A. Giữa xương cổ chân với xương bàn chân.
B. Giữa xương sườn với xương đốt sống ngực.
C. Giữa xương cẳng tay với xương cánh tay.
D. Giữa các xương hộp sọ với nhau.
5. Dặn dò
- HS về nhà học bài và chuẩn bị Bài 8. Cấu tạo và tính chất của xương.
* Mở rộng:
Ở người khỏe mạnh, sức nặng của thân hình ở tư thế đứng thẳng uốn cột sống thành hình chữ S. Nhưng điều này chỉ thấy khi nhìn nghiêng, còn nếu nhìn trước mặt ta sẽ tưởng như cột sống thẳng băng. Nhờ uống khúc rồng rắn như thế, cột sống trở nên mềm dẻo, cử động dễ dàng, chịu nổi trọng tải lớn, khối lượng vận động nặng.
Ở trẻ mới đẻ, cột sống tương đối thẳng. Khi bé biết ngẩng đầu, đoạn cột sống cổ cong ra trước để đỡ cái đầu. Khi biết ngồi, hình thành đoạn cong ngực. Khi biết đứng và đi, đến lượt đoạn sống hông cong ra trước, và đoạn sống cùng - cụt cong ra sau.
Các đoạn cong ở cổ và ngực cố định lúc 7 tuổi. Đoạn cong thắt lưng muộn hơn, đến 12 tuổi mới hoàn thành. Con trai từ 13 tuổi xương sống dài ra rất nhanh, và trưởng thành ở tuổi 25. Giai đoạn này ở con gái là từ 8 đến 18 tuổi.
Vì sao cột sống dễ vẹo?
Ở lứa tuổi đang lớn, bản thân các đốt sống và gân cơ, gân chằng còn non yếu nên cột sống rất dễ uốn vặn, vẹo, lệch. Bộ xương các em nhiều chất hữu cơ, dần dần sụn mới đắp vôi thành xương cứng cáp. Nó dẻo dang, gãy chóng liền, nhưng mềm, dễ cong vẹo. Không giữ tư thế ngay ngắn, khuôn xương đang đúc nhất định sẽ còng quèo và lớn lên, xương rắn lại rồi thì không sửa sai được nữa.
Ngồi học lâu gây căng thẳng một số bắp thịt (nhất là trong lứa tuổi nhỏ thích tung tăng thoải mái). Mười năm trên ghế nhà trường là thời kỳ sống lưng đang đúc thành khuôn và rất dễ cong vẹo.
Thống kê sơ bộ cho thấy bệnh vẹo lệch cột sống học sinh ở nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 7%. Ở lớp một, 100 em mới có 3-4 em bị tật này; lớn lên lớp chín lớp mười có tới 20 em. Theo độ tuổi, bệnh càng phổ biến và nặng. Mới vẹo, khi đứng nghiêm cột sống lại nắn thẳng. Nặng hơn thì nhìn ngoài cũng thấy lệch. Về sau thành tật, sẽ không điều chỉnh được nữa.
Khi cột sống biến dạng, lưng có thể gù, còng, ưỡn, cả cột sống hay từng đoạn cong vẹo hình chữ C hay chữ S (thuận hay ngược), lệch vai
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_bai_7_bo_xuong_nam_hoc_2020_2021_vu_n.doc