I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Qua bài học HS phải:
- Chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ, xương.
- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện cơ thể chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp tư duy lôgic.
- Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ .
- Vận dụng lí thuyết vào thực tế.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
- Tranh 11.3, 11.4, 11.5 SGK .
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 11 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Soạn trước bài và kẻ bảng 11 vào vở.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút )
2 . Kiểm tra bài cũ : ( 7 phút )
Câu 1: Hãy tính công của cơ khi xách một túi gạo 5 kg lên cao 1 mét ? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?
Câu 2: Giải thích vì sao vận động viên bơi lội, chạy nhảy nhiều dễ bị chuột rút ?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 11, Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động vệ sinh hệ vận động - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6 Ngày sọan : 20-9-2010
Tiết : 11 Ngày giảng : 23-9-2010
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG.
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Qua bài học HS phải:
- Chứng minh được sự tiến hóa của người so với động vật thể hiện ở hệ cơ, xương.
- Vận dụng được những hiểu biết về hệ vận động để giữ vệ sinh rèn luyện cơ thể chống các bệnh tật về cơ xương thường xảy ra ở tuổi thiếu niên.
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp tư duy lôgic.
- Nhận biết kiến thức qua kênh hình và kênh chữ .
- Vận dụng lí thuyết vào thực tế.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ hệ vận động để có thân hình cân đối .
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp :
- Tranh 11.3, 11.4, 11.5 SGK .
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 11 SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Soạn trước bài và kẻ bảng 11 vào vở.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút )
2 . Kiểm tra bài cũ : ( 7 phút )
Câu 1: Hãy tính công của cơ khi xách một túi gạo 5 kg lên cao 1 mét ? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào ?
Câu 2: Giải thích vì sao vận động viên bơi lội, chạy nhảy nhiều dễ bị chuột rút ?
Đáp án – Biểu điểm
* HS1 Câu 1: (8 điểm )
- Công cơ xách túi gạo 5 kg lên 1 mét là :
Ta có : 5 kg = 50 (N)
A = F.S = 50 .1 = 50 (N.m)
- Công cơ được sử dụng vào để xách vật
* HS2 Câu 2: ( 8 điểm )
Vận động viên bơi lôi , chạy nhảy nhiều dễ bị chuột rút vì: Khi vận động viên bơi hay chạy nhảy thì cơ hoạt động mạnh , máu mang oxi và chất dinh dưỡng đến không đủ cho cơ nên tích tụ nhiều axitlactic lúc này làm cho cơ co mà không duỗi, là nguyên nhân gây chuột rút.
3. Mở bài : ( 1 phút )
Chúng ta đã biết con người có nguồn gốc từ động vật đặc biệt là lớp thú. Trong quá trình tiến hóa con người đã thoát khỏi thế giới động vật. Cơ thể người có nhiều biến đổi, trong đó đặc biệt là sự biến đổi của cơ và xương. Vậy hệ vận động của người tiến hoá như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
4. Các họat đông dạy- học :
Họat động 1 : ( 14 phút )
Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn hoc sinh tìm hiểu thông tin qua quan sát kênh hình 11.3 SGK trang 37.
- GV hướng dẫn thảo luận nhóm hoàn thành bài tập và trả lời câu hỏi :
? Đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng , đi bằng hai chân và lao động ?
- HS quan sát hình 11.3 SGK trên bảng, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi yêu cầu nêu được :
ĐH :
+ Đặc điểm cột sống .
+ Lồng ngực phát triển mở rộng .
+ Tay và chân phân hóa .
+ Khớp linh họat tay được giải phóng.
- Đại diện các nhóm viết ý kiến vào bảng 11 nhóm khác nhận xét.
- GV gọi đại diện các nhóm lên điền bảng 11.
- GV nhận xét đánh giá và hoàn thiện bảng 11 .
- GV yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự tiến hóa của bộ xương người.
- Học sinh rút ra kết luận
- GV nhận xét.
I. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú.
Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.
( Học bảng 11)
Bảng 11. So sánh xương người và động vật
Các phần so sánh
Ở người
Ở thú
-Tỉ lệ sọ não/ mặt
-Lồi cằm xương mặt .
- Lớn.
- Phát triển.
- Nhỏ.
- Không có .
- Cột sống.
- Cong 4 chỗ
- Cong hình cung
- Lồng ngực.
- Mở rộng sang hai bên.
- Phát triển theo hướng lưng bụng.
- Xương chậu.
- Xương đùi .
- Xương bàn chân.
- Xương gót.
- Nở rộng.
- Phát triển khỏe .
- Xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm .
- Lớn phát triển về phía sau.
- Hẹp.
- Bình thường.
- Xương ngón dài xương bàn chân phẳng.
- Nhỏ .
Họat động 2 : ( 9 phút )
Sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú.
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu thông tin SGK . Quan sát tranh một số cơ trên cơ thể người trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
? Sự tiến hóa của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú thể hiện như thế nào ?
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trong SGK .Quan sát hình 14.4 và một số tranh hệ cơ ở người .
-Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi, đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
- GV hướng dẫn HS nhận xét, phân biệt từng nhóm cơ.
- GV mở rộng : Trong quá trình tiến hóa do ăn thứa ăn chín sử dụng các công cụ ngày càng tinh xảo, do phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đã tiến hóa đến mức hoàn thiện phù hợp với họat động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nói và tư duy con người đã khác xa so với động vật.
II. Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú.
- Cơ nét mặt : Biểu thị trạng thái khác nhau.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ tay : Phân hóa thành nhiều nhóm nhỏ như : Cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón đặc biệt là cơ ở ngón cái .
- Cơ chân lớn khỏe .
- Cơ gập ngửa thân.
Họat động 3 : ( 7 phút )
Vệ sinh hệ vận động
Họat động của giáo viên - học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 11.5 dựa vào kiến thức đã biết, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
? Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì ?
? Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập cần phải chú ý những điều gì ?
- HS quan sát hình 11.5 SGK trang 39 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét phần thảo luận của học sinh .
- GV hỏi thêm :
? Em thử nghĩ xem mình có bị vẹo cột sống không ? Nếu đã bị thì vì sao?
? Hiện nay có nhiều HS bị cong vẹo cột sống theo em nguyên nhân nào ?
? Sau bài học hôm nay em sẽ làm gì?
- HS tự rút ra kết luận.
-GV tổng hợp ý kiến của các nhóm
III . Vệ sinh hệ vận động.
- Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần :
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí .
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
+ Rèn luyện thân thể lao động vừa sức .
- Để chống cong vẹo cột sống cần chú ý :
+ Mang vác đều ở hai vai
+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn không cong vẹo.
Kết luận : HS đọc kết luận trong SGK .
5. Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút )
Em hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng:
Những đặc điểm nào chỉ có ở người ?
a. Xương sọ lớn hơn xương mặt .
b. Cột sống cong hình cung.
c. Lồng ngực nở theo chiều lưng bụng.
d. Cơ nét mặt phân hóa .
e. Cơ nhai phát triển .
f. Khớp cổ tay kém linh hoạt .
g. Khớp chậu đùi có cấu tạo hình cầu hố khớp sâu .
h. Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng.
i. Ngón chân cái đối diện với các ngón kia.
Đáp án : a , d , g .
6. Dặn dò: ( 3 phút )
- Học bài trả lòi câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị thực hành theo nhóm như nội dung SGK.
- Mỗi nhóm chuẩn bị những dụng cụ sau để tiết sau thực hành:
+ Hai thanh nẹp dài 30 cm đến 40 cm .
+ Bốn cuộn băng y tế , mỗi cuộn dài hai mét .
+ Bốn miếng vải sạch kích thước 20cm x 40 cm , hoặc gạc y te.á
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_11_bai_11_tien_hoa_cua_he_van_do.doc