Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26, Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Qua bài này học sinh phải:

- HS trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học( chủ yếu là biến đổi cơ học ) và hóa học( trong đó biến đổi lí học tạo điều kiện cho biến đổi hóa học).

2.Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình và sơ đồ phát hiện kiến thức .

- Kĩ năng tư duy tổng hợp logic và hoạt động nhóm .

3.Thái độ :

- Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa .

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên :

- Tranh hệ tiêu hóa người .

- Mô hình nửa cơ thể người. Máy tính, máy chiếu.

2. Học sinh :

- Xem trước bài : Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.

- Ôn lại hệ tiêu hóa của động vật thuộc lớp thú .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 16/07/2022 | Lượt xem: 163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 26, Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Ngày soạn: 11/13/2013 Tiết 26 Ngày giảng: 13/11/2013 Chương 5 : TIÊU HÓA Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Qua bài này học sinh phải: - HS trình bày được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học( chủ yếu là biến đổi cơ học ) và hóa học( trong đó biến đổi lí học tạo điều kiện cho biến đổi hóa học). 2.Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình và sơ đồ phát hiện kiến thức . - Kĩ năng tư duy tổng hợp logic và hoạt động nhóm . 3.Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa . II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên : - Tranh hệ tiêu hóa người . - Mô hình nửa cơ thể người. Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh : - Xem trước bài : Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa. - Ôn lại hệ tiêu hóa của động vật thuộc lớp thú . III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số: . 8A1: ../. . 8A2: /.. 8A3: ../. . 8A4: /.. 8A5: ../. 2. Kiểm tra 15 phút: 2.1. Mục đích kiểm tra: 2.1.1. Kiến thức: - Xác định được cấu tạo chức năng các cơ quan của hệ hô hấp. - Trình bày động tác thở với sự tham gia của các cơ thở. - Nêu được khái niệm dung tích sống và ý nghĩa của thở sâu. - Trình bày cơ chế sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. - Kể tên được các bệnh về hô hấp và nêu biện pháp vệ sinh hô hấp. 2.1.2. Đối tượng: HS trung bình – khá 2.1.3. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan. 2.2. Đề kiểm tra: I. Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào đầu chữ A, B, C, D trong các câu sau: (4đ) Câu 1. Dung tích sống là: A. thể tích không khí nhỏ nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. B. thể tích không khí lưu thông trong phổi khi hít vào và thở ra. C. thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra. D. thể tích không khí còn lại trong phổi khi hít vào và thở ra. Câu 2. Phát biểu đúng về định nghĩa hô hấp là: A. quá trình cung cấp oxi và cacbonic cho các tế bào tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. B. quá trình không ngừng thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể và của tế bào. C. quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể để tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. D. quá trình không ngừng cung cấp oxi cho các tế bào và loại khí cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. Câu 3. Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi: A. giảm nhịp thở. B. tăng nhịp thở. C. thở sâu và giảm nhịp thở. D. thở bình thường. Câu 4. Các bệnh dễ lây qua đường hô hấp là: A. Cúm, lao phổi, Sars. B. Cúm, thương hàn, thổ tả, kiết lị. C. Lao phổi, ho gà, uốn ván. D. Tiêu chảy, giun sán, kiết lị. II. Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống sao cho phù hợp (3đ): Nhờ hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích (1) .. mà ta thực hiện được (2) và (3), giúp không khí trong (4).luôn được đổi mới. Trao đổi khí ở phổi gồm sự (5).của O2 từ không khí ở (6) vào máu và của CO2 từ máu vào không khí của phế nang. III. Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp (3đ): Tên cơ quan hô hấp (A) Chức năng (B) Trả lời 1. Phổi a. Phát ra âm thanh 2. Họng b. Ngăn cản bụi. 3. Thanh quản c. Trao đổi khí. d. Diệt khuẩn 2.3. Hướng dẫn chấm: I. Mỗi câu đúng được 1.0đ. Câu 1 2 3 4 Đáp án C D C A II. Mỗi ý đúng được 0.5đ 1. lồng ngực 2. hít vào 3. thở ra 4. phổi 5. khuếch tán 6. phế nang III. Mỗi ý đúng được 1đ 1 – c 2 – d 3 - a 3. Hoạt động dạy học Hàng ngày chúng ta ăn những loại thức ăn nào ? Thức ăn đó được biến đổi như thế nào ? ð Vào bài Hoạt động 1: Thức ăn và sự tiêu hóa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV nêu câu hỏi : ? Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn động vật, thựcvật. Vậy, thức ăn đó thuộc loại chất gì ? - GV gợi ý để xếp thức ăn vào hai nhóm vô cơ và hữu cơ . - GV chiếu tranh H24.1, 2 và hướng dẫn HS quan sát, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: ? Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa? ? Các chất nào được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa ? ? Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào ? Hoạt động nào là quan trọng ? ?Vai trò của quá trình tiêu hóa thức ăn? - GV nhận xét đánh giá kết quả các nhóm và giảng giải thêm :Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng phải thành chất hấp thụ được thì mời có tác dụng với cơ thể . - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về loại thức ăn, hoật động tiêu hóa,vai trò. - Cá nhân suy nghĩ trả lời . HS khác bổ sung. ð Chất vô cơ và hữu cơ. - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK / 78 kết hợp kiến thức lớp dưới về hệ tiêu hóa trao đổi nhóm thống nhất đáp án trả lời Yêu cầu : ð Vitamin, muối khoáng, nước . ð Glucid, lipid, protêin, acid nuclêic. ð 5 hoạt động. Họat động tiêu hóa thức ăn hấp thu chất dinh dưỡng là quan trọng . - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung . -HS rút ra kết luận: Tiểu kết 1: - Thức ăn được phân nhóm theo các đặc điểm sau: + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hoá học: Chất hữu cơ và chất vô cơ. + Căn cứ vào đặc điểm biến đổi thức ăn qua hoạt động tiêu hoá: Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá và các chất không bị biến đổi qua quá trình tiêu hoá . - Hoạt động tiêu hóa gồm :Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng, thải phân . - Nhờ quá trình tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất thừa . Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV chiếu và hướng dẫn học sinh quan sát tranh 24.3 SGK/79 xác định các cơ quan tiêu hóa - GV treo tranh câm yêu cầu học sinh xác định các cơ quan tiêu hóa . - GV nêu câu hỏi : ? Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa có ý nghĩa như thế nào ? ? Nêu chức năng của các cơ quan trong ống tiêu hóa? - GV nhận xét đánh giá phần trả lời của học sinh. - Cá nhân quan sát hình SGK ghi nhớ kiến thức. - HS lên xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa HS khác NXBS. - HS trả lời : + Nghiên cứu về hệ tiêu hóa . - HS trình bày. HS lớp bổ sung( nếu cần). Tiểu kết 2: - Ống tiêu hóa gồm: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non (đoạn đầu có tá tràng), ruột già, hậu môn . - Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1. Củng cố: - HS đọc kết luận SGK. 1. Đánh dấu vào câu trả lời đúng : a. Các chất trong thức ăn gồm : - Chất vô cơ chất hữu cơ muối khoáng . - Chất hữu cơ Vitamin, Protein, Lipit. - Chất vô cơ , chất hữu cơ . b. Vai trò của tiêu hóa là: - Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thu được : - Biến đổi về mặt lí học và hóa học . - Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể . - Hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. - Tất cả các ý trên đều đúng. 2. Trình bày các cơ quan trong hệ tiêu hóa. 2.Dặn dò : - Học bài, trả lời câu hỏi SGK . - Đọc mục “Em có biết “. - Kẻ bảng 25 vào vở .

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_26_bai_24_tieu_hoa_va_cac_co_qua.doc