I. MỤC TIÊU :
1 .Kiến thức :
- HS biết được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm :Màng sinh chất , chất tế bào (lưới nội chất, ribôzom, ti thể , bộ máy gônghi ). Nhân (nhiễm sắc thể , nhân con ).
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể .
2 .Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình để tìm kiến thức.
- Kĩ năng suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
- Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp: Tranh vẽ tế bào động vật .
- Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại tế bào động vật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 6 phút )
a. Cơ thể người gồm mấy phần ? Đó là những phần nào? Khoang ngực chứa cơ quan nào?
b. Hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động bằng một ví dụ?
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 3: Tế bào - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn : 22-8-2010
Tiết : 3 Ngày giảng : 24/ 25-8-2010
Bài 3 : TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU :
1 .Kiến thức :
- HS biết được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào bao gồm :Màng sinh chất , chất tế bào (lưới nội chất, ribôzom, ti thể , bộ máy gônghi). Nhân (nhiễm sắc thể , nhân con ).
- HS phân biệt được chức năng từng cấu trúc của tế bào.
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể .
2 .Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình để tìm kiến thức.
- Kĩ năng suy luận logic, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Giáo dục:
Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
- Chuẩn bị của giáo viên cho cả lớp: Tranh vẽ tế bào động vật .
- Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại tế bào động vật .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định lớp: ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ : ( 6 phút )
a. Cơ thể người gồm mấy phần ? Đó là những phần nào? Khoang ngực chứa cơ quan nào?
b. Hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động bằng một ví dụ?
Đáp án – Biểu điểm
a. Cơ thể người gồm 3 phần : đầu, mình, chân, tay. Khoang ngực chứa: Tim, phổi, (5 điểm).
b. HS tự lấy ví dụ (5 đểm).
3. Bài mới: ( 1 phút ).
Cơ thể chúng ta được cấu tạo từ tế bào.Vậy tế bào được cấu tạo như thế nào? Hôm nay, chúng ta tìm hiểu.
4. Họat động dạy - học :
Họat động 1 : ( 10 phút )
Cấu tạo tế bào
Họat động của giáo viên – học sinh
Nội dung
- GV treo tranh tế bào động vật, hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc chú thích hình 3.1 SGK tìm hiểu cấu tạo tế bào. Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
? Cấu tạo tế bào gồm mấy phần ?
? Màng sinh chất có gì đặc biệt ?
? Chất tế bào gồm những bộ phận nào ?
? Nhân gồm các bộ phận nào ?
- HS quan sát hình đọc chú thích tìm hiểu cấu tạo tế bào trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
-ĐH: Yêu cầu :
+ Tế bào gồm 3 phần : Màng sinh chất, chất tế bào và nhân
+ Màng sinh chất cho các chất đi qua một cách có chọn lọc.
+ Chất tế bào gồm : Lưới nội chất , ribôzom, ti thể , trung thể , bộ máy gônghi
+ Nhân gồm :Nhiễm sắc thể và nhân con
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- GV treo tranh câm yêu cầu HS gắn tên các thành phần tế bào.
-Đại diện các nhóm lên gắn tên các thành phần cấu tạo của tế bào, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét.
I . Cấu tạo tế bào
- Tế bào gồm 3 phần :
+ Màng sinh chất. + Tế bào chất : Gồm các bào quan: Ti thể, Ribôxôm, lạp thể
+ Nhân : Nhiễm sắc thể và nhân con.
Họat động 2 : ( 10 phút )
Chức năng các bộ phận trong tế bào
Họat động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
? Màng sinh chất có vai trò gì ?
? Lưới nội chất có vai trò gì trong họat động sống của tế bào ?
? Năng lượng cần cho các họat động lấy từ đâu?
? Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
-HS tìm hiểu thông tin SGK trao đổi nhóm tìm câu trả lời :
- ĐH: Yêu cầu nêu được như bảng 3.1 SGK.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến của HS và đưa ra nhận xét
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi:
? Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng của màng sinh, chất chất tế bào và nhân tế bào ?
? Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể ?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời nhóm khác bổ sung.
- HS dựa vào thông tin bảng 3 SGK trao đổi nhóm trả lời
-ĐH: Yêu cầu nêu được :
+ Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào . Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cần cho mọi họat động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể . Nhiễm sắc thể trong nhân qui định đặc điểm cấu trúc protein được tổng hợp trong tế bào ở ribozom . Như vậy các bào quan trong tế bào có sự phối hợp họat động để tế bào thực hiên chức năng sống .
+ Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì: Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là: Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền đều được tiến hành ở tế bào
II. Chức năng các bộ phận trong tế bào:
( Học bảng 3.1 )
Họat động 3 : ( 10 phút )
Tìm hiểu thành phần hóa học của tế bào.
Họat động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK .
- GV bổ sung thông tin : Axit nucleic có hai loại là ADNvà ARN mang thông tin di truyền và được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học là C, H, O, N, P.
- GV yêu cầu trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
? Cho biết thành phần hóa học của tế bào ?
? Các chất cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
? Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ: Protein, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng?
- HS đọc thông tin trang 12 SGK.
- HS tiếp nhận thông tin mới.
- HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung.
- ĐH: Yêu cầu nêu được :
+ Gồm có chất vô cơ và chất hữu cơ .
+ Các chất hóa học có trong tự nhiên.
+ Ăn đủ các chất để xây dựng tế bào.
- GV nhận xét , bổ sung.
III. Thành phần hoá học của tế bào:
- Tế bào gồm hỗn hợp nhiều chất vô cơ và hữu cơ
+ Chất vô cơ: Protein: C, H, N, O, S. Gluxit: C, H, O. Lipit: C, H, O. Axit nucleic: AND, ARN
+ Chất vô cơ: Muối khoáng chứa : Ca, K, Na, Cu.
Họat động 4 : ( 9 phút )
Hoạt động sống của tế bào
Họat động của giáo viên – Học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ 3.2 SGK trả lời câu hỏi :
+ Cơ thể lấy thức ăn từ đâu ?
+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể ?
+ Cơ thể lớn lên được là do đâu ?
+ Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ như thế nào ?
+ Lấy ví dụ để thấy mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường ?
- HS ngiên cứu sơ đồ hình 3.2 trang 12 SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
- Yêu cầu :Họat động sống của cơ thể có ở tế bào
- Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét và chốt kiến thức đúng.
IV. Hoạt động sống của tế bào
Họat động sống của tế bào gồm : Trao đổi chất, lớn lên , phân chia , cảm ứng.
Kết luận : HS đọc kết luận phần đóng khung trong SGK.
5. Kiểm tra đánh giá: ( 5 phút )
Sắp xếp các bào quan tương ứng với các chức năng cho phù hợp .
Chức năng
Bào quan
1. Nơi tổng hợp protein .
2. Vận chuyển các chất trong tế bào.
3. Tham gia họat động hô hấp giải phóng năng lượng.
4. Cấu trúc qui định sự hình thành protein.
5. Thu nhận , tích trữ , phân phối sản phẩm trong họat động sống của tế bào.
a. Lưới nội chất.
b. Ti thể.
c. Ribozom.
d. Bộ máy gônghi.
e. Nhiễm sắc thể .
Đáp án: 1c 2a 3b 4e 5d
6. Dặn dò: ( 3 phút )
- Học bài trả lời câu hỏi 2( SGK ) .
- Đọc mục‘’em có biết‘.
- Ôn tập phần mô ở thực vật
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_3_bai_3_te_bao_le_thi_phuong_uye.doc