Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 35: Ôn tập học kì 1 - Lê Thị Phương Uyên

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

 Thông qua tiết ôn tập nhằm:

- Hệ thống hóa kiến thức học kì I.

- Nắm chắc các kiến thức đã học.

2. Kĩ năng :

- Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề .

- Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Giáo dục :

Có ý thức ôn bài chuẩn bị thi học kì.

II. CHUẨN BỊ :

- Chuẩn bị của giáo viên :

 Tranh tế bào, mô, hệ cơ quan vận động tuần hoàn hô hấp tiêu hóa.

- Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại tất cả các kiến thức đã học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp ( 1 phút )

2. Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra )

3. Bài mới. ( 1 phút )

 GV giới thiệu : Nhằm hệ thống hóa các kiến thức đã học và giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản đã học ở học kì I, tiết này sẽ giúp các em ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 35: Ôn tập học kì 1 - Lê Thị Phương Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: Sinh học lớp 8. Năm học: 2010 - 2011 Câu 1: Em hãy trình bày cấu tạo cơ thể người? Câu 2 : Cấu tạo, chức năng, các thành phần của tế bào? Câu 3: Mô là gì? Trình bày các loại mô? Câu 4: Phản xạ là gì? Thế nào là cung phản xạ, vòng phản xạ? Câu 5: Tiến hoá của hệ vận động. Câu 6 : Nêu nguyên tắc truyền máu? Câu 7 : Trình bày cấu tạo của hệ tuần hoàn? Câu 8: Nêu cấu tạo của cơ quan tiêu hoá? Trình bày quá trình tiêu hoá ở khoang miêng, tiêu hoá ở dạ dày, tiêu hoá ở ruột non? Câu 9 : Quá trình trao đổi chất? Thân nhiệt, chuyển hoá? Câu 10 : Cấu tạo của hệ hô hấp gồm những phần nào? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp? Cần luyện tập như thế nào để có một hệ hô hấp tốt? Câu 11 : Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa? Câu 12 : Hãy giải thích nghĩa đen của câu thành ngữ: “ Nhai kĩ no lâu” Tuần: 18. Ngày soạn: 10 -12-2010 Tiết : 35 Ngày dạy: 14 -12-2010 ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Thông qua tiết ôn tập nhằm: - Hệ thống hóa kiến thức học kì I. - Nắm chắc các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng : - Vận dụng kiến thức, khái quát theo chủ đề . - Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Giáo dục : Có ý thức ôn bài chuẩn bị thi học kì. II. CHUẨN BỊ : - Chuẩn bị của giáo viên : Tranh tế bào, mô, hệ cơ quan vận động tuần hoàn hô hấp tiêu hóa. - Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại tất cả các kiến thức đã học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp ( 1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: ( không kiểm tra ) 3. Bài mới. ( 1 phút ) GV giới thiệu : Nhằm hệ thống hóa các kiến thức đã học và giúp các em nắm vững các kiến thức cơ bản đã học ở học kì I, tiết này sẽ giúp các em ôn tập lại tất cả các kiến thức đã học. 4. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: ( 13 phút ) Hệ thống hóa kiến thức Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành bảng 35.1-> 35.6 SGK. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo qủa lên bảng, yêu cầu các nhóm có ý kiến bổ sung và nhắc lại kiến thức đã học. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung trong bảng 35.1->35.6 SGK. - Mỗi nhóm cử đại diện thuyết trình đáp án theo yêu cầu của giáo viên - Các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung hoàn thiện kiến thức Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người. Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng Cấu tạo Vai trò Tế bào Gồm: Màng, chất tế bào, các bào quan chủ yếu(ti thể, lưới nội chất..), nhân Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể. Mô Tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu trúc giống nhau. Tham gia cấu tạo nên các cơ quan. Cơ quan Được tạo nên bởi các mô khác nhau Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan Hệ cơ quan Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng. Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể. Bảng 35.2 Sự vận động của cơ thể. Hệ cơ quan thực hiện chức năng vận động Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Bộ xương - Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp Tạo bộ khung cơ thể: bảo vệ, nơi bám của cơ Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường Hệ cơ -Tế bào cơ dài -Có khả năng co dãn Cơ co, dãn giúp các cơ quan họt động Bảng 35.3: Tuần hoàn. Cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Tim - Có van nhĩ thất và van vào động mạch - Co bóp theo chu kì gồm 3 pha. Bơm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và tâm thất vào động mạch. Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông. Hệ mạch Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim. Bảng 35.4 Hô Hấp Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp. Cơ chế Vai trò Riêng Chung Thở Hoạt động phối hợp của nồng ngực và các cơ hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể. Trao đổi khí ở phổi Các khí O2 và CO2 khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu Trao đổi khí ở tế bào Các khí O2 và CO2 khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Cung cấp 02 cho tế bào nhận CO2 do tế bào thải ra. Bảng 35.5: Tiêu hóa. Hoạt động Loại chất Khoang miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Tiêu hóa Gluxit + + Lipit + Prôtêin + + Hấp thụ Đường + Axit béo và Gluxit + Axit amin + Bảng 35.6Trao đổi chất và chuyển hóa. Các quá trình Đặc điểm Vai trò Trao đổi chất Ở cấp cơ thể - Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài. - Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài. Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa Ở cấp tế bào - Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong. - Thải ra các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong. Chuyển hóa ở tế bào Đồng hóa -Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể. - Tích lũy năng lượng. Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của cơ thể Dị hóa - Phân giải các chất của tế bào. - Giải phóng năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể. Hoạt động 2: ( 24 phút ) Thảo luận và trả lời câu hỏi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK - GV yêu cầu học sinh thảo luận tìm câu trả lời - GV yêu cầu học sinh đánh giá kết quả các nhóm khác - GV hòan thiện kiến thức - HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời - Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung 4. Kiểm tra đánh giá : ( 5 phút ) GV cho điểm 1-2 nhóm làm tốt 5. Dặn dò : ( 1 phút ) - Học kĩ bài. - Ôn tập chuẩn bị thi học kì 1 . Soạn ngày: 20-12-2009 Tuần :19 Giảng ngày:25-12-2009 Tiết 1 và 2 ÔN TẬP I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thông qua tiết ôn tập nhằm cũng cố lại một lần nữa các kiến thức HS đã học 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng tái hiện, so sánh. 3. Giáo dục: Giáo dục HS nghiêm túc trong học tập. II. ChuÈn bÞ: GV chuÈn bÞ : HƯ thèng c©u hái vµ bµi tËp. Hs chuÈn bÞ: ¤n l¹i tÊt c¶ nh÷ng kiÕn thøc ®· häc III. Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra) 3. Các hoạt động – hoc: 4. Các hoạt động dạy – học: Tiết 1: Ôn chương: Vận động, tuần hoàn. Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV đưa hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận và trả lời: ? Trình bày cấu tạo và tính chất của xương? ? Xương to ra và dài ra do đâu? ? Nêu cấu tạo và tính chất của cơ? Bài tập: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bắp cơ điển hình có cấu tạo : a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối b. Bó cơ và sợi cơ c. Có màng liên kết bao bọc , hai đầu nhỏ giữa phình to d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ. Câu 2: Khi cơ co bắp cơ ngắn lại và to bề ngang là do : a. Vân tối dày lên. b. Một đầu cơ co và một đầu cố định . c. Các tơ mảnh xuyên sâu vào tơ dày. ? Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách nào? ? Miễn dịch là gì? ? Đông máu là gì? ? Trình bày các nguyên tắc truyền máu? Bài tập: Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất . Câu 1 : Hệ tuần hoàn gồm : a . Động mạch , tĩnh mạch và tim. b . Tâm nhĩ , tâm thất , động mạch , tĩnh mạch. c . Tim và hệ mạch. Câu 2 : Máu di chuyển trong toàn cơ thể là do : a . Tim co bóp đẩy máu vào hệ mạch b. Hệ mạch dẫn máu đi khắp cơ thể c. Cơ thể luôn cần chất dinh dưỡng d. Câu a và b đúng e. Cả câu a, b, c đều đúng. ? Trình bày cấu tạo ngoài của tim? ? Nêu chu kì co giãn của tim? - HS thảo luận nhóm và trả lời. - Các HS còn lại nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chốt Vận động. -Cấu tạo và chức năng xương ngắn , dẹt: +Cấu tạo :Ngoài là mô xương cứng .Trong là mô xương xốp +Chức năng :Chứa tủy đỏ - Xương dài ra :Do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng - Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương Đáp án: Câu 1: b. Câu 2: c II. Tuần hoàn - Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách : +Thực bào : Bạch cầu hình thành các chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hóa chúng +Limpo B : Tiết kháng thể vô hiệu hóa vi khuẩn +Limpo T :Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng Đáp án: Câu 1: c , Câu 2. * Chu kì co giãn của tim -Mỗi chu kì co giãn của tim kéo dài 0.8s -Chu kì tim gồm 3 pha : +Pha co tâm nhĩ (0.1s) Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất +Pha co tâm thất (0.3s) Máu từ tâm thất vào động mạch chủ +Pha dãn chung (0.4s) Máu được hút vào tâm nhĩ đến tâm thất Tiết : 2: Ôn chương hô hấp và tiêu hóa. Hoạt động của GV - HS Nội dung GV đưa hệ thống câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận và trả lời: ? Cấu tạo của hệ hô hấp gồm những phần nào? ? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp? ? Cần luyện tập như thế nào để có moat hệ hô hấp tốt? ? Nêu các cơ quan trong hệ tiêu hóa? ? Trình bày quá trình tiêu hóa ở khong miệng, dạ dày , ruột non? Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất? Câu 1: Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm a. Biến đổi lí học b. Nhai, đảo trộn thức ăn c. Biến đổi hóa học d. Tiết nước bọt e. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 2: Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là : a. Protein , tinh bột, lipit b. Tinh bột chín c. Protein , tinh bột , hoa quả d. Bánh mì mỡ thực vật Câu 3: Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hóa học và lí học ở dạ dày ? a. Prôtêin b. Lipit c. Gluxit d. Khóang Câu 4: Biến đổi lí học ở dạ dày gồm : a. Sự tiết dịch vị b. Sự nhào trộn thức ăn c. Sự co bóp của dạ dày d. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 5: Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm a. Tiết dịch vị b. Hoạt động của enzim pepsin c. Thấm đều dịch vị với thức ăn - HS thảo luận nhóm và trả lời. - Các HS còn lại nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và chốt Hô hấp. - Cơ quan hô hấp gồm +Đường dẫn khí +Hai là phổi - Chức năng : + Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra ngăn bụi , làm ẩm và ấm không khí + Phổi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài -Biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại : + Xây dựng môi trường trong sạch. + Không hút thuốc lá . +Đeo khẩu trang trong khi lao động và nơi có nhiều bụi II. Tiêu hóa Ống tiêu hóa gồm :Miệng , hầu , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già , hậu môn -Tuyến tiêu hóa gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan,tuyến tụy, tuyến vị ,tuyến ruột Đáp án: Câu 1: e , Câu 2: b câu 3: a, Câu 4: d , Câu 5: b 4. Kiểm tra đánh giá : Gv cho điểm 1-2 nhóm làm tốt 5. Dặn dò : - Học kĩ bài. - Soạn bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_25_on_tap_hoc_ki_1_le_thi_phuong.doc