1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- HS biết được cách viết sơ đồ lai 1 cặp tính trạng, hiểu biết về NST, ADN, mối quan hệ giữa ADN và ARN, giữa gen và tính trạng.
1.2.Kỹ năng:
-HS thực hiện được kỹ năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
-HS thực hiện thành thạo: kỹ năng tự tin khi làm bài, tư duy, động não suy nghĩ
3.Thái độ:
-Thói quen: học tập tốt
-Tính cách: Giáo dục HS tính nghiêm túc làm bài
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 11+12 - Huỳnh Thị Cẩm Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Tuần: 11-Tiết PPCT: 21
ND: 31/10
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- HS biết được cách viết sơ đồ lai 1 cặp tính trạng, hiểu biết về NST, ADN, mối quan hệ giữa ADN và ARN, giữa gen và tính trạng.
1.2.Kỹ năng:
-HS thực hiện được kỹ năng: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
-HS thực hiện thành thạo: kỹ năng tự tin khi làm bài, tư duy, động não suy nghĩ
3.Thái độ:
-Thói quen: học tập tốt
-Tính cách: Giáo dục HS tính nghiêm túc làm bài
2. Ma trận:
Tên chủ đề
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
1. Thí nghiệm của Menđen
Viết sơ đồ lai từ P đến F2
-P AA x AA
-P AA x aa
Nội dung phép lai phân tích
-Tính trạng tương phản
-Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2 câu
2 điểm
TL: 20%
2 câu
1 điểm
TL: 10%
3 câu
3 điểm
TL: 30%
2. Nhiễm sắc thể
Phân biệt NST GT và NST thường. Cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau
- Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng ở người.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
TL: 20%
1 câu
0.5điểm
TL: 5%
2câu
2.5 điểm
TL: 25%
3. ADN và gen
Quá trình tự nhân đôi ADN
-ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu nào
-Quá trình tổng hợp ARN
-Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, tính tổng số nuclêôtit của phân tử
Xác định trình tự các Nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
3 điểm
TL: 30%
2 câu
1.5 điểm
TL: 15%
4câu
3.5 điểm
TL: 45%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5 câu
5 điểm TL: 50 %
3 câu
3 điểm TL: 30 %
3 câu
2 điểm
TL: 20 %
11 câu
10 điểm
TL:100%
3. Đề kiểm tra:
3.1. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Phép lai nào sau đây có cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản?
A. P: Hạt vàng, vỏ xám x Hạt xanh, vỏ trắng B. P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
C. P: Hoa ở thân x Hoa ở ngọn D. P: Quả đỏ x Hạt vàng
Câu 2: Kiểu gen dị hợp 2 cặp gen là:
A.Aabb B. aaBb C. AABb D. AaBb
Câu 3: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng ở người là:
A.44 chiếc B.23 cặp C.46 chiếc D.24 cặp
Câu 4: Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là:
A. 20 B. 200 C 100 D. 400
Câu 5: Quá trình tổng hợp ARN xảy ra ở:
A. Chất tế bào B. Lưới nội chất C. Trên màng nhân D. Trong nhân tế bào
Câu 6: Các loại ARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của:
A. Phân tử prôtêin B. Ribôxôm C. Phân tử ADN D. Phân tử ARN mẹ
3.2. Tự luận: (7điểm)
Câu 7: (1đ) Hãy viết sơ đồ lai từ P đến F2 trong các trường hợp sau
P AA x AA, P AA x aa
Câu 8: (1đ) Phát biểu nội dung của phép lai phân tích?
Câu 9: (2đ) Phân biệt điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau?
Câu 10: (2đ) Trình bày quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN? ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào?
Câu 11: (1đ) Một đoạn mạch ARN có trình tự các nucleotit như sau:
-A-U-G-X-U-U-A-X-
Xác định trình tự các Nucleotit trong đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN trên?
4. Đáp án:
Câu
Nội dung
Điểm
1
2
3
4
5
6
C
D
A
B
D
C
3
7
- P: AA x AA
G A A
F1 AA
F1 x F1 AA x AA
GF1 A A
F2 AA
- P: AA x aa
G A a
F1 Aa
F1 x F1 Aa x Aa
GF1 A,a A,a
F2 AA, Aa, Aa, aa
1
8
Phép lai phân tích: là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG là đồng hợp trội.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có KG là dị hợp.
1
9
NST giới tính
NST thường
- Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
-Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX), không tương đồng (XY).
- Chủ yếu mang gen quy định giới tính.
- Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội
-Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
- Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể
-Ở nam có 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau, hai loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau. Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau
2
10
Quá trình tự nhân đôi:
+ 1 phân tử ADN tháo xoắn, tách rời thành 2 mạch đơn
+ Các nuclotit của mạch khuôn liên kết với các nuclotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A – T, G – X
+ Hai mạch mới của 2 ADN con dần dần được hình thành trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau
Nguyên tắc:
+ Khuôn mẫu: dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
+ NTBS: A – T, G – X
+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn)
2
11
Mạch khuôn - T – A –X – G – A – A – X – T – G –
| | | | | | | | |
Mạch bổ sung - A – T– G – X – T – T – G – A – X –
1
4. Kết quả:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9A1
9A2
TC
-Ưu điểm:
Nhược điểm:
CHƯƠNG IV BIẾN DỊ
*Mục tiêu chương:
1.Kiến thức:
-Nêu được khái niệm biến dị.
-Phát biểu khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
-Kể được các dạng đột biến cấu trúc và số lượng NST (dị bội thể, thể đa bội)
-Nêu được nguyên nhân phát sinh, 1 số biểu hiện của đột biến gen và đột biến NST
-Định nghĩa thường biến và mức phản ứng
-Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh, nêu được 1 số ứng dụng của mối quan hệ đó.
2.Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng:
-Thu thập tranh ảnh, mẫu vật có liên quan đến đột biến và thường biến.
-Hợp tác, ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực.
-Thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK, QS tranh ảnh, tự tin trình bày ý kiến
3.Thái độ:
-Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, MT đất, nước
Tuần 11ĐỘT BIẾN GEN
-Tiết PPCT: 22
ND: 3/11
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
-HĐ2: HS biết được khái niệm biến dị.
-HĐ3: HS hiểu được khái niệm và các dạng đột biến gen
-HĐ4: HS hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến gen
-HĐ5: HS hiểu vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người.
1.2.Kỹ năng:
-HĐ2: HS thực hiện được kỹ năng: Nhận biết KN biến dị
-HĐ3: HS thực hiện được kỹ năng: Nhận biết các dạng đột biến gen qua tranh ảnh
-HĐ4,5: HS thực hiện thành thạo kỹ năng: Thu thập, xử lí thông tin khi đọc SGK, QS tranh ảnh,phim, internet, tự tin bày tỏ ý kiến, ứng xử, giao tiếp, lắng nghe tích cực
1.3.Thái độ:
-HĐ2,3: Thói quen: Thích tìm hiểu khoa học
-HĐ4: Tính cách: Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật, MT đất, nước (GDMT)
-HĐ5: Tính cách: Hướng cho HS thấy được qua giao phối ở vật nuôi nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, 1 ĐB vốn có hại có thể trở thành có lợi (GDHN)
2. Nội dung học tập:
-Khái niệm biến dị
-Đột biến gen
- Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
-Vai trò đột biến gen
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Hình “ Một số dạng đột biến gen”
3.2.HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 vài dạng đột biến ở TV hoặc ĐV
4.Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
9A1.. 9A2
4.2.Kiểm tra miệng:
Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:-A-T-G-X-A-G-T-X-
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó (8đ)
Đột biến gen là gì? (2đ)
TL : -T-A-X-G-T-X-A-G-
*Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
4.3.Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*HĐ1: (1 phút) Vào bài:
-GV : Trong quá trình tự sao chép, truyền đạt của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của các điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể gây ra các biến dị.Vậy Biến dị là gì? Vào bài
*HĐ2: (5 phút) Tìm hiểu khái niệm biến dị:
MT: HS biết được khái niệm biến dị
Tiến hành:
? Nhắc lại thế nào là biến dị? (bài 1)
*HS: KL
-GV: Có 2 loại BD: biến dị di truyền và BD không DT
? Các loại biến dị? Viết sơ đồ các loại biến dị?
*HS: biến dị không DT (thường biến)
Biến dị:
Biến dị tổ hợp
biến dị DT ĐBG
Biến dị ĐB CT
ĐBNST
SL
*HĐ3: (9 phút) Tìm hiểu đột biến gen
MT : HS hiểu được khái niệm và các dạng đột biến gen
Tiến hành:
- GV: Cho HS quan sát hình 21.1, TLN 4 phút:
? So sánh các cặp Nucleotit ở H a, b, c, d?
*HS: H.a có 5 cặp nu T-A, G-X, A-T, T-A, X-G
H.b mất 1 cặp nu X-G so với H.a à mất 1 cặp Nu
H.c thêm 1 cặp nu T-A so với H.aà thêm 1 cặp Nu
H.d thay thế cặp G- X thay cặp A-T-> thay thế
-GV: Những biến đổi đó gọi là ĐBG.
? Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen?
*HS: Có 3 dạng đột biến gen
*HĐ4:(10 phút)Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh ĐBG
MT : HS hiểu được nguyên nhân phát sinh đột biến gen
Tiến hành:
-GV: Yêu cầu HS đoc TT phần III SGK/62 trả lời:
? Nguyên nhân gây đột biến gen ?
*HS : Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
? Theo em, tác động nào ở môi trường làm ảnh hưởng đến sự sao chép ADN ?
*HS : Tia hồng ngoại, tia phóng xạ, tia tử ngoại, các hóa chất
? Em đã gặp 1 cơ thể nào bị dột biến chưa ? Nguyên nhân gây ra đột biến đó ?
*HS: Có, người bị dị tật, do chất độc màu da cam
? Tại sao đột biến gen lại gây ra biến đổi KH ?
*HS: Làm biến đổi cấu trúc mà nó mã hóa gây nên biến đổi KH
*GDMT: Sử dụng thuốc hợp lí khi trồng cây, sản xuất nông nghiệp hạn chế gây đột biến gen biểu hiện T/trạng
-GV : Liên hệ thực tế : Tác hại 2 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống 2 thành phố Hirosima và Nagaki của Nhật không ngừng chết hàng vạn người mà còn để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau. Chất độc màu da cam do Mỹ rãi xuống VN trong chiến tranh gây quái thai, dị tật cho hàng vạn trẻ em VM
? Trong thực nghiệm người ta có thể gây ra đột biến nhân tạo bằng cách nào ?
*HS : Tác nhân vật lí, hóa học ảnh hưởng qu1 trình sinh lí, sinh hóa nội bộ tế bào bị rối loạn
-GVMR: Trong điều kiện tự nhiên do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường. Nguyên nhân phát sinh đột biến bằng thực nghiệm sẽ học ở bài 33
*HĐ5:(10 phút) Tìm hiểu vai trò ĐBG
MT: HS hiểu vai trò của đột biến gen
Tiến hành:
- GV: Cho HS đọc thông tin SGK phần III.
?Đột biến gen gây ra những biến đổi như thế nào?
*HS: Làm biến đổi KH.Vì làm biến đổi cấu trúc mà nó mã hóa gây nên biến đổi KH
? Vì sao ĐBG biểu hiện ra ngoài KH thường có hại?
*HS: Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein
? Trong các ĐB thể hiện trên H 21.1à 21.4 SGK. ĐB nào có lợi, ĐB nào có hại đối với bản thân SV và con người?
*HS: H 21.2, 21.3 có hại ; 21.4 có lợi
? Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
*HS: KL
- GVMR: Đa số đột biến gen tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra KH khi ở thể đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp
*GDHN: Qua giao phối nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, 1 ĐB vốn có hại có thể trở thành có lợi.Trong thực tiễn người ta gặp những ĐB tự nhiên và nhân tạo có lợi cho bản thân SV. Vd: ĐB làm tăng tính chịu hạn, chịu rét ở lúa, ĐB làm tăng khả năng thích ứng với điều kiện đất đai và làm mất tính cảm quang chu kì phát sinh ở giống lúa Tám thơm Hải hậu đã giúp các nhà chọn giống lúa Tám thơm ĐB trồng được 2 vụ/ năm trên điều kiện đất đai kể cả vùng đất trung du và miền núi..ĐB tự nhiên ở cừu chân ngắn (Anh), ĐBG làm thay đổi màu sắc khác nhau trên cánh bướm làm tăng sự đa dạng của các loài thuộc bộ cánh cứng.
I.Khái niệm biến dị:
-Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
II. Đột biến gen là gì?
-Là những biến đổi trong cấu trúc của gen
-Các dạng: mất, trêm, thay thế 1 cặp nucleotit
III.Nguyên nhân phát sinh ĐBG
-Tự nhiên: Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể.
-Nhân tạo: Do con người gây ra bằng các tác nhân vật lí hoặc hóa học
VI.Vai trò của đốt biến gen
- Làm biến đổi KH
-Thường có hại cho bản thân SV vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein
-Đột biến đôi khi có lợi cho con người trong chăn nuôi và trồng trọt
4.4.Tổng kết :
Câu 1: ĐBG là gì? Cho VD?
TL: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.
Vd: Do nhiễm chất độc màu da cam gây ĐBG dẫn đến biến đổi KH ở người là cụt tay, bàn chân, quái thai....
Câu 2: Tìm vd ĐB phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra?
TL: ĐBG làm mất khả năng tổng hợp chất diệp lục ở lá cây vạn niên thanh, gây bệnh bạch tạng ở người là cho tế bào da mất khả năng tổng hợp sắc tố có màu trắng bạch tạng, tóc màu trắng, mắt màu hồng
4.5 Hướng dẫn học tập:
*Đối với bài học này:
- Học bài, làm bài tập vào VBT câu 1,2,3 sgk/ 64
- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu về ĐBG
*Đối với bài học tiết tiếp theo:
-Soạn bài:“ Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”
-Quan sát hình 22 “1 số dạng Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”.
5. Phụ lục:
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_1112_huynh_thi_cam_nhung.doc