I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nắm vững thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết cách dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, để tìm các ước của một số tự nhiên.
3. Thái độ: Biết vận dụng kiến thức để giải một số bài toán thực thế.
II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng, bảng phụ, giáo án
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (7ph)
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học 6 - Tuần:10 - Tiết: 28: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:10 Ngày soạn: 11/11/2007
Tiết: 28 Ngày dạy: 13/11/2007
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: HS nắm vững thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. HS biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết cách dùng lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
Kĩ năng: HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, để tìm các ước của một số tự nhiên.
Thái độ: Biết vận dụng kiến thức để giải một số bài toán thực thế.
II. CHUẨN BỊ. Thước thẳng, bảng phụ, giáo án…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (7ph)
HS1 :- Thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố ? Áp dụng tính :
- Phân tích số 120 ; 2100 ra thừa số nguyên tố và cho biết mỗi số đó chia hết cho các số nguyên tố nào ?
- Trả lời : 120 = 23 . 3 . 5 ; 120 chia hết cho các số nguyên tố 2, 3, 5.
2100 = 22 . 3 . 52 . 7 ; 2100 chia hết cho các số nguyên tố 2 ; 3 ; 5 ; 7
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
HĐ 1:Chữa bài tập về nhà :
Bài tập 126 (50) :
GV : Treo bảng phụ có ghi sẵn các số bạn An đã phân tích.
GV: Bạn An phân tích ra thừa số nguyên tố đúng hay sai ? Vì sao ?
HS : Sai
HS : Lên bảng sửa vào bảng phụ.
Học sinh đứng tại chỗ nhận xét.
1. Chữa bài tập về nhà :
Bài tập 126 (50) :
An phân tích sai vì :
120 = 2 . 3 . 4 . 5 thì 4 là hợp số.
306 = 2 . 3 . 51 thì 51 là hợp số
567 = 92 . 7 thì 92 là hợp số
Ta phân tích lại như sau :
120 = 23 . 3 . 5
306 = 2 . 32 . 17
567 = 34 . 7
20’
HĐ 2: Bài tập luyện tập :
Bài tập 130 (50) :
GV : Gọi 2 HS lên bảng, mỗi em phân tích hai số rồi tìm ra tập hợp các ước của mỗi số.
HS: Một vài học sinh đứng tại chỗ đối chiếu kết quả của mình và bạn để nhận xét và sửa chữa
Bài tập 131 (50) :
GV : Nếu tích của hai số tự nhiên bằng 42 thì mỗi số có quan hệ như thế nào với số 42.
HS: Mỗi số là ước của 42.
GV: Hãy viết tập hợp các ước của 42.
HS: 1HS lên bảng trình bày
HS: Cả lớp làm ra nháp ; sau đố đối chiếu kết quả
GV: Tương tự GV cho 1HS lên bảng giải câu b
Bài 132 (50) :
GV : Gọi 1HS đọc đề
Hỏi : Bài toán cho biết gì ? cần biết gì ?
GV : Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm bàn bạc, trao đổi để tìm ra số túi xếp bi.
GV : Gọi mỗi nhóm một vài em đại diện lên đọc kết quả, sau đó chốt lại.
GV: Số túi có quan hệ với số bi như thế nào ? Hãy viết các ước của 28
2. Bài tập luyện tập :
Bài tập 130 (50) :
51 = 3 . 17.
Ư (51) ={1 ; 3 ; 17 ; 51}
75 = 3 . 52
Ư (75) = {1 ; 3 ; 5 ; 15 ; 25 ; 75}
42 = 2 . 3 . 7
Ư (42) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 7 ; 14 ; 21 ; 42}
30 = 2 . 3 . 5
Ư (30) = {1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 6 ;0 ; 15 ; 30}
Bài tập 131 (50) :
a) Mỗi số là ước của 42. Ta có các số là :
1 và 42 ; 2 và 21 ; 3 và 14 ; 6 và 7.
b) a và b là ước của 30 (a < b)
a
1
2
3
5
b
30
15
10
6
Bài 132 (50) :
Số túi là ước của 28
Số túi là 1 ; 2 ; 4 ; 7 ;14 và 28 (túi)
Củng cố – luyện tập. (7ph)
GV : Giới thiệu các xác định số lượng ước của một số.
Nếu m = ax thì m có : x + 1 Ước
Nếu m = axby thì m có : (x + 1) (y + 1)
Ví dụ :
a) b = 25 có 5 + 1 = 6 bước
b) c = 32 . 7 có :(2 + 1) (1 + 1) = 6 bước
Hướng dẫn về nhà. (3ph)
- Học và làm bài tập số 133 (T51)
- Xem phần có thể em chưa biết trang 51 sgk
- Nếu m = axbycz thì m có : (x + 1) (y + 1)(z+1)
- Xem trước bài ước chung và bội chung.
File đính kèm:
- SO TIET 28.doc