Giáo án tạo hình Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Chim và côn trùng

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng nặn để nặn các con côn trùng

- Biết đặc điểm cấu tạo của các con côn trùng

 ( Đặc điểm chung, đặc điểm riêng )

- Trẻ thể hiện được ý tưởng sáng tạo của mình

2. Kỹ năng:

- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét

- Kỹ năng thực hành nặn

- Kỹ năng diễn đạt mạch lạc

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

3. Giáo dục trẻ:

- Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp

- Giáo dục trẻ bảo vệ các con côn trùng có ích cho đời sống con người. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường xung quanh để ngăn chặn sự sinh sản của các con côn trùng có hại.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Các con côn trùng nặn mẫu

- Giá để sản phẩm

- Máy chiếu, máy vi tính

- Sile các con côn trùng

2. Đồ dùng của trẻ:

- Đất nặn

- Bảng, khăn

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tạo hình Chủ đề: Thế giới động vật - Chủ đề nhánh: Chim và côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tạo hình Chủ đề: Thế giới động vật Chủ đề nhánh: Chim và côn trùng Bộ môn: Tạo hình Đề tài dạy: Nặn các con côn trùng Ngày soạn: 13/ 12/2009 Ngày dạy: 17/12/2009 Người soạn - giảng: Tr. Th. K. Ba Đối tượng: Lớp MG 5- 6 tuổi Thời gian: 35- 40 phút Mục đích yêu cầu: Kiến thức: Trẻ biết phối hợp các kỹ năng nặn để nặn các con côn trùng Biết đặc điểm cấu tạo của các con côn trùng ( Đặc điểm chung, đặc điểm riêng ) Trẻ thể hiện được ý tưởng sáng tạo của mình Kỹ năng: Rèn trẻ kỹ năng quan sát, nhận xét Kỹ năng thực hành nặn Kỹ năng diễn đạt mạch lạc Kỹ năng tư duy sáng tạo Giáo dục trẻ: Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp Giáo dục trẻ bảo vệ các con côn trùng có ích cho đời sống con người. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường xung quanh để ngăn chặn sự sinh sản của các con côn trùng có hại. Chuẩn bị: Đồ dùng của cô: Các con côn trùng nặn mẫu Giá để sản phẩm Máy chiếu, máy vi tính Sile các con côn trùng Đồ dùng của trẻ: Đất nặn Bảng, khăn Tiến Hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Trò chuyện về chủ điểm: “Chim và côn trùng” ( Mở sile chào mừng) Cô có một câu đố muốn đố lớp mình, chúng mình lắng nghe nhé: Con gì nho nhỏ Lưng nó uốn cong Bay khắp cánh đồng Kiếm hoa làm mật (Là con gì?) Chúng mình nhìn lên bảng xem có đúng con ong không nhé + Sile 3: Con Ong Cô lại đố lớp mình nhé. Trong thế giới động vật con ong thuộc nhóm con vật gì? + Sile 4: Các con côn trùng: Trên bảng cô có một số con côn trùng rất đẹp, các con nhìn xem đó là những con gì? Những con côn trùng này có đặc điểm gì chung? Bây giờ cô sẽ dẫn chúng mình đến với khu vườn mùa xuân xem ở đó có điều gì đặc biết nhé. Nội dung hoạt động: * Quan sát – Nhận xét: - Đã đến khu vườn mùa xuân rồi, chúng mình nhìn xem ở đây có điều gì đặc biệt? - Đây là con gì? ( con bướm) - Con bướm được làm từ chất liệu gì? - Được chia làm mấy phần? + Phần đầu được tạo bởi hình gì? + Phần thân có những gì? có tất cả mấy cánh? Theo con để nặn được cánh phải làm những thao tác gì? - Đây là con gì? ( Con bọ dừa ) - Con bọ dừa màu sắc như thế nào? - Theo con để nặn được con bọ dừa chúng mình phải nặn gì trước? Và nặn như thế nào? - Cô củng cố cách nặn con bọ dừa: Nặn phần đàu bằng hình tròn nhỏ, nặn phần thân bằng hình tròn lớn, ấn hơi bẹt phần bụng, dùng đất màu đỏ lăn tròn ấn bẹt tạo thành cánh, ghép vào thân con bọ dừa. Nặn 6 cái chân dạng dài gắn vào phần bụng, nặn 2 mắt và râu để tạo thành con bọ dừa hoàn chỉnh. - Đây là con gì? ( con chuồn chuồn) + Bạn nào có thể nêu được cách nặn con chuồn chuồn? + Con chuồn chuồn có đặc điểm gì khác biệt với những con khác? (4 cánh, đuôi dài) Ngoài những con vật chúng mình vừa nhận xét, trong khu vườn mùa xuân còn có rất nhiều các con côn trùng khác như con ong, con châu chấu, con kiến…được nặn rất đẹp. * Trẻ nêu ý tưởng: - Nếu được làm nghệ nhân nặn các con côn trùng con sẽ nặn con gì? - Nặn như thế nào? ( Gọi 4- 5 trẻ) - Bây giờ cô sẽ cho lớp mình làm những nghệ nhân tý hon năn các con vật này nhé. Nào chúng mình cùng trở về Lớp của chúng mình nào. * Cô hướng dẫn trẻ nặn: - Để nặn được đất nặn trước tiên chúng mình phải làm thao tác gì? (Bóp mềm đất) Cho trẻ tái tạo trên không. + Lăn tròn là lăn như thế nào? + Lăn dài là lăn như thế nào? Chúng mình cùng cô làm động tác ấn bẹt nào! * Trẻ thực hành nặn: Bây giờ cô mời các nghệ nhân tý hon cùng bắt tay vào công việc nào! Cô cho trẻ thực hành nặn + Cô đến từng nhóm hỏi ý tưởng trẻ định nặn gì và nặn như thế nào? + Cô giúp đỡ những trẻ yếu. + Cô bật nhạc bài: Con chuồn chuồn để tạo hứng thú cho trẻ. Kết thức hoạt động: * Trưng bày sản phẩm: Đã hết giờ rồi, cô mời các nghệ nhân tý hon của lớp A9 mang sản phẩm của mình lên trưng bày nào. Nhận xét sản phẩm: + Các con hãy quan sát và cho cô biết trong các bài này con thích bài nào nhất? Vì sao? Cô nhận xét các sản phẩm: + Cô thấy các nghệ nhân tý hon của lớp mình nặn côn trùng rất giỏi. Giáo dục trẻ: Các con ạ! Con chuồn chuồn , con ong , con bướm… là những con côn trùng có ích cho cuộc sống con người. Vì vậy chúng mình phải biết bảo vệ những con vật này. Còn những con côn trùng như: Ruồi, muỗi, nhặng … là những con vật mang lại tác hại cho con người như bệnh tật, truyền nhiễm…Chúng mình phải vệ sinh sạch sẽ nơi ở và môi trường xung quanh để ngăn chặn sự sinh sản của chúng. Bây giờ cô và các con cùng ra sân trường múa hát thật hay bài hát: Con chuồn chuồn và cùng nhau nhặt lá rơi để tạo môI trường xanh- sạch- đẹp nhé. Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ đi theo cô Trả Lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ nêu ý tưởng Trẻ trả lời Trẻ nêu thao tác Trẻ tái tạo Trẻ trả lời Trẻ làm cùng cô Trẻ nặn Trẻ trưng bày sản phẩm Nhận xét - Trẻ múa hát

File đính kèm:

  • doctao hinh(2).doc
Giáo án liên quan