Giáo án Tập đọc 2 tuần 19 đến 22

Bài dạy : CHUYỆN BỐN MÙA( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân. Hạ, Thu, Đông.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.

- Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.

- Giúp HS yêu thích các mùa trong năm.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Khởi động (1’)

2. Bài cũ (3’)

- Ôn tập học kì I.

- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai.

- HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 2 tuần 19 đến 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 19 Ngày dạy: 15/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : CHUYỆN BỐN MÙA( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU Đọc trơn cả bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân. Hạ, Thu, Đông. Hiểu nghĩa của các từ ngữ: đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường. Hiểu ý nghĩa các câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. Giúp HS yêu thích các mùa trong năm. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa bài đọc trong sgk. Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. Bút dạ+ 3, 4 tờ giấy khổ to kẻ bảng gồm 3 cột (mùa hạ, mùa thu, mùa đông) để hs trả lời câu hỏi 3. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ôn tập học kì I. GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai. HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm; quan sát tranh minh họa chủ điểm mở đầu – Bốn mùa. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc + Mục tiêu: Giúp HS đọc trơn toàn bài, đọc đúng từ khó hiểu nghĩa từ. +Cách tiến hành: GV đọc mẫu toàn bài: Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc từng câu. HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em tự đứng lên đọc nối tiếp. Chú ý: Các từ có vần khó: nhất, nảy lộc, tinh nghịch, vườn bưởi, cỗ, thủ thỉ, ấp ủ, . . Từ mới: bập bùng. b) Đọc từng đoạn trước lớp. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV hướng dẫn HS ngắt hơi và nhấn giọng trong các câu sau: Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.// Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.// GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi). c) Đọc từng đoạn trong nhóm. Lần lượt từng HS trong nhóm (bàn, tổ) đọc, các HS khác nghe, góp ý. GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN: từng đoạn, cả bài) e) Cả lớp đọc ĐT (1 đoạn) 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2 - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS luyện đọc từng đoạn - HS đọc từng câu. - Nêu từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn. - HS đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc từng đoạn. - Thi đua đọc giữa các nhóm. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 19 Ngày dạy: 15/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : CHUYỆN BỐN MÙA( TIẾT 2) III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa (Tiết 1) GV yêu cầu HS đọc lại bài. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài + Mục tiêu: Giúp HS nắm nội dung bài. + Cách tiến hành: . GV hướng dẫn HS đọc (chủ yếu là đọc thầm) từng đoạn, cả bài và trao đổi về nội dung bài văn theo các câu hỏi cuối bài. GV chốt lại từng câu hoặc ghi nhận ý kiến đúng của HS. Câu hỏi 1: Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? GV yêu cầu HS quan sát tranh, tìm các nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và nói rõ đặc điểm của mỗi người. Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? GV hỏi thêm các em có biết vì sao khi xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? GV hỏi thêm: Theo em lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? Em thích nhất mùa nào? Vì sao? GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.à GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc hay. v Hoạt động 2: Luyện đọc theo vai. + Mục tiêu: Giúp HS đọc truyện theo vai. + Cách tiến hành: GV hướng dẫn 2, 3 nhóm HS Thi đọc truyện theo vai. GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn. GV cho HS nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Thư Trung thu. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Chia nhỏ lớp cho HS thảo luận theo bàn, nhóm. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp thảo luận. - Cả lớp đọc thầm đoạn 1 - Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông. - HS quan sát tranh - Nàng Xuân cài trên đầu 1 vòng hoa. Nàng Hạ cầm trên tay 1 chiếc quạt mở rộng. Nàng Thu nâng trên tay mâm hoa quả. Nàng Đông đội mũ, quàng 1 chiếc khăn dài để chống rét. - Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc. - Vào xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc. - Xuân làm cho cây lá tươi tốt. - Không khác nhau, vì cả đều nói điều hay của mùa xuân: Xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc. - Chia lớp thành 3 nhóm, trả lời vào bảng tổng hợp. - Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết. - Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển. - Em thích nhất mùa thu vì đó là mùa mát mẻ nhất trong năm. - Em thích mùa đông vì được mặc quần áo đẹp. - Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. - Hoạt động lớp, nhóm. - Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất. - Các nhóm thi đua. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 19 Ngày dạy: 17/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : THƯ TRUNG THU I. MỤC TIÊU Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Giọng đọc diễn tả được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. Nắm được ý nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc. Hiểu nội dung lời thư và bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác. HS hiểu tình yêu thương của Bác Hồ đối với thiếu nhi Việt Nam II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Thêm tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chuyện bốn mùa Bốn nàng tiên trong chuyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? Em thích nhất mùa nào? Vì sao? GV nhận xét. 3. Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc. +MT: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. + Cách tiến hành: GV đọc diễn cảm bài văn: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a) Đọc từng câu. HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ trong bài. Những từ ngữ cần chú ý: năm, lắm, trả lời, làm việc,… (MB); yêu, ngoan ngoãn, tuổi nhỏ, việc nhỏ, …(MN). b) Đọc từng đoạn trước lớp. GV có thể chia bài làm 2 đoạn (phần lời thư và lời bài thơ); hướng dẫn HS ngắt nhịp ở cuối mỗi dòng thơ. GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mơi trong bài (Trung thu, thi đua, hành, kháng chiến, hòa bình); giải nghĩa thêm: nhi đồng (trẻ em từ 4, 5 à 9 tuổi), phân biệt thư với thơ (lá thư, bức thư/ dòng thơ, bài thơ). c) Đọc từng đoạn trong nhóm. d) Thi đọc giữa các nhóm (ĐT, CN; từng đoạn, cả bài) v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. +MT: Giúp HS tìm hiểu bài. +Cách tiến hành: . Câu hỏi 1: Mỗi Tết Trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai? Câu hỏi 2: Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? GV hỏi thêm: Câu thơ của Bác là một câu hỏi (Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?) - câu hỏi đó nói lên điều gì? GV giới thiệu tranh, ảnh Bác Hồ với thiếu nhi để HS thấy được tình cảm âu yếm, yêu thương quấn quýt đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác Hồ. Câu hỏi 3: Bác khuyên các em làm những điều gì? Kết thúc lá thư, Bác viết lời chào các cháu ntn?. GV bình luận: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài thơ nào, lá thư nào Bác viết cho thiếu nhi cũng tràn đầy tình cảm yêu thương, âu yếm như tình cảm của cha với con, của ông với cháu. v Hoạt động 3: Học thuộc lòng. +MT: Giúp HS học thuộc lòng. +Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cả lớp học thuộc lòng 4. Củng cố – Dặn dò (3’) 1 HS đọc lại cả bài Thư Trung thu. HS cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Phong Nhã. GV nhận xét tiết học, nhắc HS nhớ lời khuyên của Bác, về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn thơ trong thư của Bác. Chuẩn bị: Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. - HS đọc. - HS nối tiếp đọc 2 dòng thơ. - HS đọc từng đoạn. - HS đọc lại từ - HS thi đua đọc giữa các nhóm. - Hoạt động lớp, cá nhân - Bác nhớ tới các cháu nhi đồng. -“Ai yêu các nhi đồng/ bằng Bác Hồ Chí Minh?/ Tính các cháu ngoan ngoãn,/ Mặt các cháu xinh xinh” - Không ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh./ Bác Hồ yêu nhi đồng nhất, không ai yêu bằng, . . . - HS quan sát tranh và lắng nghe. - Bác khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến và giữ gìn hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác - “Hôn các cháu/ Hồ Chí Minh” - Hoạt động cá nhân - HS học thuộc lòng - HS thi đua cá nhân. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 20 Ngày dạy: 22/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ- Tiết 1 I. MỤC TIÊU Hiểu những từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, đẵn, ăn năn. Hiểu nội dung bài: Ong Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Qua câu chuyện chúng ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ sự dũng cảm và lòng quyết tâm, nhưng nhờ người luôn muốn làm bạn với thiên nhiên. Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. - Qua câu chuyện con người có thể chiến thắng thiên nhiên, và luôn muốn làm bạn với thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Thư Trung thu Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Thư Trung thu. 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Thư Trung thu và trả lời câu hỏi cuối bài. Nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài. b) Luyện phát âm - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ khó có âm đầu l/n,… trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn - Hỏi: Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai? - GV chia đoạn - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. - Trong đoạn văn có lời nói của ai? - Ong Mạnh tỏ thái độ gì khi nói với Thần Gió? - Vậy khi đọc chúng ta cũng phải thể hiện được thái độ giận giữ ấy. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2. - Gọi 1 HS đọc đoạn 3. - Để đọc tốt đoạn này các con cần phải chú ý ngắt giọng câu văn 2, 4 cho đúng. Giọng đọc trong đoạn này thể hiện sự quyết tâm chống trả Thần Gió của ông Mạnh. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn 3. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS. - GV đọc mẫu đoạn 4. - Gọi 1 HS đọc đoạn cuối bài. Hỏi: Đoạn văn là lời của ai? Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài. Gọi HS đọc lại đoạn 5. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. v Hoạt động 2: Thi đua đọc - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2. - Hoạt động lớp, cá nhân. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: loài người, hang núi, lăng quay, lồm cồm, nổi giận, lớn nhất, làm xong, lên, lồng lộn, ăn năn, mát lành, các loài hoa,… + Các từ đó là: ven biển, ngã, ngạo nghễ, vững chãi, đập cửa, mở, đổ rạp, giận dữ, xô đổ, an ủi, thỉnh thoảng, biển cả,… 5 đến 7 HS đọc + lớp đọc - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. - Chúng ta phải đọc với 3 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của Thần Gió và giọng của ông Mạnh. HS đọc đoạn 1 - Trong đoạn văn có lời của ông Mạnh nói với Thần Gió. - Ong Mạnh tỏ thái độ rất tức giận. - Luyện đọc câu: - Thật độc ác! (Một số HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh) HS đọc đoạn 2. 1 HS khá đọc bài. - HS tìm cách ngắt sau đó luyện ngắt giọng câu: - HS đọc bài theo yêu cầu. Theo dõi GV đọc mẫu. Luyện đọc 2 câu đối thoại giữa Thần Gió và ông Mạnh, sau đó đọc cả đoạn. 1 HS khá đọc bài. - Đoạn văn là lời của người kể. - Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc câu: Từ đó,/ Thần Gió thường đến thăm ông,/ đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả/ và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.// Một số HS đọc bài cá nhân. Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5. (Đọc 2 vòng). Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS đọc. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 20 Ngày dạy: 22/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ- Tiết 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Tiết 1 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Tìm hiểu bài +MT : Giúp HS hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, 3. Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? Sau khi xô ngã ông Mạnh, Thần Gió làm gì? Ngạo nghễ có nghĩa là gì? Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió. (Cho nhiều HS kể) Con hiểu ngôi nhà vững chãi là ngôi nhà ntn? Cả 3 lần ông Mạnh dựng nhà thì cả ba lần Thần Gió đều quật đổ ngôi nhà của ông nên ông mới quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Liệu lần này Thần Gió có quật đổ nhà của ông Mạnh được không? Chúng ta cùng học tiếp phần còn lại của bài để biết được điều này. Gọi HS đọc phần còn lại của bài. Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? Thần Gió có thái độ thế nào khi quay trở lại gặp ông Mạnh? An năn có nghĩa là gì? Ong Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? Vì sao ông Mạnh có thể chiến thắng Thần Gió? Ong Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? à GV nhận xét chốt ý. v Hoạt động 2: Luyện đọc lại bài sắm vai. +MT : Giúp HS thi đua học sắm vai. +Cách tiến hành: Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sau mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt. 5. Củng cố – Dặn dò (3’) Hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc. Chuẩn bị: Mùa xuân đến. - Hoạt động lớp, cá nhân. 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Thần xô ông Mạnh ngã lăn quay. Thần Gió bay đi với tiếng cười ngạo nghễ. Ngạo nghễ có nghĩa là coi thường tất cả. Ong vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông quyết dựng một ngôi nhà thật vững chãi. Ong dẫn những cây gỗ thật lớn làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường. Là ngôi nhà thật chắc chắn và khó bị lung lay. 1 HS đọc đoạn 4, 5 trước lớp. Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững, chứng tỏ Thần Gió phải bó tay. Thần Gió rất ăn năn. An năn là hối hận về lỗi lầm của mình. Ong Mạnh an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới chơi nhà ông. Vì ông Mạnh có lòng quyết tâm và biết lao động để thực hiện quyết tâm đó. Ong Mạnh tượng trưng cho sức mạnh của người, còn Thần Gió tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Câu chuyện cho ta thấy người có thể chiến thắng thiên nhiên nhờ lòng quyết tâm và lao động, nhưng người cần biết cách sống chung (làm bạn) với thiên nhiên. - Hoạt động lớp, nhóm. 5 HS lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi HS đọc một đoạn truyện. Con thích ông Mạnh vì ông Mạnh đã chiến thắng được Thần Gió… Con thích Thần Gió vì Thần đã biết ăn năn về lỗi lầm của mình và trở thành bạn của ông Mạnh… Rút kinh nghiệm: TUẦN : 20 Ngày dạy: 24/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : MÙA XUÂN ĐẾN I. MỤC TIÊU - Hiểu nghĩa các từ: mận, nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm. Hiểu nội dung bài: Bài ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân. Mùa xuân đến làm cho đất trời, cây cối, chim muông,… đều thay đổi, tươi đẹp bội phần. Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Giáo dục HS hiểu mùa xuân làm cho mọi vật, mọi người đều trở nên đẹp hơn. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Ong Mạnh thắng Thần Gió Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Ong Mạnh thắng Thần Gió. GV nhận xét. 3.Bài mới Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc tơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1 b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có âm đầu l/n, r,… trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã, có âm cuối n, ng,… - Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. Yêu cầu HS đọc từng câu. c) Luyện đọc đoạn - GV nêu giọng đọc chung của toàn bài, sau đó nêu yêu cầu đọc đoạn và hướng dẫn HS chia bài tập đọc thành 3 đoạn: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. - GV giải nghĩa từ mận, nồng nàn. - Hướng dẫn: Để thấy rõ vẻ đẹp của các loài hoa được miêu tả trong đoạn văn, khi đọc, chúng ta cần lưu ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả như: ngày càng thêm xanh, ngày càng rực rỡ, đâm chồi, nảy lộc, nồng nàn, ngọt, thoảng qua. Gọi HS đọc lại đoạn 1. Yêu cầu HS đọc đoạn 2. Gọi HS đọc chú giải từ: khướu, đỏm dáng, trầm ngâm. Yêu cầu HS nêu cách ngắt giọng câu văn đầu tiên của đoạn. Dựa vào cách đọc đoạn 1, hãy cho biết, để đọc tốt đoạn văn này, chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào? Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2. Gọi HS đọc đoạn 3. Hỏi HS vừa đọc bài: Con đã ngắt giọng ở câu cuối bài ntn? Tổ chức cho HS luyện ngắt giọng câu văn trên. Yêu cầu HS đọc đoạn 3. Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau. Mỗi HS đọc một đoạn của bài. Đọc từ đầu cho đến hết. Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu luyện đọc trong nhóm. d) Thi đọc Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Nhận xét, cho điểm. e) Cả lớp đọc đồng thanh Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài +MT : Giúp HS tìm hiểu nội dung bài. +Cách tiến hành: GV đọc mẫu lại bài lần 2. GV cùng HS đọc và TLCH( SGK) Theo con, qua bài văn này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 5. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi 1 HS đọc lại bài tập đọc và trả lờo câu hỏi: Con thích nhất vẻ đẹp gì khi mùa xuân đến? - Nhận xét giờ học và yêu cầu HS về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị: Chim sơn ca và bông cúc trắng - Hoạt động lớp. - Theo dõi GV đọc mẫu. 1 HS khá đọc mẫu lần 2. - Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: - HS tìm, trả lời - 5 đến 7 HS đọc + cả lớp - Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp HS dùng bút chì viết dấu gạch (/) để phân cách các đoạn với nhau. 1 HS khá đọc bài. HS dùng bút chì gạch chân các từ này. - Một số HS đọc bài cá nhân. - 1 HS khá đọc bài. - Đọc phần chú giải trong sgk. - Nêu cách ngắt và luyện ngắt giọng câu - Nhấn giọng các từ ngữ sau: đầy, nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm. - Một số HS đọc bài cá nhân. 1 HS khá đọc bài. - HS nêu cách ngắt giọng: Nhưng trong trí nhớ ngây thơ của chú / còn sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng, / biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới. HS đọc bài. - 3 HS đọc bài theo hình thức nối tiếp. Luyện đọc theo nhóm. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - Hoạt động lớp, cá nhân. - Cả lớp theo dõi - HS đọc thầm lại bài và trả lời câu hỏi. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TUẦN : 21 Ngày dạy: 29/1/2007 Môn : TẬP ĐỌC Bài dạy : CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG- TIẾT 1 I. MỤC TIÊU Hiểu nghĩa các từ: sơn ca, khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng,… Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim. Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh, vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng. Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm. Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ loài chim. II. CHUẨN BỊ GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Mùa xuân đến. Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Mùa xuân đến. + Dấu hiệu nào cho con biết mùa xuân đến? + Vì sao trong trí nhớ của chú chim thơ ngây vẫn mãi sáng ngời hình ảnh một cành hoa mận trắng? + Mùa xuân đến, cảnh vật và chim chóc có gì thay đổi? Nhận xét, cho điểm HS. 3.Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò v Hoạt động 1: Luyện đọc +MT : Giúp HS đọc trơn toàn bài. +Cách tiến hành: a) Đọc mẫu GV đọc mẫu lần 1. b) Luyện phát âm - Đọc mẫu sau đó yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm. - Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến. Chú ý theo dõi các lỗi ngắt giọng. c) Luyện đọc theo đoạn Gọi HS đọc chú giải. - Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn phân

File đính kèm:

  • docTAP DOC (19-22).doc