Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Kim Oanh

I. MỤC TIÊU: Học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các từ ngữ trong bài: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc,

-Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu được nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê.

- Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi.

3. Thái độ:

- Yêu chuộng hòa bình, biết phê phán chế độ phân biệt chủng tộc.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án word, bài giảng điện tử.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Bài: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN TRẢNG BOM Người soạn: Nguyễn Thị Kim Oanh TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẢNG BOM Ngày soạn: 13/10/2020 Thứ ba, ngày 13 tháng 10 năm 2020 Tập đọc Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai I. MỤC TIÊU: Học sinh biết: 1. Kiến thức: - Hiểu được các từ ngữ trong bài: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc, -Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài. - Hiểu được nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. 2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tiếng phiên âm, tên riêng, các số liệu thống kê. - Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi. 3. Thái độ: - Yêu chuộng hòa bình, biết phê phán chế độ phân biệt chủng tộc. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án word, bài giảng điện tử. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới. * Cách tiến hành: - Trò chơi: Ô cửa bí mật. Một HS điều khiển hoạt động này. + Ô cửa số 1: HS đọc thuộc lòng đoạn thơ 2 bài “Ê-mi-li, con ... ” và trả lời câu hỏi: Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc đấu tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? + Ô cửa số 2: HS đọc thuộc lòng đoạn thơ 3 bài “Ê-mi-li, con ... ” và trả lời câu hỏi: Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt con? + Ô của số 3: Cả lớp làm bảng con: Ý nghĩa của bài “Ê-mi-li, con ... ”là: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ. Ca ngợi hành động của chú Mo-ri-xơn, đã hi sinh hạnh phúc của đời mình để đòi hạnh phúc cho bao người. Cả A, B, C đều đúng. - HS hát bài: Trái Đất này là của chúng mình. - HS trả lời: Bài hát nói về điều gì? - HS nhận xét - GV nhận xét và giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và nội dung của bài. * Cách tiến hành: a. Luyện đọc: - Một HS đọc toàn bài. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét, nêu giọng đọc toàn bài: Bài này đọc với giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của ông Nen-xơn Man-đê-la và nhân dân Nam Phi. Đọc rõ ràng, rành mạch, tốc độ nhanh. - GV yêu cầu giải thích từ chế độ a-pác-thai. - HS trả lời, GV nhận xét và kết luận: chế độ a-pác thai là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và người da màu. - HS nêu tác dụng của các số liệu 1/5, 3/4, (Làm rõ sự bất công của chế độ phân biệt chủng tộc.) - HS nhận xét – GV nhận xét. - HS đọc mẫu các từ trên bảng. - 4HS đọc các từ. - GV yêu cầu HS chia đoạn. (Toàn bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến tên gọi a-pác-thai. + Đoạn 2: Từ Ở nước này đến dân chủ này. + Đoạn 3: Phần còn lại.) - HS nhận xét - GV nhận xét. - GV tổ chức cho học sinh đọc trong nhóm 3: + HS luyện đọc trong nhóm - HS khác lắng nghe và giúp bạn sửa sai lỗi phát âm và cách đọc câu thoại (nếu có). + Đại diện một số nhóm nhận xét cách đọc của các bạn trong nhóm, nêu từ bạn phát âm sai (nếu có). - GV ghi bảng từ HS phát âm sai và cho HS luyện đọc (nếu có). + Hai nhóm đọc trước lớp. + HS - GV kết hợp sửa sai cho HS (nếu có). - HS đọc chú giải và kết hợp giải nghĩa từ khó (nếu có). - GV nhận xét phần đọc của HS và đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài: Đoạn 1: - HS trả lời câu hỏi: Em biết gì về nước Nam Phi? (Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.) - HS trả lời - HS, GV nhận xét. - HS nêu nội dung đoạn 1. (Giới thiệu về nước Nam Phi.) - GV nhận xét và chuyển ý: Một đất nước giàu có như vậy, mà vẫn tồn tại chế độ phân biệt chủng tộc. Thế dưới chế độ ấy, người da đen bị đối xử ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. Đoạn 2: - HS đọc câu hỏi 1 và trả lời: Để trả lời câu hỏi, cần chú ý đoạn nào? - HS đọc thầm đoạn 2. - HS trả lời: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? (Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào.) - HS nhận xét. - GV nhận xét và kết luận: Người dân Nam Phi chủ yếu là người dân đen, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại chiếm 9/10 đất trồng trọt và 3/4 tổng thu nhập. Nhìn vào số liệu đơn giản này chúng ta cũng đã thấy được sự bất công. - HS xem sơ đồ: Da trắng Da trắng Da đen Dân số Các nguồn lợi được hưởng - GV cho HS xem một số tranh ảnh. - HS nêu nội dung đoạn 2. (Nạn phân biệt chủng tộc của chế độ a-pác-thai ở Nam Phi.) - GV nhận xét và chuyển ý: Trước sự bất công đó, người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? Chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp. Đoạn 3: - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? (Họ đứng lên đòi quyền bình đẳng. cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành chiến thắng.) + Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? (Chế độ a-pác-thai đã đưa ra một luật vô cùng bất công và tàn ác với người da đen. Họ không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chủng tộc dã man và tàn bạo nào và người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ. Do vậy, những người yêu chuộng hòa bình và công lí trên thế giới không thể chấp nhận được.) - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. - GV nhận xét. - HS nêu nội dung đoạn 3. (Kết quả cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của người dân Nam Phi.) - Khi cuộc đấu tranh giành thắng lợi , đất nước Nam Phi tiến hành tổng tuyển cử, ai được bầu làm tổng thống? – HS trả lời. - HS giới thiệu một số hiểu biết về ông Nen-xơn Man-đê-la. - GV nhận xét và giới thiệu: Ông Nen-xơn Man-đê-la là luật sư da đen. Ông bị giam cầm 27 năm trời vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai 27 năm sau. Ông là người đi đầu trong phong trào chống chế độ phân biệt chủng tộc. - HS nêu ý nghĩa toàn bài. (Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.) - HS trả lời, nhận xét. GV chốt nội dung bài. - 2 HS nêu lại nội dung. 3. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành * Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm. * Cách tiến hành: - 3HS đọc nối tiếp toàn bài. - GV đọc mẫu đoạn 3 – HS lắng nghe và nêu cách ngắt nghỉ và nhấn giọng khi đọc. - GV nhận xét và lưu ý cho HS khi đọc cần nhấn mạng các từ: bình đẳng, dũng cảm và bền bỉ, ủng hộ, yêu chuộng tự do, công lí, thắng lợi, buộc phải hủy bỏ sắc lệnh, đa sắc tộc, xấu xa, chấm dứt, nhân loại. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - Thi đọc giữa các nhóm với nhau. - HS - GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. 4. Hoạt động 4: Vận dụng * Mục tiêu: Vận dụng thảo luận trả lời câu hỏi. *Cách tiến hành: - HS trả lời câu hỏi: Bài văn đã ca ngợi điều gì? (Bài văn ca ngợi cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai của những người dân da đen, da màu ở Nam Phi.) - HS nhận xét – GV nhận xét. 5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng * Mục tiêu: Liên hệ kiến thức vào thực tế bản thân *Cách tiến hành: - HS trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì sau bài học? - HS nhận xét – GV nhận xét và giáo dục HS biết đoàn kết, thương yêu nhau IV. DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. - Tuyên dương những HS và nhóm tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_bai_su_sup_do_cua_che_do_a_pac_thai_na.docx
Giáo án liên quan