LÝ THUYẾT: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
PHÁT TRIÊN SỨC MẠNH(TIẾT 1)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh biết khái niêm, một số nguyên tắc, phương pháp cơ bản tập luyện phát triển sức mạnh
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn phương pháp rèn luyện sức mạnh phù hợp với bản thân
3. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc, tích cực
II. Phương pháp:
- Thuyết trình - Đàm thoại - Thảo luận nhóm
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 12 tiết 14 Lý thuyết: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức mạnh (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14
Lớp
12A
12B
12C
12D
12E
12F
Ngày dạy
LÝ THUYẾT: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN
PHÁT TRIÊNR SỨC MẠNH(TIẾT 1)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho học sinh biết khái niêm, một số nguyên tắc, phương pháp cơ bản tập luyện phát triển sức mạnh
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn phương pháp rèn luyện sức mạnh phù hợp với bản thân
3. Thái độ:
- Học sinh nghiêm túc, tích cực
II. Phương pháp:
- Thuyết trình - Đàm thoại - Thảo luận nhóm
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án , tài liệu liên quan
- Học sinh: Vở ghi chép ...
IV. Tiến trình bài dạy:
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Khái niệm và ý nghĩa của việc tập luyện sức mạnh
a) Khái niệm:
- Sức mạnh là một trong các tố chất thể lực, đó là khả năng tạo ra lực cơ học bằng nỗ lực cơ bắp. Nói cách khác là năng lực khắc phụclực cản bên ngoài chống lại nó bằng sự co rút của cơ bắp
Ví dụ: Năng lực nâng vật nặng hay dụng cụ tập luyện thi đấu hoặc di chuyển cơ thể, cử tạ, phóng lao, sút bóng, đập bóng hoặc giậm nhảy trong nhảy cao , nhảy xa,..., mang , vác, đẩy, kéo hoặc nâng các vật nặng,...
- Trong lao động hoặc như trong hoạt động TDTT, việc phát triển sức mạnh luôn gắn với tố chất sức mạnh và tố chất sức bền
- Do vậy căn cứ vào mối quan hệ giữa sức mạnh với sức nhanh và sức mạnh với sức bền, phân sức mạnh thành 3 loại:Sức mạnh tối đa(đơn thuần), sức mạnh nhanh và sức mạnh bền
+) Sức mạnh tối đa: là sức mạnh lớn nhất có thể sinh ra khi cơ co tối đa
Ví dụ: Cử tạ,đẩy, kéo, nâng các đồ vật có trọng lượng nặng.
- Tập luyện tối đa làm cho cơ bắp nở to ra
+) Sức mạnh nhanh( hay còn gọi là sức mạnh tốc độ) là năng lực phát huy sức mạnh trong khoảng thời gian ngắn nhất bằng sự co cơ nhanh
Ví dụ : Ra đòn tay, đòn chân trong môn võ, giậm nhảy trong nhảy cao, nhảy xa, sức đạp chân vào bàn đạp trong XF thấp ở các cự li chạy ngắn
+) Sức mạnh bền : là năng lực duy trì sức mạnh trong một thời gian vận động kéo dài
Ví dụ: duy trì sức mạnh đạp vào bàn đạp trong đua xe đạp, duy trì sức mạnh chèo thuyền...vv
- Tập luyện phát triển sức mạnh bền có tác dụng làm giảm lượng mỡ thừa, góp phần nâng cao khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn và hô hấp
* Các loại sức mạnh không liên quan trực tiếp với nhau.
VÍ dụ: người có sức mạnh tối đa tốt (cử tạ giỏi) thường không phải là người có sức mạnh tốc độ (ném lao tốt)
b) Ý nghĩa của việc tập luyện sức mạnh
- TLSM thường được tiến hành thông qua việc khắc phục một trọng lượng nhất định, như tạ hoặc trọng lượng của bản thân người tập(ví dụ: thực hiện bài tạp nằm sấp co duỗi tay). Quá trình này tạo nên những kích thích và những biến đổi về chức năng của cơ thể và cơ bắp. Tổng hợp hiệu quả của tập luyện thường xuyên và liên tục sẽ đạt được những thích ứng nâng cao năng lực sức mạnh
- TLSM thường xuyên thì sự cung cấp máu cho cơ bắp sẽ được tăng cường , quá trình trao đổi chất trong cơ thể cao hơn lúc bình thường . Nhờ đó mà cơ bắp nở nang , xương tăng độ dày và phát triển vững chắc
- TLSM còn góp phần nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh- cơ và rèn luyện ý chí
- Tập luyện nâng cao sức mạnh của cơ bắp là tiền đề thuận lợi cho việc học, hoàn thiện các kỉ năng vận động cơ bản và các kỉ năng thể thao , là cơ sở để nâng cao thành tích thể thao và nâng cao năng suất lao động
* Ngoài ra TLSM còn làm tiêu hao lượng mở thừa, tạo cho cơ thể có vóc dáng khoẻ, đẹp, làm nãy sinh những tình cảm lành mạnh, hướng tới cái đẹp và các hành động nhân văn
Lứa tuổi HSTHPT là lứa tuổi rất thuận lợi để phát triển sức mạnh
Gv: Giới thiệu khai niệm sức mạnh
Đưa ra ví dụ minh hoạ
Mỗi h/s ít nhất phải tìm cho mình 1 ví dụ
gọi h/s trả lời
Gv: Nhận xét, kết luận
Gv:Giới thiệu các loại sức mạnh
Gợi ý để cho h/s biết từng loại sức mạnh
Dựa vào đâu mà người ta phân loại được sức mạnh?
Phân lớp thành 3 nhóm : Cho thảo luận nhóm tìm ví dụ cho từng loại sức mạnh
Gọi h/s trả lời
Gv: Nhận xét , bỗ sung , hoàn thiện
Gv: Tập luyện phát triển sức mạnh có ý nghĩa như thế nào?
H/s trả lời
Gv: Nhận xét , bỗ sung, kết luận
V. Củng cố, dặn dò : Tìm một số ví dụ gần với hoạt động của h/s nhằm giúp h/s dễ hiểu bài
Tóm tắt nội dung chính để h/s dễ hiểu và vận dụng được
VI. Bài tập về nhà: Học phải gắn liền với hành . Giao nhiệm vụ tự tập luyện sức mạnh của bản thân để thông báo cho giáo viên
File đính kèm:
- tiết 14.doc