Giáo án thể dục - Đề tài: Bé chơi bóng (lớp: mầm 3)

I. Mục đích – yêu cầu:

- Vận động: Trẻ thích chơi với bóng, với nhiều vận động khác nhau.

- Thể lực: Phát triẻn cơ tay và chân.

- Thể chất: Rèn sự khéo léo và nhanh nhẹn.

- Giáo dục: Khi chạy chơi không chen bạn và trật tự thực hiện theo yêu cầu của cô.

II. Chuẩn bị:

- Bóng nhiều loại khác nhau, đủ số trẻ.

- 4 sọt nhiều màu.

- Nhạc “Những ngón tay đi dạo” và “Gia đình Anfa”

III. Hoạt động:

a – Khởi động:

- Vận động nhẹ nhàng kết hợp âm nhạc “Những ngón tay đi dạo”

- Đi xung quanh phòng, ngửi hoa bắt bướm.

- Tạo tình huống có nhiều chú bướm bay vào phòng cho trẻ bắt bướm( đi, chạy nhanh, chạy chậm, nhón gót. ) => Phát hiện thùng đựng bóng.

b – Bài tập phát triển chung:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 11030 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thể dục - Đề tài: Bé chơi bóng (lớp: mầm 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THỂ DỤC ĐỀ TÀI : BÉ CHƠI BÓNG LỚP : MẦM 3 GIÁO VIÊN: HỒNG VÂN + PHI HOÀNG Trường MNBCTH 19/5 –Quận 1-Tp Hồ Chí Minh. I. Mục đích – yêu cầu: - Vận động: Trẻ thích chơi với bóng, với nhiều vận động khác nhau. - Thể lực: Phát triẻn cơ tay và chân. - Thể chất: Rèn sự khéo léo và nhanh nhẹn. - Giáo dục: Khi chạy chơi không chen bạn và trật tự thực hiện theo yêu cầu của cô. II. Chuẩn bị: - Bóng nhiều loại khác nhau, đủ số trẻ. - 4 sọt nhiều màu. - Nhạc “Những ngón tay đi dạo” và “Gia đình Anfa” III. Hoạt động: a – Khởi động: - Vận động nhẹ nhàng kết hợp âm nhạc “Những ngón tay đi dạo” - Đi xung quanh phòng, ngửi hoa bắt bướm. - Tạo tình huống có nhiều chú bướm bay vào phòng cho trẻ bắt bướm( đi, chạy nhanh, chạy chậm, nhón gót... ) => Phát hiện thùng đựng bóng. b – Bài tập phát triển chung: - Tập với bóng + có nhạc “Gia đình Anfa” - Chơi tự do với bóng: mỗi trẻ 1 quả bóng( trẻ tự lấy). - Cô tập hợp trẻ và hướng dẫn bài tập phát triển chung: * Vươn thở: xoay bóng * Tay: co và duỗi tay( 2 lần 8 nhịp) * Bụng: Cúi gập người xuống( 2 lần 8 nhịp) * Lườn: Vặn mình sang trái, rồi chuyển sang phải( 2 lần 8 nhịp) * Bật: Tách chụm chân( 2 lần 8 nhịp) => kết thúc bài nhạc. c – Vận động cớ bản: với bóng - Trên tay con có mấy quả bóng? - Mình sẽ chơi gì với những quả bóng này? - Luyện tập: * Đập bóng: cô làm mẫu và giải thích cách chơi. * Lăn bóng vào cổng. * Thẩy bóng vào sọt. * Ngồi lăn bóng, xoay bóng, lườn bóng trên người. * Tín hiệu trống: yêu cầu trẻ cất bóng. d – Trò chơi vận động: Vận động theo tiếng trống Cô đánh một hồi trống để tập trung trẻ lại Cho trẻ phân biệt âm thanh cắc tùng. Kết hợp vận động cắc tùng. Chơi lần 1: Co và thẳng chân Cách chơi: Cô gõ cắc tùng -> trẻ co chân Cô gõ cắc -> trẻ hạ chân xuống Lúc đầu chậm, sau đó nhanh dần. Chơi lần 2: Chạy theo cô( cô cầm kăhn đỏ) Cách chơi: Cô gõ tùng liên tục -> trẻ chạy theo cô Cô gõ 1 cái cắc -> trẻ đứng lại Lúc đầu chậm, sau đó nhanh dần. e – Hồi tĩnh - Đi hít thở nhẹ nhàng. - Bóp chân, tay, lau mồ hôi. - Nằm ngả lưng nghỉ ngơi. Kết thúc tiết học

File đính kèm:

  • docTHE DUC(5).doc