Khối II Bài 24:
Thể dục
ĐI THƯỜNG THEO NHỊP
TRÒ CHƠI “NHÓM BA, NHÓM BẢY”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách đi thường theo nhịp (nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường; Còi.
III. Nội dung và phương pháp:
1) Phần mở đầu: (7p)
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- GV cho HS khởi động các khớp.
- Tập bài TD PTC, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục tiểu học tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2013
Khối II Bài 24:
Thể dục
ĐI thường theo nhịp
Trò chơI “Nhóm ba, nhóm bảy”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách đi thường theo nhịp (nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải).
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường; Còi.
III. Nội dung và phương pháp:
Phần mở đầu: (7p)
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- GV cho HS khởi động các khớp.
- Tập bài TD PTC, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
Phần cơ bản: (23p)
* Đi thường theo nhịp.
- GV điều khiển cho HS đi thường theo nhịp (nhịp 1 chân trái, nhịp 2 chân phải)
- GV cho cán sự lớp điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa sai.
- GV cho từng tổ trình diễn. GV nhận xét thi đua cá nhân, tổ thực hiện đều, đẹp, đứng lại đúng nhịp.
* Điểm số 1- 2; 1-2 .... và điểm số từ 1 đến hết theo đội hình hàng dọc (hàng ngang).
- Lần 1, GV điều khiển. Chọn HS bắt đầu từ vị trí khác.
- Lần 2, 3 GV cho cán sự lớp điều khiển. GV quan sát nhận xét, sửa sai.
- GV cho HS điểm số thi đua nhau. Lớp và GV nhận xét tuyên dương cá nhân, tổ thực hiện tốt.
* Trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”
- Từ đội hình vòng tròn đã có, GV cho HS dồn lại nhỏ để nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- GV cho HS đứng tại chỗ, GV hô “Nhóm ba!” để HS làm quen với nhóm ba người, sau đó hô “Nhóm bảy!” để HS hình thành nhóm 7 bạn, một vài lần cho HS nắm bắt trò chơi.
- GV cho HS đọc lại vần điệu của trò chơi.
“Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, họp thành nhóm ba hay là nhóm bảy”
- GV cho HS chơi sau khi hết vần điệu thì hô “Nhóm ba!” hoặc “Nhóm bảy!”.
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi.
Phần kết thúc: (5p)
- Chạy nhẹ nhàng vòng tròn.
- Đi vòng tròn hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Khối IV Bài 23:
Thể dục
Học động tác thăng bằng
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết thực hiện động tác thăng bằng của bài TDPTC.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
Vệ sinh sân tập, còi, tranh.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu (5p)
GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập. Chơi trò chơi tự chọn.
Phần cơ bản (25p)
Bài thể dục phát triển chung
- Ôn 5 động tác đã học (Mỗi động tác 3- 4 lần)
- Học động tác thăng bằng 4 - 5 lần.
Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo. Dần dần GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập. Xen kẻ mỗi động tác tập GV có nhận xét. Có thể cho HS quan sát tranh để tập.
- Tập phối hợp cả 6 động tác 1 - 2 lần.
Thi đua giữa các tổ GV nhận xét.
Gọi 3 - 5 em tập tốt nhất lên tập mẫu. Lớp tuyên dương.
Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”.
- GV tập hợp lớp theo đội hình vòng tròn đồng tâm, mặt hướng vào trong.
- GV cho HS đọc thuộc vần thơ trước khi chơi.
- GV qui định 2 em nắm tay ở trên cao là “lỗ hổng”; dưới thấp không “lỗ hổng”. Một HS đóng vai “Mèo” và 1 HS đóng vai “Chuột”, 2 em đứng trong vòng tròn cách nhau 3 - 4m.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
GV cho HS đứng vòng tròn tay nắm tay nhau, lắc lư và nhún chân và đồng thời đọc các vần thơ của trò chơi.
Sau từ “Thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn mèo nhanh chống luồn qua các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi “bắt chuột”. “Chuột chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “mèo không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ vào “chuột” và “chuột” bị bắt. Sau đó các em đổi vai cho nhau (đôi khác) để tiếp tục trò chơi.
- Một tổ HS lên chơi thử. Sau đó cả lớp chơi.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- GV đánh giá kết quả cuộc chơi.
Phần kết thúc (5p)
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
______________________________
Buổi chiều
Khối IV Bài 24:
Thể dục
Học động tác nhảy của bài TD PTC
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài TD PTC.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi: Mèo đuổi chuột.
II. Địa điểm - phương tiện:
Vệ sinh sân tập, còi, tranh.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu (5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
Chơi trò chơi “Chẵn, lẻ”.
Phần cơ bản (25p)
- Ôn 6 động tác đã học của bài TD PTC.
+ Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài TD PTC: 2-3 lần.
+ GV cho HS luyện tập theo tổ. HS luyện tập theo tổ.
+ GV quan sát, sửa sai cho HS.
+ GV cho HS thi đua nhau tập theo tổ, dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
+ GV cùng các tổ khác nhận xét thi đua nhau.
- Học động tác nhảy, mỗi lần 2x8 nhịp.
+ GV nêu tên động tác hô nhịp và làm mẫu động tác. Sau đó vừa tập chậm từng nhịp vừa phân tích cho HS tập theo.
+ GV hô nhịp chậm cho tập tập thể, 4-5 lần. HS thực hiện
- Tập phối hợp cả 6 động tác của bài TD PTC, 2 - 3 lần. Lần 1: GV hô cả lớp tập. Lần 2 và 3: Lớp trưởng hô, cả lớp tập. GV quan sát, sửa sai.
- Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”.
- GV tập hợp lớp theo đội hình vòng tròn đồng tâm, mặt hướng vào trong.
- GV cho HS đọc thuộc vần thơ trước khi chơi.
- GV qui định 2 em nắm tay ở trên cao là “lỗ hổng”; dưới thấp không “lỗ hổng”. Một HS đóng vai “Mèo” và 1 HS đóng vai “Chuột”, 2 em đứng trong vòng tròn cách nhau 3 - 4m.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
GV cho HS đứng vòng tròn tay nắm tay nhau, lắc lư và nhún chân và đồng thời đọc các vần thơ của trò chơi.
Sau từ “Thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn mèo nhanh chống luồn qua các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi “bắt chuột”. “Chuột chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi “mèo không được chạy tắt, đón đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ vào “chuột” và “chuột” bị bắt. Sau đó các em đổi vai cho nhau (đôi khác) để tiếp tục trò chơi.
- Một tổ HS lên chơi thử. Sau đó cả lớp chơi.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- GV đánh giá kết quả cuộc chơi.
Phần kết thúc (5p)
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
_______________________________
Khối III Bài 24:
Thể dục
động tác nhảy của bài TD PTC
Trò chơI “Ném bóng trúng đích”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài TD PTC.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
- Trong nhà hoặc ngoài sân trường.
- Còi, vạch kẻ để chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu:(5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Khởi động tại chỗ: Xoay các khớp.
- GV cho HS chạy quanh sân tập.
- Trò chơi “Chẵn, lẽ”.
Phần cơ bản:(25p)
Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài TD PTC.
- GV cho HS luyện tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, sửa chữa động tác sai.
- GV cho các tổ lên trình diễn. GV nhận xét, tuyên dương tổ nào tập thuộc nhất.
* Học động tác nhảy, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho HS tập theo. GV hô nhịp chậm, GV quan sát nhận xét, uốn nắn động tác chưa đúng.
- GV cho cán sự hô và làm mẫu cho cả lớp tập. GV quan sát, nhận xét, uốn nắn động tác chưa đúng.
- GV hô nhịp, cho HS thực hiện tốc độ nhanh.
Chơi trò chơi vận động “Ném bóng trúng đích”
- GV nêu cách chơi và luật chơi, hướng dẫn cách chơi.
GV cho HS lần lượt đứng vào vị trí đứng ném, cầm vật ném để ném vào đích. Ném trúng đích được ném lại lần 2 và cứ tiếp tục như vậy cho đến khi không
trúng đích thì thôi.
- GV cho vài HS chơi thử.
- Cả lớp chơi, GV theo dõi, giúp đỡ, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ.
Phần kết thúc: (5p)
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
_________________________________
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2013
Khối V Âm nhạc
Tiết 12:
Học bài hát Ước mơ
Nhạc: Trung Quốc
Lời: An Hoà
I. Mục tiêu:
HS biết đây là bài hát nhạc nước ngoài.
HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Ước mơ, kết hợp vỗ đệm theo bài hát.
HS cảm nhận được hình tượng đẹp trong nội dung bài hát.
II. Đồ dùng dạy học:
Nhạc cụ, nhạc cụ gõ, bản đô thế giới, quả địa cầu, tranh vẽ Vạn Lý Trường Thành.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: (6p) Gọi hai HS lên thể đoc nhạc và hát lời bài tập đọc nhạc số 3. HS thực hiện lần lượt. GV nhận xét - tuyên dương.
Bài mới: (26p)
* Hđ 1: Học bài hát Ước mơ
GV giới thiệu bài: Dùng quả địa cầu và bản đồ thế giới chỉ vị trí nước Trung Quốc trên địa cầu và bản đồ thế giới. GV cho HS xem tranh Vạn Lý Trường Thành. HS chú ý quan sát.
GV: Trung Quốc là một nước có nền văn hoá lâu đời như Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy trên tranh, dài vạn dặm được xây dựng hàng ngàn năm và cũng là kì quan của thế giới, ....
? Chúng ta đã được học những bài hát nào của nước ngoài? (Chúc mừng sinh nhật; Đàn gà con; ...).
GV cho HS nghe đàn giai điệu bài hát. HS lắng nghe.
GV chia câu cho HS đọc theo tiết tấu. HS nghe đọc lời ca đồng thanh tập thể.
Lưu ý: Những tiếng ngân dài như nốt o
GV dùng đàn tập cho HS từng câu theo lối móc xích. HS nghe hát từng câu tập thể.
Tập xong GV cho HS nghe đàn giai điệu hát lại cả bài. HS thực hiện. GV nhận xét - sửa sai. HS thực hiện lại.
GV cho HS luyện hát theo dãy. HS thực hiện. GV nhận xét.
GV cho HS thực hiện lại bài hát. HS hát bài tập thể.
* Hđ 2: Hát kết hợp
GV cho HS hát kết hợp gõ đệm. HS thực hiện. GV nhận xét.
GV cho HS hát kết hợp vận động tại chỗ. HS thực hiện tập thể. GV nhận xét - sửa sai. HS thực hiện lại.
GV cho HS lên hát kết hợp vận động. HS thực hiện. GV nhận xét - tuyên dương.
Củng cố, dặn dò: (2p)
GV đánh đàn giai điệu. HS nghe hát lại bài hát tập thể.
? Cảm nhận của em về bài hát Ước mơ? (Bài hát có giai điệu thiết tha, trìu mến, mềm mại, ....
GV củng cố, chốt lại.
_____________________________
Khối V Bài 23:
Thể dục
Ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân
Trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn"
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi cho trò chơi.
III. Nôi dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu: 5 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập.
- Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp.
* Chơi trò chơi khởi động: "Làm theo hiệu lệnh".
Phần cơ bản: 25 phút.
Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn".
Ôn tập 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.
GV chia tổ cho HS tập luyện tập, GV kiểm tra và sửa sai.
Thi đua giữa các tổ:
GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ với nhau.
Phần kết thúc: 5 phút.
- Đứng vỗ tay và hát một bài 2.
- GV nhắc HS hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Thứ sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2013
Buổi chiều
Khối IV Bài 24:
(Đã soạn ở chiều thứ 3).
_____________________________
Khối V Bài 24:
Thể dục
Ôn 5 động tác của bài thể dục PTC
Trò chơi "Kết bạn"
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác: Vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Chơi trò chơi "Kết bạn". Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm - phương tiện:
Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị còi, bàn, ghế để kiểm tra.
III. Nôi dung và phương pháp lên lớp:
Phần mở đầu: 6 phút.
- Cán sự điều khiển lớp tập trung, GV nhận lớp, phổ biến nhanh nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Cả lớp cùng GV chạy quanh sân tập.
- Sau khi chạy xong lớp đứng thành vòng tròn, mặt quay vào trong để khởi động các khớp.
* Chơi trò chơi khởi động: "Làm theo hiệu lệnh".
Phần cơ bản: 25 phút.
Ôn tập 5 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân.
GV chia tổ cho HS tập luyện ngay, GV kiểm tra và sửa sai.
Kiểm tra 5 động tác thể dục đã học.
- Nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện 5 động tác đã học.
- Phương pháp: gọi mỗi đợt 4 - 5 em lên kiểm tra.
- Đánh giá: Theo ba mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.
Trò chơi "Kết bạn".
- GV tập hợp lớp theo đội hình vòng tròn đồng tâm, mặt hướng vào trong, em nọ cách em kia 1,5m.
- GV nêu lại cách chơi, luật chơi.
HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc xong câu trên HS vẫn chạy theo vòng tròn, khi nghe GV hô “Kết …2!”; “Kết …3!”; (hoặc 4, 5, 6,…). Tất cả HS nhanh chống kết thành nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhiều hơn 2 người là phạm luật chơi. Sau mỗi lần chơi GV cho HS chạy đổi chiều.
- Một tổ HS lên chơi thử. Sau đó cả lớp chơi.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- GV đánh giá kết quả cuộc chơi.
Phần kết thúc: 4 phút.
- Chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy".
- GV nhận xét, đánh giá khen ngợi, động viên nhắc nhở HS.
- GV nhận xét tiết học.
________________________________
Khối III Bài 23:
Thể dục
Ôn các động tác đã học của bài TD PTC
Trò chơi “Kết bạn ”
I.Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục PTC.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II.Địa điểm - phương tiện:
- Trong nhà hoặc ngoài sân trường.
- Còi, vạch kẻ để chơi trò chơi.
III.Hoạt động dạy - học:
Phần mở đầu:(5p)
- GV nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Khởi động tại chỗ: Xoay các khớp.
- GV cho HS chạy quanh sân tập.
- Trò chơi “Chẵn, lẽ”.
Phần cơ bản:(25p)
Ôn 6 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài TD PTC: 1-2 lần.
- GV hô nhịp và làm mẫu cho HS tập.
- GV hô nhịp, cán sự lớp làm mẫu cho cả lớp tập. GV quan sát, nhận xét, sửa động tác sai cho HS.
- GV cho HS luyện tập theo tổ do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, sửa chữa động tác sai.
* GV cho HS thi đua giữa các tổ. GV nhận xét, thi đua giữa các tổ, tổ nào tập đúng, đều nhất được tuyên dương.
- GV chọn 6 em tập đúng, đẹp nhất lên biểu diễn. GV nhận xét - tuyên dương.
Chơi trò chơi vận động “Kết bạn”
- GV tập hợp lớp theo đội hình vòng tròn đồng tâm, mặt hướng vào trong, em nọ cách em kia 1,5m.
- GV nêu cách chơi, luật chơi.
HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc “Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc xong câu trên HS vẫn chạy theo vòng tròn, khi nghe GV hô “Kết …2!”; “Kết …3!”; (hoặc 4, 5, 6,…). Tất cả HS nhanh chống kết thành nhóm 2 người, nếu đứng một mình hoặc nhiều hơn 2 người là phạm luật chơi. Sau mỗi lần chơi GV cho HS chạy đổi chiều.
- Một tổ HS lên chơi thử. Sau đó cả lớp chơi.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
- GV đánh giá kết quả cuộc chơi.
Phần kết thúc: (5p)
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Giao BT VN: Ôn 5 động tác của bài TD PTC.
File đính kèm:
- Tuan 12.doc