Giáo án Tiếng Việt 10 Tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp ;

 - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.

 

B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

I. Kiến thức

- Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động,.) và phương tiện (ngôn ngữ).

- Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc).

- Các nhân tố giao tiếp : nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp.

 II. Kĩ năng

- Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết, hiểu.

 

C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

- Giao tiếp: tìm hiểu và trình bày nội dung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhận biết vai trò và đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể.

D-CHUẨN BỊ :

I-Công việc chính:

1-Giáo viên:

2-Học sinh:

II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Văn qua bài Tổng quan văn học Việt Nam

E-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

I-ỔN ĐỊNH:

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3105 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 10 Tiết 3- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ A - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : bản chất, hai quá trình, các nhân tố giao tiếp ; - Nâng cao những kĩ năng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ. B - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG I. Kiến thức - Khái niệm cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : mục đích (trao đổi thông tin về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động,...) và phương tiện (ngôn ngữ). - Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : tạo lập văn bản (nói hoặc viết) và lĩnh hội văn bản (nghe hoặc đọc). - Các nhân tố giao tiếp : nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp. II. Kĩ năng - Xác định đúng các nhân tố trong hoạt động giao tiếp. - Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ : nghe, nói, đọc, viết, hiểu. C. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN - Giao tiếp: tìm hiểu và trình bày nội dung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhận biết vai trò và đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. - Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống cụ thể. D-CHUẨN BỊ : I-Công việc chính: 1-Giáo viên: 2-Học sinh: II-Nội dung tích hợp: Tích hợp với Văn qua bài Tổng quan văn học Việt Nam E-TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I-ỔN ĐỊNH: II-KIỂM TRA: III-BÀI MỚI : *Giới thiệu bài: Nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí có một phát hiện thú vị về loài kiến. Theo ông, loài kiến cũng biết giao tiếp, chúng trao đổi thông tin khi chạm đầu vào nhau trên đường di chuyển. Với loài người, hoạt động giao tiếp cũng chính là điều kiện quan trọng để tồn tại và phát triển. Con người có thể giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nhưng phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, hiệu quả nhất, diễn ra thường xuyên của con người trong xã hội ở mọi lúc, mọi nơi là ngôn ngữ (nói và viết). Để thấy được điều đó, hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ngữ liệu -HS đọc kỹ văn bản ở mục I.1 trong SGK, trả lời 5 câu hỏi (trang 14, 15) @GV gợi dẫn để HS trao đổi, thảo luận, trình bày: a-Hoạt động giao tiếp diễn ra : +Nhân vật giao tiếp : vua nhà Trần và các vị bô lão. +Cương vị: vua là người đứng đầu triều định, là bề trên, các vị bô lão là thần dân, bề dưới. b-Người đối thoại chú ý lắng nghe và “xôn xao tranh nhau nói”. Hai bên lần lượt đổi vai. c-Hoạt động giao tiếp đó diễn ra trong hoàn cảnh : +Địa điểm: điện Diên Hồng +Thời điểm: quân Nguyên xâm lược nước ta lần 2 ( lần 1: 1257, lần 2: 1285, lần 3: 1288 ) d- Hoạt động giao tiếp đó nhằm: +bàn về nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược đã ở vào tình trạng khẩn cấp. +Đề cập đến vấn đề: nên hòa hay nên đánh e-Mục đích của cuộc giao tiếp : nhằm “thống nhất ý chí và hành động” để chến đấu bảo vệ tổ quốc . HOẠT ĐỘNG 2: Vận dụng kết quả của hoạt động 1 @GV gợi dẫn để HS tìm hiểu, trao đổi, thảo luận, trình bày 5 câu hỏi SGK ( trang 15 ) HOẠT ĐỘNG 3 : Hệ thống hóa kiến thức -Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? -Các quá trình của hoạt động giao tiếp? -Các nhân tố của hoạt động giao tiếp? HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập 1-Hãy kể những phương tiện khác mà con người dùng để giao tiếp ( ví dụ: biển chỉ dẫn trên đường giao thông). So với những phương tiện đó thì ngôn ngữ có những ưu thế như thế nào trong giao tiếp của con người? 2-Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. I-THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ ? 1-Khái niệm: Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động, … ( Ví dụ: giao tiếp giữa người mua và người bán ở chợ, giữa các học sinh trong giờ nghỉ, … ) 2-Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: tạo lập văn bản ( do người nói, người viết thực hiện ) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác. 3-Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố : nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp , phương tiện và cách thức giao tiếp . IV- DẶN DÒ 1-Bài cũ: 2-Bài mới: Đọc văn - Khái quát văn học dân gian Việt Nam V-RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docGA TViet 10 tich hop KN song.doc