A. Mục tiêu bài học: giúp hs
1. Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + Bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Giới thiệu bài mới( 1 ) Tiếp tuch tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ chung và sự hình thành lời nói cá nhân, từ đó rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ bản thân
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng việt 11 năm học 2007- 2008: từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ( tiết 2 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9 Giảng ngày: 25/9
TIẾT: 12 MÔN : Tiếng Việt
Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
( tiết 2 )
A. Mục tiêu bài học: giúp hs
1. Kiến thức: Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng cá nhân.
2. Kĩ năng: Hình thành năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trên cơ sở vận dụng từ ngữ và quy tắc chung.
3. Thái độ, tình cảm: Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ dân tộc.
B. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + Bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ: Không.
2. Giới thiệu bài mới( 1’ ) Tiếp tuch tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ chung và sự hình thành lời nói cá nhân, từ đó rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ bản thân…
3. Nội dung:
T0
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
Kiến thức cần đạt
20’
? SGK trình bày mối quan hệ như thế nào?
?Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?
?Hãy lấy ví dụ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?.
Ví dụ câu nói của Bác Hồ khi người đến thăm đơn vị lái máy bay của anh hùng Cốc.
“Làm thế nào để các cháu có nhiều Cốc nữa”.
Bác đã dựa vào cấu tạo của câu C + V + Bổ ngữ. Song Bác muốn nhấn mạnh phương châm hành động của bộ đội nên đã thực hiện cách cách đảo thành phần câu. Cách đảo này rất sáng tạo. Mặt khác, Bác không nói “để có nhiều tấm gương như anh hùng Cốc” mà nói ngắn gọn khôi hài: “có nhiều Cốc nữa”.
(HS đọc SGK) độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói của mình, đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.
+ Tạo ra lời nói hoặc viết trong hoàn cảnh cụ thể cá nhân phải huy động các yếu tố ngôn ngữ chung (từ, quy tắc, phương thức ngôn ngữ)
+ Khi nghe hoặc đọc, muốn hiểu được cá nhân cũng cần dựa trên cơ sở những yếu tố chung (từ, quy tắc, phương thức ngôn ngữ).
- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động, hiện thực hoá những yếu tố chung góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.
4. Củng cố, luyện tập: .
- GV khái quát kt cơ bản.
- Tham khảo phần ghi nhớ (SGK).
- Làm bài tập. SGK. Học sinh chia nhóm thảo luận ( 4 tổ, 4 nhóm ), sau đó cử đại diện trình bày trước lớp, gv hướng dẫn bổ sung.
Bài 1
- Từ nách trong câu thơ Kiều “Nách tường bông liễu bay sang láng giềng” đã thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du trong cách dùng từ. Người đọc hình dung ra bên cạnh bức tường giáp với láng giềng là bông liễu. Bông liễu bay sang láng giềng có hai cách hiểu. Một là nhờ có gió mà bông liễu ngả sang nhà hàng xóm. Hai là nhà hàng xóm ở gần nhà người đẹp.
Bài 2
- Từ “xuân” được sử dụng theo cách riêng của mỗi nhà thơ.
+ Hồ Xuân Hương dùng từ “xuân” trong câu “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại” là chỉ thời gian, hết mùa xuân năm nay đến mùa xuân năm sau theo vòng tuần hoàn xuân, hạ, thu, đông, xuân...
+ “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay” đ Cành xuân chỉ trinh tiết của người phụ nữ.
+ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” đ Chén rượu ngon mừng nhau, uống với nhau vào dịp mùa xuân đến với con người. Cũng có thể hiểu chén rượu ngon uống với nhau vào lúc vui, tràn trề sự sống.
+ “Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
“Xuân” ở câu trên (câu 6) là chỉ mùa xuân của một năm. “Xuân” ở câu sau (câu tám) là chỉ niêm vui hạnh phúc của đất nước.
Bài 3
Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
Tác giả đã sử dụng cách đảo ngữ (V-C) nếu khôi phục lại
Rêu từng đám xiên ngang mặt đất
Đá mấy hòn đâm toạc chân mây.
Cách xếp đặt của thơ Hồ Xuân Hương nhằm nhấn mạnh hành động. Đây là hành động trong tâm trạng. Nó không phải là ngoại cảnh mà là tâm cảnh. Một tâm trạng bị dồn nén đến tức tối muốn đập phá, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, vẻ đẹp thẩm mĩ chính là sự sử dụng từ ngữ tiếng Việt độc đáo và táo bạo trong thơ nữ sĩ họ Hồ.
Bài 4
- Có ba cặp từ láy ở 3 ví dụ. Nghĩa của nó đặt trong từng văn cảnh.
+ Mọn mằn: Những vật nhỏ
+ Giỏi giắn: Vừa khoẻ mạnh vừa giắn giỏi, cứng cáp.
+ Điệu đàng; Làm dáng, làm điệu
E. Hướng dẫn học bài :
- học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Đọc, soạn bài “ Bài ca ngất ngưởng ”
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả NCT? ? Bài ca ngất ngưởng được NCT viết trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa của nó? ? Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được thể hiện tập trung qua những từ nào?
Hãy giải thích nội dung những từ đó? ? Trong bài thơ NCT dùng từ ngất ngưởng mấy lần? Mối quan hệ giữa chúng?
Giờ sau học văn học:
File đính kèm:
- tiet 12.doc