Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9

Lớp 5 Bài: Cái gì quý nhất ?

I- MỤC TIÊU:

1. - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

- Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam).

- Diễn tả rõ giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

2. - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận và giảng giải.

- Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Tập đọc Tuần 9 Lớp 5 Bài: Cái gì quý nhất ? I- Mục tiêu: - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam). - Diễn tả rõ giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn; giọng giảng giải ôn tồn, rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo. - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận và giảng giải. - Nắm được vấn đề tranh luận (cái gì là quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất. II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu : Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 8’ 13’ 12’ 1’ Kiểm tra bài cũ- + Đọc bài “Trước cổng trời” + Trả lời câu hỏi trong SGK B.Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Đặt vấn đề Cái gì quý nhất để HS có những ý kiến gây tranh cãi. => vấn đề các nhân vật trong truyện Cái gì quý nhất sẽ tranh luận ra sao=> tên bài . 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: + cả bài => từng đoạn Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc. Đoạn 1: Từ Một hôm đến sống được không? Đoạn 2: Từ Quý và Nam đến phân giải. Đoạn 3: Còn lại Từ ngữ: tranh luận, phân giải. - GV đọc diễn cảm bài văn. b. Tìm hiểu bài - Câu hỏi 1: * Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? + Hùng : lúa gạo. + Quý : vàng. + Nam : thì giờ. ý 1: ý kiến của các bạn về vấn đề “Cái gì quý nhất” Câu hỏi 2: * Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào? + Hùng: lúa gạo nuôi sống con người. + Quý: có vàng là có tiền có tiền sẽ mua được lúa gạo. + Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. ý 2: Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình. Câu hỏi 3: * Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất? Vì: + Lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng không phải là quý nhất. + Không có người lao động thì cũng không có lúa gạo, vàng bạc (không có mọi thứ) và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy người lao động là quý nhất. ý 3: Người lao động là quý nhất. * Đại ý: Trên đời này, người lao động là quý nhất. Đọc diễn cảm Giọng đọc: - Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam). + Lời Hùng: “Theo tớ,/ quý nhất là lúa gạo.// Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?//” + Lời phân giải của thấy giáo: “Ai làm ra lúa gạo,/ vàng bạc,/ ai biết dùng thì giờ?// Đó chính là người lao động,/ các em ạ!// Không có người lao động/ thì không có lúa gạo, / không có vàng bạc,/ nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có,/ và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.//” 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Yêu cầu HS về nhà luyện đọc diễn cảm, tập đóng vai. Chuẩn bị bài sau: Vườn quả cù lao sông. * Phương pháp kiểm tra đánh giá. + 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi. * Phương pháp thuyết trình, trực quan. - GV giới thiệu và ghi tên bài. * Phương pháp luyện tập thực hành + GV hướng dẫn HS chia bài làm 3 đoạn. + HS tiếp nối nhau đọc đoạn . + 2 HS đọc toàn bài. + HS nêu từ khó đọc. + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. + GV đọc mẫu. * Phương pháp trao đổi, đàm thoại thầy – trò. + HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi 1. + Một vài HS phát biểu, trả lời câu hỏi 1. + GV ghi nhanh lên bảng. + HS rút ra ý của đoạn 1. GV chốt lại và ghi bảng. + HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. + GV ghi bảng tóm tắt + HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng. + 1 HS lại đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3. + HS rút ra ý của đoạn 3. GV chốt lại và ghi bảng. + GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài và ghi bảng. + HS ghi đại ý vào vở soạn. + 1 HS đọc lại đại ý. + GV đọc diễn cảm bài văn + HS nêu cách đọc diễn cảm. + GV đưa câu, đoạn văn cần luyện đọc. + 2 HS đọc mẫu câu, đoạn văn. + Nhiều HS đọc diễn cảm câu, đoạn văn. + Cả lớp đọc đồng thanh câu, đoạn văn. + Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn văn trên + HS thi đọc diễn cảm trước lớp. + Từng nhóm 3 HS nối nhau đọc cả bài. + HS đọc phân vai. Tranh minh hoạ bảng phụ Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Tập đọc Tuần 9 Lớp 5 Bài: Vườn quả cù lao sông I- Mục tiêu – Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi rõ ràng ở các câu dài, câu có nhiều dấu phẩy; giọng đọc chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng hay kéo dài ở các từ ngữ gợi tả. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung chính: Sự phong phú của các vườn quả cù lao sông trên vùng đất đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu. II- Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Tranh ảnh về nhà cửa, miệt vườn với nhiều loại hoa quả ở các cù lao trên sông Tiền (nếu có). - Bảng phụ viết sẵn các câu thơ, đoạn thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và cảm thụ. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 7’ 12’ 14’ 1’ Kiểm tra bài cũ- - Đọc bài Cái gì quý nhất. + Trả lời câu hỏi trong SGK B.Bài mới: 1- Giới thiệu bài: Vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta là mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, sản sinh ra nhiều hoa trái quý giá. Bài vườn quả cù lao sông của nhà văn Vũ Đình Minh sẽ giới thiệu cho chúng ta về một vườn quả hấp dẫn trên cù lao sông Tiền. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: + Đọc cả bài + Đọc từng đoạn. Có thể chia bài làm 3 đoạn để đọc. Đoạn 1: Từ Từ bến sông đến lũ lụt. Đoạn 2: Từ Những xóm làng đến nhìn khách... Đoạn 3: Còn lại * Chú ý cách ngắt hơi ở các câu dài trong đoạn 1;3; đọc tách rõ các từ ở câu có nhiều dấu phẩy : Cóc, mận, mãng cầu ... chen nhau - đoạn 2. Từ ngữ: biến động: việc biến chuyển quan trọng, có ảnh hưởng đến xã hội. cổ thụ: cây to, sống đã lâu năm. sản vật: vật làm ra được - GV đọc diễn cảm bài văn. Tìm hiểu bài - Câu hỏi 1: Cù lao trên sông Tiền có đặc điểm gì khác với những bài giữa sông Hồng? ý 1: Đặc điểm của cù lao trên sông Tiền. Câu hỏi 2: Những chi tiết nào cho thấy vườn quả trên cù lao sông rất tươi tốt, hấp dẫn ? ý 2: Sự tươi tốt, hấp dẫn của vườn quả trên cù lao sông. - Câu hỏi 3: Hình ảnh người chủ vườn trên cù lao sông gợi cho em những suy nghĩ gì về người dân Nam Bộ? ý 3: Sự hào phóng, tốt bụng của người chủ vườn trên cù lao sông. *Đại ý: Sự phong phú của các vườn quả cù lao sông trên vùng đất đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm bài văn: Yêu cầu: Ngắt nghỉ hơi rõ ràng ở các câu dài, câu có nhiều dấu phẩy; giọng đọc chậm rãi, tình cảm, biết nhấn giọng hay kéo dài ở các từ ngữ gợi tả. Chú ý đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng ở trong bài: Từ bến sông ... Cái Bè, / đi .... một độ đường / là sẽ .. lớn, / cây cối xanh tốt um tùm ..i. Đất ... tháng/ chứ không ... Hồng / khi bồi/ khi lở / do sức ...lũ lụt. Những ... này / ngày ngày ....xuồng / để toả ... Nam, / ra cả Hà Nội, / Hải Phòng xa xôi nữa... - HS luyện đọc. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. Chuẩn bị bài sau: Chuyện một khu vườn nhỏ. * Phương pháp kiểm tra-đánh giá. + 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi. *Phương pháp thuyết trình, trực quan. - GV chỉ tranh – giới thiệu. - GV ghi tên bài lên bảng. * Phương pháp luyện tập thực hành. + 2 HS đọc cả bài. + Đọc nhóm 3 HS từng đoạn cho đến hết bài. + HS cả lớp đọc thầm theo. + HS nhận xét cách đọc của từng bạn. + GV ghi bảng từ khó đọc. + HS đọc từ khó. + 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải. + GV đọc mẫu. * Phương pháp trao đổi, đàm thoại thầy – trò; trò – trò. + HS đọc đoạn 1. + Một vài HS đại diện nhóm phát biểu, trả lời câu hỏi 1. + HS rút ra ý của đoạn 1. GV chốt lại và ghi bảng. + HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. + HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. + HS rút ra ý của đoạn 2. GV chốt lại và ghi bảng. + 1 HS đoạn 2; 3. + Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi 3. + HS rút ra ý của đoạn 3. GV chốt lại và ghi bảng. + 1 HS đọc lại cả bài. + HS nêu đại ý của bài. + GV ghi đại ý. + HS ghi đại ý vào vở soạn. + 1 HS đọc lại đại ý. PP luyện đọc cá nhân: + GV đọc mẫu bài. + HS nêu cách đọc diễn cảm. + GV đưa câu, đoạn văn cần luyện đọc. + 2 HS đọc mẫu đoạn cần luyện. + Nhiều HS đọc diễn cảm. + Nhiều học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài. + Cả lớp bình chọn người đọc hay nhất. Tranh minh hoạ bảng phụ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Luyện từ và câu Tuần 9 Lớp 5 Bài: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I- Mục tiêu 1. Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thiên nhiên. Biết sử dụng từ ngữ tả cảnh thiên nhiên (bầu trời, gió, mưa, dòng sông, ngọn núi) theo những cách khác nhau để diễn đạt ý cho sinh động. 2. Hiểu và biết đặt câu theo thành ngữ cho trước nói về thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 4. - Bút dạ và 2,3 tờ phiếu phô - tô - cô - pi phóng to để HS làm bài tập theo nhóm. III - Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 33’ 1’ A – Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra HS làm bài tập 3 của tiết trước. B – Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Mục tiêu => tên bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: Đọc mẩu chuyện “Bầu trời mùa thu”. Bài 2: Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá bầu trời? + so sánh: bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. + nhân hoá: bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa; bầu trời dịu dàng; bầu trời buồn bã; bầu trời trầm ngâm; bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim thiên nga; bầu trời ghé sát mặt đất; bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. + Những từ ngữ khác: bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa; bầu trời xanh biếc. Bài 3: Đặt câu tả các cảnh thiên nhiên: gió; mưa; dòng sông; ngọn núi. Các từ ngữ miêu tả: Gió: + Tả trực tiếp: hiu hiu; vù vù; rít từng cơn... + Tả bằng cách so sánh: nhẹ như hơi thở; lướt nhanh như ngựa phi ... + Tả bằng cách nhân hoá: chạy vun vút; xô ngã hàng cây non; bẻ gãy ngang thân cây... Mưa: + Tả trực tiếp: ào ào; lộp bộp; tầm tã... + Tả bằng cách so sánh: rơi như ném đá; lây phây như rắc bụi... + Tả bằng cách nhân hoá: quất vào mặt đau rát; nhảy nhót trên mái tôn... Dòng sông: + Tả trực tiếp: lững lờ trôi; cuộn chảy... + Tả bằng cách so sánh: quanh co như dải lụa; sáng như gương... + Tả bằng cách nhân hoá: thủ thỉ tâm tình; dang tay chào đón... Ngọn núi: + Tả trực tiếp: cao chót vót; sừng sững giữa trời; ẩn hiện trong mây... + Tả bằng cách so sánh: như một mũi tên vĩ đại; như một chàng dũng sĩ khổng lồ... + Tả bằng cách nhân hoá: chạy vun vút; xô ngã hàng cây non; bẻ gãy ngang thân cây... Bài 4: Viết 1; 2 câu có dùng các thành ngữ sau: + Non xanh nước biếc: phong cảnh thiên nhiên, núi non sông nước rất đẹp. + Muôn hình muôn vẻ: nhiều hình dạng, nhiều vẻ, đa dạng, phong phú. + Thẳng cánh cò bay: khoảng không gian rộng hoặc ruộng đất rộng mênh mông, bao la như không có giới hạn. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài 3; 4. * Phương pháp kiểm tra đánh giá. + HS đọc bài làm ở nhà. *Phương pháp thuyết trình, trực quan. + GV nêu và ghi tên bài bằng phấn màu. * Phương pháp thực hành, luyện tập. + 1 HS khá giỏi đọc diễn cảm câu chuyện. Cả lớp đọc thầm theo. + HS đọc yêu cầu của bài 2. Cả lớp đọc thầm lại. + HS ghi từ phát hiện được vào giấy nháp. 3 HS ghi vào giấy to rồi dán lên bảng. + Cả lớp tổng kết, 1 HS lên bảng ghi lại bằng 3 loại phấn màu thể hiện 3 nhóm. + chốt lại ý đúng. + HS nhắc lại cách so sánh, nhân hoá; tìm thêm các từ ngữ miêu tả bầu trời. + HS phát biểu xem thích từ nào nhất? Vì sao? + 1 HS đọc yêu cầu của bài (cả mẫu). HS đọc thầm lại. + HS tìm các từ ngữ tả cảnh theo yêu cầu trước khi đặt câu. + HS làm việc cá nhân: HS đặt câu theo yêu cầu. + HS phát biểu. Cả lớp nhận xét, đánh giá. + GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài 4. + 1 HS đọc yêu cầu bài 4. + GV và HS cùng giải nghĩa các thành ngữ. + HS đặt câu, 3 HS lên bảng làm. + GV và HS nhận xét, bổ sung. phấn màu bảng nhóm phấn màu bảng phụ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Luyện từ và câu Tuần 9 Lớp 5 Bài: Đại từ I- Mục tiêu: 1. Nắm được khái niệm cơ bản về đại từ. 2. Nhận biết được đại từ trong các đoạn thơ; bước đầu biết sử dụng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong một văn bản ngắn. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét (mục 1). - Giấy khổ to viết sẵn câu chuyện “Con chuột tham lam” (BT3 – phần Luyện tập) để hướng dẫn HS làm bài. III - Hoạt động dạy - học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 7’ 3’ 22’ 2’ A – Kiểm tra bài cũ: - 2 HS làm bài tập 3 của tiết trước. - GV kiểm tra vở của HS; yêu cầu 2; 3 HS đọc lại bài 4. B – Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Từ mục đích yêu cầu của giờ học=> tên bài. 2.Nhận xét: Bài 1: Cho biết các từ in đậm trong 2 câu a, b dùng để làm gì? Lời giải: + Đoạn a: c (tớ, cậu) dùng để xưng hô (tớ: chỉ ngôi thứ nhất, tự xưng mình; cậu: chỉ ngôi thứ hai, người đang nói chuyện với mình) + Đoạn b: (nó) dùng thay thế cho từ chích bông (danh từ) khỏi bị lặp lại. (Nó – chỉ ngôi thứ ba, là người hoặc vật mình nói đến, không ở ngay truớc mặt) KL: những từ in đậm ở 2 đoạn văn được dùng để xưng hô hay thay thế cho danh từ trong câu khỏi lặp lại từ ấy. Những từ đó được gọi là đại từ. Bài 2: Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống với các dùng các từ nêu ở bài 1. Lời giải: + Đoạn a: (giống với các dùng từ nêu ở bài 1) từ in đậm (vậy) thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó. + Đoạn b: (giống với các dùng từ nêu ở bài 1) từ in đậm (thế) thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó. KL: những từ in đậm ở 2 đoạn văn trên được dùng để thay thế cho động từ, tính từ trong câu khỏi lặp lại các từ ấy. Chúng cũng được gọi là đại từ. 3.Ghi nhớ: 4. Luyện tập. Bài 1: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? Lời giải: + chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ. + Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác. Bài 2: Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau. Lời giải: + mày - ông - tôi – nó. Bài 3: Dùng đại từ thích hợp thay thế cho danh từ được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện sau. + Bước 1: Phát hiện danh từ được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện. (chuột) + Bước 2: Tìm đai từ thích hợp để thay thế. (nó – thường dùng để chỉ loài vật) + Bước 3: Dùng đại từ nó để thay thế cho từ chuột. Lưu ý: Có thể thay thế từ chuột lặp lại từ câu 3 song để tránh lặp lại quá nhiều đại từ nó trong câu chuyện dễ gây nhàm chán, ta chỉ nên thay từ chuột trong câu 4 và 5. 5. Củng cố, dặn dò - HS nhắc lại nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài 2; 3. * Phương pháp kiểm tra đánh giá. + 2 HS lên bảng làm bài. + 2; 3 HS đọc bài tập 4. *Phương pháp thuyết trình, trực quan. + GV nêu + GV ghi tên bài. * Phương pháp vấn đáp, thực hành. + 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại. + 1 HS nhắc lại yêu cầu của bài. + GV dưa bảng phụ chép sẵn 2 đoạn văn. + HS đưa ra ý kiến. GV nhận xét, bổ sung. + GV kết luận. + HS đọc yêu cầu của bài. + 1 HS nhắc lại yêu cầu của bài. + GV đưa 2 đoạn văn. + HS đưa ra ý kiến. GV nhận xét, bổ sung. + GV kết luận. + GV gợi ý cho HS nêu nhận xét chung về cả 2 bài ở mục 1. + 4; 5 HS lần lượt đọc nội dung ghi nhớ trong SGK. + 1; 2 HS xung phong đọc thuộc ghi nhớ. * Phương pháp thực hành, luyện tập. + HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1. + HS trao đổi theo cặp. + HS phát biểu ý kiến. + GV hướng dẫn HS nhận xét, giải đáp các câu hỏi. + HS đọc yêu cầu bài tập 2. + HS làm việc cá nhân (viết các đại từ tìm được ra giấy nháp) + HS phát biểu ý kiến. + GV ghi bảng, hướng dẫn HS nhận xét kết quả. + 1 HS đọc yêu cầu của bài. + GV đưa câu chuyện. + GV hướng dẫn HS làm bài theo 3 bước. + HS đọc lại câu chuyện sau khi đã thay đại từ. bằng phấn màu bảng phụ bảng phụ bảng phụ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………… Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Tập làm văn - Tuần 9 Lớp 5 Bài: Luyện tập tả cảnh (dựng đoạn mở bài, kết bài) I- Mục tiêu 1. Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn văn tả con đường). 2. Luyện tập xây dựng đoạn mở bài (kiểu gián tiếp), đoạn kết bài (kiểu mở rộng) cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. II- Đồ dùng dạy học: - Bút dạ + giấy khổ to ghi chép ý kiến thảo luận nhóm theo yêu cầu của bài tập 2. III - Hoạt động dạy - học chủ yếu: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 32’ 2’ A.Kiểm tra bài cũ GV nhận xét kết quả viết một bài văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (theo đề bài tiết trước) B.Bài mới 1-Giới thiệu bài: Mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp?Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó. Lời giải: + Đoạn a mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp. + Cách mở bài ở đoạn a (trực tiếp): giới thiệu ngay con đường sẽ tả. + Cách mở bài ở đoạn b (gián tiếp): nói về những kỉ niệm đối với những cảnh vật quê hương rồi mới giới thiệu con đường thân thiết sẽ tả. Bài 2: So sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa 2 đoạn kết bài – kiểu tự nhiên và kiểu mở rộng. Lời giải: + Giống nhau: đều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết đối với con đường. + Khác nhau: - kết bài kiểu tự nhiên: khẳng định con đường là người bạn quý; gắn bó với kỉ niệm thời thơ ấu của bạn học sinh. - kết bài kiểu mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của bạn học sinh, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch đẹp; những hành động thiết thực thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ. Bài 3: Viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. + Đối tượng miêu tả: đó là cảnh gì? ở đâu? + Gợi ý cách viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp: có thể nói về cảnh đẹp của đất nước nói chung; cảnh đẹp ở một địa danh nổi tiếng trên đất nước, sau đó giới thiệu cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình. + Gợi ý cách viết một đoạn kết bài kiểu mở rộng: có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương... 3. Củng cố, dặn dò: - 2; 3 HS nhắc lại thế nào là kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp); kiểu kết bài (tự nhiên, mở rộng) - Yêu cầu HS về nhà viết 2 đoạn văn theo yêu cầu của bài 3 vào vở. - Đọc lại bài Cái gì quý nhất để chuẩn bị cho bài sau. * Phương pháp kiểm tra, đánh giá. + 2; 3 HS đọc đoạn văn về nhà đã viết lại hoàn chỉnh vào vở. + GV và cả lớp nhận xét. *Phương pháp thuyết trình, trực quan. + GV gợi ý cho HS nhắc lại kiến thức đã học ở lớp 4. + Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. + GV ghi tên bài lên bảng. *Phương pháp luyện tập, thực hành + HS đọc yêu cầu của bài 1 . + HS dựa theo câu hỏi gợi ý trong SGK, nhận xét về cách mở bài của bài văn Tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. + Hs phát biểu, GV nhận xét và ghi lên bảng. + 1 HS nêu yêu cầu của bài. +HS thảo luận nhóm và ghi lại kết quả. + Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV ghi bảng ý chính. + HS nhắc lại kiến thức cơ bản đã học về 2 kiểu kết bài. + 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. + GV gợi ý cho HS cách viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. + HS viết trong khoảng 5 – 7 phút. + 3; 4 HS đọc đoạn mở bài cho cả lớp và GV nhận xét rút kinh nghiệm. + GV gợi ý cho HS cách viết một kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. + HS viết trong khoảng 5 – 7 phút. + 3; 4 HS đọc đoạn kết bài cho cả lớp và GV nhận xét rút kinh nghiệm chung. giấy A 3 + bút dạ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Trường THDL Đoàn Thị Điểm Thứ ........ ngày ..... tháng ..... năm 2005 Gv: Nguyễn Thị Thu Thương kế hoạch dạy học - Môn Tâp làm văn - Tuần 9 Lớp 5 Bài: Luyện tập thuyết trình, tranh luận I- Mục tiêu 1. Nắm được cách thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi HS qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục. 2. Bước đầu biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, rành mạch; thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn lời giải bài tập 3a. - Bút dạ + 4; 5 tờ giấy khổ phô tô nội dung bài tập 3a để các nhóm HS trao đổi, làm bài. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Đồ dùng 5’ 1’ 32’ 2’ A.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc làm bài về nhà của HS: viết lại đoạn mở bài, kết bài của tiết trước.. B.Bài mới 1-Giới thiệu bài: Mục tiêu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Lời giải: a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: trên đời này, cái gì quý nhất. b) * Hùng + ý kiến: Quý nhất là lúa gạo. + Lí lẽ: - Ai cũng phải ăn mới sống được. + Cách trình bày: Dùng câu hỏi có ý khẳng định. * Quý: + ý kiến: Quý nhất là vàng. + Lí lẽ: - Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. + Cách trình bày: Dùng câu hỏi có ý khẳng định; suy luận “bắc cầu” (dẫn dắt) * Nam: + ý kiến: Quý nhất là thì giờ. + Lí lẽ: - Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo. + Cách trình bày: Dẫn lời thầy giáo để khẳng định; suy luận... c) Thầy giáo muốn thuyết phục Hùng, Quý, Nam công nhận người lao động mới là quý nhất. Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều đáng quý nhưng chưa phải là quý nhất vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị (phí phạm, không có ý nghĩa, không có giá trị gì). ý kiến của thầy giáo thể hiện thái độ tôn trọng người khác; thầy công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam đưa ra quả thật đều rất đáng quý nhưng vẫn không phải quý nhất. Thầy nêu câu hỏi: “Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ?” rồi ôn tồn giảng giải để HS bị thuyết phục bởi ý kiến của thầy: quý nhất trên đời là người lao động. Bài 2: Hãy đóng vai một trong 3 bạn Hùng, Quý, Nam nêu ý kiến tranh luận bằng cách mở rộng lí lẽ và đưa dẫn chứng làm cho lời tranh luận thê

File đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 9.doc