Giáo án Tiếng Việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ

A. Mục đích yêu cầu:

1. Về kiến thức:

-Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức lí thuyết đã học về phép tu từ ẩn dụ đã học trong chương trình Tiếng Việt trung học cơ sở.

- Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ.

- Giúp học sinh tìm hiểu vê phép tu từ ẩn dụ dựa trên sự tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học và các bài làm văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

2. Về kỹ năng:

Bài dạy nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố một số kỹ năng cơ bản sau:

- Kỹ năng nhận diện phép tu từ ẩn dụ trong các dạng văn bản: văn bản nói và văn bản viết.

- Kỹ năng phân tích các gía trị biểu đạt, kỹ năng thẩm định và sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

3.Về thái độ:

Bồi dưỡng cho học sinh yếu tố cảm xúc trong văn chương và trong tâm hồn thông qua việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ đóng vai trò công cụ tạo nên tính đa nghĩa, giaù cảm xúc của văn bản.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phương pháp dạy học phù hợp

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Tiếng Việt Thực hành phép tu từ ẩn dụ Mục đích yêu cầu: Về kiến thức: -Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức lí thuyết đã học về phép tu từ ẩn dụ đã học trong chương trình Tiếng Việt trung học cơ sở. - Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về phép tu từ ẩn dụ. - Giúp học sinh tìm hiểu vê phép tu từ ẩn dụ dựa trên sự tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học và các bài làm văn có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Về kỹ năng: Bài dạy nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố một số kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng nhận diện phép tu từ ẩn dụ trong các dạng văn bản: văn bản nói và văn bản viết. Kỹ năng phân tích các gía trị biểu đạt, kỹ năng thẩm định và sử dụng phép tu từ ẩn dụ. 3.Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh yếu tố cảm xúc trong văn chương và trong tâm hồn thông qua việc sử dụng phép tu từ ẩn dụ đóng vai trò công cụ tạo nên tính đa nghĩa, giaù cảm xúc của văn bản. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án Phương pháp dạy học phù hợp Các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học Nguồn tài liệu tham khảo được sưu tầm từ các nguồn sau: Các tài liệu chuyên môn về ngôn ngữ học như: Tiếng Việt thực hành - Hữu Đạt, Dẫn luận ngôn ngữ - Nguyễn Thiện Giáp , Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết… Các ví dụ từ trong văn học ( ca dao, truyện cười, các tác phẩm tiểu thuyết, truyện ngắn,…), các ví dụ từ phong cách sinh hoạt hàng ngày trên sách báo, internet… Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài trước ở nhà Xem và chuẩn bị trước phần bài tập thực hành ở nhà ( tự xem lại lý thuyết về ẩn dụ đã học trong chương trình trung học cơ sở) Nêu ra một vài vấn đề cần trao đổi,làm rõ Công cụ trợ giúp giảng dạy: Giáo án Sách giáo khoa Các tài liệu tham khảo phục vụ cho bài dạy Câu hỏi phát vấn Hình thức dạy học phù hợp Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh Các phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp với đặc trưng nội dung bài học D.Phương pháp dạy học: Với đặc thù của bài dạy này là một bài học mang tính chất ôn tập, củng cố lại các kiến thức lý thuyết đã được học tại chương trình trung học và chú trọng rèn luyện các kĩ năng vận dụng phép tu từ ẩn dụ nên các phương pháp dạy học được lựa chọn là khá đa dạng nhằm đáp ứng được yêu cầu nội dung tổng kết lý thuyết kết hợp thực hành dựa trên đặc trưng của bài học . Nhóm phương pháp thuyết trình và nhóm phương pháp tổ chức hoạt động là hai nhóm phương pháp chủ đạo được sử dụng trong dạy học bài học này. Nhóm phương pháp thuyết trình bao gồm các phương pháp nhỏ hơn như: diễn giảng, phát vấn, nêu vấn đề, làm mẫu… Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động bao gồm các nhóm phương pháp nhỏ hơn như: phương pháp phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, trò chơi, tình huống…. E.Tiến trình bài dạy: 1. Khởi động: Giáo viên nhắc lại tên bài học “ Phép tu từ ẩn dụ” đã được học trong chương trình trung học cơ sở. Để dẫn dắt vào bài giáo viên có thể chia lớp làm hai nhóm (2 tổ), giao cho mỗi tổ một tờ giấy A4 yêu cầu các em cùng chơi một trò chơi nho nhỏ: trò chơi mang tên : “Ai nhanh tay hơn”, yêu cầu của trò chơi là 2 đội dựa vào trí nhớ ghi lại những ví dụ về phép tu từ ẩn dụ trong thời gian là 3 phút. Sau đó giáo viên thu lại kết quả từ hai đội thống kê số lượng các ví dụ của 2 tổ. Tạm thời chưa kiểm tra chất lượng các ví dụ mà dẫn dắt cùng cả lớp ôn lại phép tu từ ẩn dụ bằng việc phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa sau đó tổng kết lý thuyết và quay lại “ kiểm tra, chấm điểm và công bố” kết quả cho đội thắng cuộc. 2.Nội dung bài học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Yêu cầu cần đạt của bài học Ghi chú I. Phân tích: ?Hoạt động 1: Ví dụ 1 trong SGK, giáo viên ghi ví dụ lên bảng, yêu câù học sinh trong lớp cùng làm việc tập thể. Cùng theo dõi ví dụ trên bảng và trả lời một số câu hỏi: ? Trong hai câu ca dao trên những từ “thuyền, bến, cây đa, con đò” có những ý nghĩa nào? Nội dung của ý nghĩa ấy là gì? ? Nội dung hàm ẩn trong hai câu thơ (1) và (2)? ?Họat động2: Phân lớp làm 5 nhóm cùng tìm và phân tích phép ẩn dụ trong sách giáo khoa ( tương ứng với 5 ví dụ trong SGK). Mỗi nhóm có 6 phút để thảo luận và sau đó giáo viên gọi bất kì một thành viên trong nhóm phân tích ví dụ đó trước lớp, các thành viên trong nhóm có quyền bổ sung, không được phép đưa ra đáp án khác. Các nhóm khác có quyền bổ sung hoặc bác bỏ. II. Ôn tập lại lý thuyết về phép tu từ ẩn dụ: Giáo viên đúc kết từ những ví dụ trên phần lí thuyết về ẩn dụ. ? Ẩn dụ là gì? Có mấy loại ẩn dụ? Nêu tên cụ thể? Các ví dụ đã phân tích ở bài tập nhóm thuộc loại ẩn dụ nào? Phân biệt ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ nghệ thuật? III. Luyện tập: Trở lại bài kiểm tra lúc đầu giờ,cùng học sinh trong 2 tổ đánh giá kết quả trò chơi “ Ai nhanh tay hơn” và công bố đội thắng cuộc ( một hình thức luyện tập) IV. Tổng kết: GV tổng kết những nét chính về phép tu từ ẩn dụ Học sinh làm việc chung cùng tập thể lớp, có 3 phút để cùng thảo luận phân tích ví dụ và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra. Làm việc theo nhóm đã được phân công, cùng thảo luận đưa ra đáp án chính xác nhất. Cần có những lập luận bảo vệ ý kiến của nhóm mình nếu bị nhóm khác có ý kiến bác bỏ.( Các lập luận này dựa trên lí thuyết về phép tu từ ẩn dụ) Học sinh cùng xem lại kiến thức về phép tu từ ẩn dụ, trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra sau đó cùng giáo viên chốt lại các kiến thức cần nắm vững về phép tu từ ẩn dụ. Cùng giáo viên phân loại kết quả của hai tổ. Ghi lại những nét cơ bản, quan trọng. Phân tích được ví dụ 1( bao gồm hai câu thơ 1 và 2).Cả hai ví dụ đều bao gồm hai nghĩa: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Nghĩa tường minh là chỉ những sự vật, không gian như thuyền bến, con đò, cây đa; nghĩa hàm ẩn được hiểu dựa trên sự so sánh ngầm. Câu thơ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” -thuyền: + đặc điểm: luôn cơ động, ngược xuôi ( so sánh: anh như thuyền đi, em như bến đậu) + So sánh ngầm với người con trai. Liên tưởng tới một số câu thơ, câu ca dao viết về người con trai như: “ Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh,lên Đoài Đoài yên”… - Bến: + Đặc điểm: cố định, thụ động chờ đợi… + So sánh ngầm với người con gái => Ý nghĩa ngầm ẩn của câu thơ: Nỗi lòng nhớ mong người yêu của người con gái trong xa cách. Câu thơ 2: “ Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa” + Cây đa, bến cũ: Nơi hẹn hò, gặp gỡ của người con trai và người con gái. Ẩn dụ cho một kỉ niệm đẹp +Con đò khác đưa: Ẩn dụ về việc cô gái lấy một chàng trai khác làm chồng ( nguyên nhân có thể là khách quan hoặc chủ quan) => Ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ: Sự tiếc nuối của chàng trai đã để người con gái đi lấy chồng. (1) “ Dười trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựư lập loè đơm bông” => “ Lửa lựu lập loè” ẩn dụ chỉ mùa hè. (2) “Vứt đi những thứ văn nghệ ….đứng xa nhìn thấp thoáng” => “ Thứ văn nghệ ngòn ngọt”, “ tình cảm gầy gò” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ thứ văn chương thoát li đời sống,vô bổ và thứ tình cảm cá nhân, nhỏ bé. (3) “ Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” => - “ Con chim chiền chiện” là ẩn dụ cho cuộc sống mới. - “ Hót” là ẩn dụ cho tiếng reo vui của con người. - “ Giọt” là ẩn dụ cho những thành quả của cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước. - “ Hứng” là ẩn dụ cho sự thừa hưởng một cách trân trọng những thành quả cách mạng. (4) “ Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời” => “ Thác” là ẩn dụ những khó khăn, gian khổ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Mĩ của đất nước. “ Thuyền”là ẩn dụ chỉ sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta. (5) “ Xưa phù du mà nay đã phù sa Xưa bay đi mà nay không trôi mất” => “ Phù du” là ẩn dụ chỉ kiếp sống nhỏ bé, quẩn quanh, vô nghĩa “ Phù sa” là ẩn dụ chỉ cuộc sống mới màu mỡ, tươi đẹp. Định nghĩa Ẩn dụ: Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp: + Ẩn dụ hình thức: Ví dụ 1 “ dưới trăng..lửa lựu lập loè đơm bông” + Ẩn dụ cách thức: Ví dụ 3 : “Ơi con chim chiền chiện…” + Ẩn dụ phẩm chất: Ví dụ 3, 4,5 + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ví dụ 2… - Ẩn dụ ngôn ngữ là hình thức chuyển đổi tên gọi cho sự vật, hiện tượng trên cơ sở so sánh ngầm trong đó các sự vật, hiện tượng có thể giống nhau về vị trí, hình thức, chức năng, cảm giác… Ví dụ : chân người=> thành: chân kiềng, chân núi, chân trời…giống nhau về vị trí… con ốc vặn => thành: đinh ốc… giống nhau về hình thức… - Ẩn dụ nghệ thuật: Là phép tu từ ngữ nghĩa nhằm xây dựng hình tượng thẩm mĩ ( không chỉ gọi tên lại mà quan trọng hơn là gợi ra những liên tưởng có liên quan chủ yếu đến đời sống tình cảm của con người) Các ví dụ đã xét ở trên. Phân loại và đánh giá kết quả chính xác từ các ví dụ của hai tổ ( không xét các ví dụ trùng với sách giáo khoa) - Nhắc lại về phép tu từ ẩn dụ - Vai trò của phép tu từ này trong đời sống sinh hoạt và văn chương nghệ thuật GV cần nhắc kĩ yêu cầu làm việc chung của các nhân lớp với tập thể. Nên bao quát lớp, tránh để tình trạng mất tập trung trong giờ học.(Các cá nhân không phát biểu sẽ làm việc riêng trong giờ học hoặc gây mất trật tự trong giơ) Chia nhóm và yêu cầu học sinh làm việc nhóm nghiêm túc. Lưư ý : các ví dụ về thơ là “ý toại ngôn ngoại” nên việc phân tích các ví dụ cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, không nên tuyệt đối hoá cách hiểu của mình và bác bỏ hoàn toàn những cách hiểu khác của học sinh. Phân phối thời gian hợp lí, tránh gây cháy giáo án. Phần này nên đi nhanh vì học sinh đã có chuẩn bị ở nhà, chỉ nên nhắc lại mà thôi. F. Hướng dẫn học bài ở nhà: ? Giao bài tập luyện tập: Quan sát một vật gần gũi, quen thuộc liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ? ? Chuẩn bị về phép tu từ hoán dụ: Xem lại kiến thức lí thuyết hoán dụ đã học So sánh nó có điểm gì giống và khác ẩn dụ? Lấy một vài ví dụ điển hình? Phân tích giáo án trên I. Nhận xét chung về cách triển khai giáo án : Giáo án trên là một bài giảng Tiếng Việt trong sự tích hợp với 2 phân môn văn học và tập làm văn. Về cơ bản đây là một giáo án dạy tiết học đặc trưng thiên về thực hành và ôn tập củng cố lý thuyết học sinh đã được học ở chương trình trung học cơ sở nên bài dạy cũng không phân theo cơ cấu bài dạy 3 phần ( phân tích ngữ liệu, khái quát thành quy tắc, thực hành) hay 2 phần (trình bày lí thuyết, sau đó thực hành) như dạy một bài tiếng Việt thông thường. Về bố cục, kết cấu : Giáo án được chia làm các mục nhỏ hơn bao gồm các phần chính: Mục đích yêu cầu: Giúp giáo viên xác định được mục tiêu bài dạy của mình một cách cụ thể dựa trên những mục đích mà bài giảng đưa đến rèn luyện cho học sinh ba mảng: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Nhằm xác định những chuẩn bị cơ bản dành cho bài học của giáo viên và học sinh, đáp ứng được cơ bản yêu cầu cần đạt của bài học (đặc biệt là phần chuẩn bị các tư liệu, tài liệu phục vụ cho bài giảng). Công cụ phục vụ, hỗ trợ cho bài giảng: Hạn định các công cụ phục vụ cho bài giảng từ tư liệu đến các phương pháp dạy học… Các nhóm phương pháp triển khai trong bài học: Vì đặc trưng của bài học là thiên về yếu tố thực hành cho nên các phương pháp chủ đạo vẫn là các phương pháp thuộc nhóm tổ chức hoạt động học tập cho học sinh bên cạnh các nhóm phương pháp thuyết trình, giảng bài hỗ trợ của giáo viên. Tiến trình bài dạy: gồm hai phần lớn: + Khởi động : giới thiệu, dẫn dắt vào bài học một cách tự nhiên tạo cho lớp học một không khí thoải mái trong giờ học. + Nội dung triển khai bài mới: Giáo án được chia làm 4 cột với : hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh, yêu cần cần đạt của bài học, những ghi chú cần thiết cho bài dạy. - Hướng dẫn học bai ở nhà: giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà, hướng dẫn học sinh làm bài. II. Các nhóm phương pháp và các hoạt động chủ yếu được lựa chọn phục vụ cho bài dạy: 1. Các nhóm phương pháp: - phương pháp thuyết trình của giáo viên: thể hiện trong gíao án khi giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh làm việc, giáo viên tổng kết lý thuyết từ những bài tập thực hành trên lớp. - Phương pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh: được sử dụng chủ yếu trong bài học bao gồm các phương pháp như: trò chơi, tình huống… 2. Các hoạt động chủ yếu được lựa chọn phục vụ cho bài dạy: ( hoạt động dành cho học sinh) Hoạt động Nội dung của hoạt động Tính hợp lí của hoạt động được chọn Hoạt động tổ chức trò chơi cho học sinh ( trong phần khởi động) Trò chơi mang tên “ Ai nhanh tay hơn” với hai tổ trong lớp, yêu cầu trong 3 phút hai tổ ghi lại những ví dụ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ. Đây là phần khởi động để dẫn dắt học sinh vào bài học nên tạo cho học sinh cảm giác thoải mái để bước vào bài học một cách nhẹ nhàng nhất. Việc tổ chức trò chơi tạo cho học sinh không khí thoải mái, đồng thời kết quả của trò chơi sẽ là tư liệu để dành cho phần luyện tập. Hoạt động làm việc tập thể của học sinh( làm việc chung cùng cả lớp) Hoạt động này được áp dụng trong phần phân tích các ví dụ trong sách giáo khoa và phần ôn tập lí thuyết sau khi đã phân tích các ví dụ. Những phần lí thuyết, ví dụ tương đối dễ hiểu đã được học học sinh có thể làm việc chung cùng cả lớp và giáo viên để xây dựng bài học. Hoạt động làm việc nhóm Được áp dụng ngay từ phần khởi động và nhiều hơn trong phần phân tích 5 ví dụ tại phần 2 sách giáo khoa.Chia lớp làm 5 nhóm và đưa ra các công việc cần làm cho mỗi nhóm, sau đó giáo viên kiểm tra hoạt động và kêt quả làm việc của nhóm. Phần khởi động đã có sự làm việc giữa các nhóm nhưng mức độ phân hoá học sinh trong công việc nhóm chưa cao. Phần phân tích ví dụ 2 ( bao gồm 5 ví dụ nhỏ hơn trong SGK) cùng đồng dạng về yêu cầu giúp cho học sinh được làm việc chung với nhau, học cách làm việc theo nhóm và cách làm việc này sẽ tạo nên nhiều cách hiểu về ẩn dụ, đồng thời tiết kiệm được thời gian trên lớp, và rèn luyện cả kĩ năng thuyết trình cho học sinh. Hoạt động làm việc cá nhân Áp dụng trong phần hướng dẫn học bài ở nhà dành cho học sinh. Giao việc cho học sinh luyện tập củng cố thêm ở nhà, phần này học sinh có thể tự độc lập làm việc ở nhà.

File đính kèm:

  • docthuc hanh phep tu tu an du.doc