Giáo án Tiết 28: Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2– RA ĐỀ BÀI SỐ 3 (Làm ở nhà)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

 Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý, về diễn đạt

 Kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học

 Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu khuyết điểm của mình trong bài làm, đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau.

 B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo.

 Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo.

C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

 Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 28: Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2– RA ĐỀ BÀI SỐ 3 (Làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 10 Tieát *: Ñoïc theâm: LÔØI TIEÃN DAËN (Trích Tiễn dặn người yêu) Laøm Vaên: LUYEÄN TAÄP VIEÁT ÑOAÏN VAÊN TÖÏ SÖÏ(Hướng dẫn tự học) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Hiểu được cốt truyện toàn truyện thơ, vị trí, nội dung và giá trị cơ bản của đoạn trích “Lời tiễn dặn”. + Hiểu khái niệm về đoạn văn; nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn tự sự. + Biết viết đoạn văn tự sự. Kĩ năng: + Viết đoạn văn tự sự kể về một sự việc cho trước hoặc tự mịnh xác định. + Sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Goïi 1 hs ñoïc phaàn I(tieåu daãn) trong sgk. HS: Thaûo luaän nhoùm veà toùm taét truyeän “Tieãn daën ngöôøi yeâu”. - leân baûng trình baøy: GV: choát laïi vaán ñeà. Höôùng daãn hs veà töï hoïc phaàn trích “lôøi tieån daën”. Gôïi môû phaàn ngheä thuaät cho hs veà nhaø deã tìm hieåu taùc phaåm hôn GV: Cho HS ñoïc phaàn I GV: Ñoaïn vaên laø gì? Noäi dung cuûa ñoaïn vaên? Nhieäm vuï cuûa ñoaïn vaên? HS: Trình baøy caù nhaân. GV: Choát laïi vaán ñeà GV: Cho HS ñoïc baøi taäp 1 GV: Cho HS thaûo luaän 3’: Traû lôøi caùc caâu hoûi cuûa baøi taäp 1, sgk trang 98. GV: Cho HS ñoïc baøi taäp 2, sgk trang 98, 99. Traû lôøi caùc caâu hoûi cuûa baøi taäp naøy. Töø ñoù hoûi HS ruùt ra vaán ñeà. GV: Qua kinh nghieäm cuûa nhaø vaên Nguyeân Ngoïc vaø thu hoaïch töø hai baøi taäp treân, anh (chò) haõy neâu caùch vieát ñoaïn vaên trong baøi vaên töï söï? HS: Trình baøy caù nhaân. GV: Choát laïi vaán ñeà. A. LÔØI TIEÃN DAËN: (trích “Tieãn daën ngöôøi yeâu” – Truyeän thô daân toäc Thaùi) 1. Giôùi thieäu chung: sgk 2. Toùm taét truyeän thô: sgk 3. Vò trí truyeän thô: sgk 4. Höôùng daãn hs töï hoïc: a. Caàn theo doõi dieãn bieán taâm traïng cuûa nhaân vaät ngöôøi con trai qua hai phaàn cuûa vaên baûn: Caùch chaøng trai goïi coâ gaùi laø “ ngöôøi ñeïp anh yeâu” -> khaúng ñònh tình yeâu vaãn coøn thaém thieát cuûa chaøng. b. Chaøng trai coù nhöõng cöû chæ, haønh ñoäng döôøng nhö muoán keùo daøi ra giaây phuùt ôû beân coâ gaùi. c. Chaøng trai caûm nhaän raèng döôøng nhö coâ gaùi cuõng muoán keùo daøi ra giaây phuùt beân nhau. d. Cöû chæ, haønh ñoäng vaø taâm traïng cuûa chaøng trai luùc ôû nhaø choàng cuûa coâ gaùi. * Ngheä thuaät: Duøng pheùp ñieäp (töø ngöõ, hình aûnh …) B. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ: I. Tìm hiểu chung: 1. Đoạn vaên trong văn bản tự sự: a. Khaùi niệm: Ñoaïn vaên laø boä phaän cuûa vaên baûn. b. Noäi dung vaø nhieäm vuï: - Noäi dung ôû moãi ñoaïn vaên coù theå khaùc nhau: + Coù ñoaïn vöøa giôùi thieäu nhaân vaät, vöøa keå söï vieäc, vöøa theå hieän taâm tö, tình caûm cuûa nhaân vaät... + Coù ñoaïn taû caûnh, taû ngöôøi … - Nhieäm vuï: laøm noåi baät chuû ñeà, tö töôûng cuûa vaên baûn. 2. Caùch vieát ñoaïn vaên trong baøi vaên töï söï: - Caùch vieát: + Môû baøi: Giôùi thieäu, taïo tình huoáng cho caâu chuyeän. + Thaân baøi: Keå laïi dieãn bieán cuûa caùc söï vieäc phaûi haøi hoaø, gaén keát vaø taäp trung theå hieän tö töôûng chuû ñeà cuûa baøi vaên. + Keát baøi: Taïo ñöôïc aán töôïng ñoái vôùi ngöôøi ñoïc. - Ñeå vieát ñoaïn vaên töï söï, ngöôøi vieát caàn: + Huy ñoäng naêng löïc quan saùt, töôûng töôïng, voán soáng vaø vaän duïng các kó naêng để hoaøn chænh ñoaïn vaên. + Chuù yù söû duïng caùc phöông tieän lieân keát caâu ñeå ñoaïn vaên ñöôïc maïch laïc, chaët cheõ. II. Luyện tập: Về nhà tham khảo một số bài tập sgk. 4. CUÛNG COÁ: HS laøm baøi taäp 2 trang 99. 5. DAËN DOØ: - Hoïc baøi + soaïn baøi “ OÂn taäp vaên hoïc daân gian Vieät Nam”. - Chuẩn bị làm bài viết số 3. Tiết 28: Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2– RA ĐỀ BÀI SỐ 3 (Làm ở nhà) —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: Hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý, về diễn đạt… Kiến thức: Ôn lại những kiến thức đã học Kĩ năng: Tự đánh giá những ưu khuyết điểm của mình trong bài làm, đồng thời có được những định hướng cần thiết để làm tốt hơn ở những bài viết sau. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Chép lại đề lên bảng. GV: Em hãy nhắc lại những yêu cầu của bài viết này? GV: Gợi dẫn để hs trả lời các yêu cầu. HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Diễn giảng thêm và chốt lại vấn đề. GV: Yêu cầu một hs lên bảng lập lại dàn ý đối với đề bài này. HS: Đứng lên tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình về nội dung, kiểu văn bản. GV: Nhận xét, sữa lỗi cho hs. Rút kinh nghiệm ở những bài viết sau. Đọc bài khá cho cả lớp nghe. GV: Diễn giảng hướng dẫn học sinh làm bài. I. Trả bài viết số 2: Đề bài: Hãy tưởng tượng mình là An Dương Vương và kể lại câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ. ¯. Yêu cầu của bài viết: 1. Nội dung: - Phải đảm bảo đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Trong qúa trình kể phải đảm bảo đầy đủ các ý chính của truyện, diễn biến của truyện. - Phải thật sự nhập thân vào nhân vật, phải đóng vai mình là An Dương Vương (giới thiệu tôi là An Dương Vương). - Biết xác định những tình tiết chính và sắp xếp theo trình tự. - Biết dùng những phương tiện ngôn ngữ chuyển ý để bài viết được liền mạch. - Bên cạnh đó lời văn cần mượt mà, uyển chuyển, nhịp nhàng, hàm súc. 2. Hình thức: - Trình bày sạch đẹp. - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. ¯ Xây dựng dàn ý: 1. Mở bài: - Giới thiệu mình là An Dương Vương. - Giới thiệu về việc xây thành. 2. Thân bài: - Kể lại toàn bộ câu chuyện, nhưng phải theo tuyến nhân vật, lúc bấy giờ mình là An Dương Vương. - Bắt đầu là sự việc xây thành à chế nỏ à gả con gái à mất nỏ à Triệu Đà sang xâm lược, chủ quan à mất nước à cùng con gái là Mị Châu chạy giặc à cùng đường cầu cứu Rùa Vàng à giết con gái à cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển. 3. Kết bài: Tôi vô cùng hối hận về việc chủ quan, quá khinh địch của mình (rút ra bài học cho hậu thế mai sau). 2. Nhận xét, đánh giá: a. HS tự nhận xét, đánh giá: - HS đọc bài viết của mình, sau đó tự rút ra nhận xét, đánh giá bài làm của mình. - Về nội dung: Đúng yêu cầu của đề hay chưa? Hay chỉ đúng một phần hoặc sai hoàn toàn. - Về kiểu văn bản đã đáp ứng đúng yêu cầu chưa? - Về hình thức đạt yêu cầu chưa? b. GV nhận xét, đánh giá: ¯ Ưu điểm: - Đa số nắm được yêu cầu của đề. - Một số em viết khá sáng tạo, diễn đạt tương đối. ¯ Khuyết điểm: - Nhiều em diễn đạt lan man, lời văn lủng củng sai chính tả quá nhiều. - Có em cả bài không có bất cứ dấu câu nào. Một vài em trình bày chưa cẩn thận, còn bôi xoá nhiều - Một số em xa đề, lạc đề. II. Ra đề bài viết số 3 (làm ở nhà): Đề bài: Em hãy phân tích bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”. 1. Yêu cầu của bài viết: a. Nội dung: - Đảm bảo đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. - Phải thể hiện được nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, triền miên của cô gái. - Phân tích, phát hiện nghệ thuật nhân hoá, hoán dụ, thể thơ của bài ca dao, từ đó nêu lên nét đẹp trong tâm hồn cô gái Việt. b. Hình thức: Trình bày sạch đẹp. Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. 2. Biểu điểm: - Điểm 9, 10: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 7, 8: Đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt tương đối và có cảm xúc, không sai lỗi chính tả. - Điểm 5, 6: Đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn mắc một vài sai sót. - Điểm 3, 4: Bài viết sơ sài, chưa đảm bảo các yêu cầu, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1, 2: Bố cục chưa đầy đủ, diễn đạt lung tung, sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0: Không viết được gì. 4. CỦNG CỐ: Nhắc lại phương pháp làm văn tự sự kể lại một câu chuyện. 5. DẶN DÒ: Về nhà làm bài viết số 3. Tiết 29, 30: Đọc văn: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: Giúp học sinh: + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: Kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm. + Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích một tác phẩm cụ thể. + Hiểu được các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống các tác phẩm vừa học. Kĩ năng: Nhận biết một cách có ý thức về tác phẩm văn học dân gian. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao hài hước? - Phân tích 4 bài ca dao hài hước trên. Nêu ý nghĩa, giá trị từng bài? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Thế nào là văn học dân gian? HS: Trình bày cá nhân. GV: Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? ( Minh hoạ bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học) HS: Trình bày cá nhân. GV: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ? HS: Thảo luận nhóm 5’ (dãy nam làm thể loại Sử thi, truyền thuyết; nữ làm thể loại truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ). Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm GV: Chỉnh sữa, bổ sung, cho điểm nhóm làm khá. GV: Có thể yêu cầu hs kể tên một số tác phẩm Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ mà em biết? HS: Trình bày cá nhân. HS: Làm bài tập vận dụng. I. Tìm hiểu chung: 1. Định nghĩa: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, được hình thành, tồn tại và phát triển nhờ tập thể. Tác phẩm văn học dân gian gắn bó và phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng động. 2. Đặc trưng: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng), là sáng tạo mang tính tập thể (tính cộng đồng), gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng (tính thực hành còn gọi là tính biểu diễn). 3. Các thể loại chính: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện). 4. Đặc trưng chủ yếu của một số thể loại văn học dân gian: - Thần thoại: Chuyện kể về thế giới thần linh; ra đời vào thuở bình minh của loài người nhằm cắt nghĩa nguồn gốc thế giới. Nhân vật chủ yếu là thần linh. Nghệ thuật cơ bản là tưởng tượng. - Sử thi (còn gọi là anh hùng ca): Thường đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lớn đối với đời sống của cộng đồng; là những tác phẩm tự sự có quy mô lớn, hình tượng nghệ thuật hoành tráng, câu văn trùng điệp, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh…. - Truyền thuyết: Thường kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo quan điểm đánh giá cảu dân gian; là những tác phẩm văn xuôi tự sự có dung lượng vừa phải, có sự tham gia của nhữung chi tiết, sự việc có tính chất thiêng liêng, kì ảo (các nhân vật thần, các đồ vật kì ảo…) - Truyện cổ tích: Kể về số phận của những con người bình thường hay bất hạnh trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của người lao động. - Truyện cười: Phản ánh những điều kệch cỡm, rởm đời trong xã hội, những sự việc xấu hay trái với lẽ tự nhiên trong cuộc sống, có tiềm ẩn những yếu tố gây cười; có dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẩn phát triển nhanh kết thúc bất ngờ và độc đáo. - Truyện thơ: Diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. II. Luyện tập: Bài tập 1, sgk trang 101: - Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi: Đó là vận dụng các thủ pháp so sánh , phóng đại, nhiều đoạn trùng điệp rất sáng tạo nhờ trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian. - Hiệu quả nghệ thuật: Tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong khung cảnh hoành tráng. III. Hướng dẫn tự học: so sánh các thể loại văn học dân gian. 4. CỦNG CỐ: Chia hai dãy nam và nữ cho học sinh thi đọc ca dao. 5. DẶN DÒ: - Học bài - Soạn bài “ Khái quát văn học dân gian Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX”. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tổ trưởng ký duyệt Ngày . … tháng … . năm 2011 TT: Đỗ Thanh Hồng TUẦN 12 Tiết 33: Đọc văn: ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM —&– A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: + Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn học dân gian Việt Nam đã học: Kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức về tác phẩm. + Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của văn học dân gian để phân tích tác phẩm cụ thể. Kiến thức: Đặc trưng, thể loại, các giá trị cơ bản của văn học dân gian qua hệ thống tác phẩm vừa học. Kĩ năng: Nhận biết một cách có ý thức về tác phẩm văn học dân gian. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: Giáo viên: Sgk, sgv, thiết kế bài giảng và các tài liệu tham khảo. Học sinh: Sgk, các tài liệu tham khảo. C. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách thức trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao hài hước? - Phân tích 4 bài ca dao hài hước trên. Nêu ý nghĩa, giá trị từng bài? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian? ( Minh hoạ bằng các tác phẩm, đoạn trích đã học) HS: Trình bày cá nhân. GV: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của các thể loại: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao, truyện thơ? HS: Trình bày cá nhân. GV: Kẻ bảng khuyết. HS: Thảo luận nhóm 5’ (dãy nam làm từ thể loại 1 đến 3; nữ làm 2 thể loại còn lại). Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày sản phẩm, điền vào sơ đồ khuyết. GV: Chỉnh sữa, bổ sung, cho điểm nhóm làm khá. GV: Nêu nội dung và nghệ thuật của ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa? HS: Trình bày cá nhân. GV: Nêu nội dung và nghệ thuật của ca dao hài hước? HS: Trình bày cá nhân. HS: Làm bài tập vận dụng. I. Tìm hiểu chung: 1. Bảng tổng hợp so sánh một số thể loại truyện dân gian đã học: Thể loại Tác phẩm Nội dung phản ánh Nghệ thuật Sử thi Trường ca Đăm Săn Xã hội Tây Nguyên cổ đại. Ca ngợi chiến công của các anh hùng So sánh, phóng đại, trùng điệp, hình tượng hoành tráng Truyền thuyết ADV và Mị Châu - Trọng Thuỷ Kể lại các sự kiện lịch sử có thật được khúc xạ qua cốt truyện hư cấu. Kết hợp các chi tiết, yếu tố thực và kì ảo. Cổ tích Tấm Cám Xung đột xã hội, đấu tranh giữa thiện và ác, chính nghĩa và gian tà Hoàn toàn hư cấu, không có thật, nhân vật chính trải qua nhiều thử thách, kết thúc có hậu. Truyện cuời -Tam đại con gà. -Nhưng nó phải bằng hai mày Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội. Ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúcc đột ngột để gây cười. Truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Thân phận bất hạnh, ước mơ hạnh phúc của người nghèo. Miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật kết hợp với kể. 2. Bảng hệ thống thể loại ca dao dân gian: T/t Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa Ca dao hài hước Nội dung -Lời người phụ nữ bất hạnh, thân phận bị phụ thuộc, giá trị không được ai biết đến. - Những tình cảm trong sáng, cao đẹp của người lao động nghèo, thuỷ chung son sắt. Tâm hồn lạc quan yêu đời trong cuộc sống nhiều lo toan vất vả của người lao động trong xã hội cũ. Nghệ thuật - So sánh - ẩn dụ, môtip, biểu tượng: thân em như: tấm lụa đào, củ ấu gai… - Nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, giàu hình ảnh, gần gũi với đời sống hàng ngày, sử dụng các thể thơ quen thuộc như lục bát, song thất lục bát, đôi khi có biến thể và các mô tip quen thuộc. Cường điệu, phóng đại, khoa trương, dùng cách nói giảm dần, so sánh đối lập, chi tiết hình ảnh hài hước, tự trào, phê phán, châm biếm, chế giễu, đả kích… II. Luyện tập: Bài tập 1, sgk trang 101: - Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi: Đó là vận dụng các thủ pháp so sánh , phóng đại, nhiều đoạn trùng điệp rất sáng tạo nhờ trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian. - Hiệu quả nghệ thuật: Tôn cao vẻ đẹp của ngưừoi anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong khung cảnh hoành tráng. ¯ Hướng dẫn tự học: so sánh các thể loại văn học dân gian. 4. CỦNG CỐ: Chia hai dãy nam và nữ cho học sinh thi đọc ca dao. 5. DẶN DÒ: - Học bài - Soạn bài “ Khái quát văn học dân gian Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX” Tổ trưởng ký duyệt Ngày . … tháng … . năm 2009 TT: Đỗ Thanh Hồng

File đính kèm:

  • docTUAN 10, HKI.doc