Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 13 : văn học trung đại

I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP:

10a1

10a2

 

II. NỘI DUNG:

 1. Các giai đoạn phát triển

 a. Chặng 1: (TK X - hết TK XIV)

- TK X, xuất hiện văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đánh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết.

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu)

- Thể loại:văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Văn học chữ Hán là chủ đạo, chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật.

 b. Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII)

- TK XV: kế thừa cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A.

 + Dần dần chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức.

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu.

- Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ).

- Nhiều thể loại được bổ sung: văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập.

 c. Chặng 3: (đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX)

- Là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam.

- Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều (Nguyễn Du).

- Thể loại: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ, xuất hiện tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí.

 d. Chặng 4: (cuối TK XIX)

- Cảm hứng xuyên suốt là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn 10 Chuyên đề 13 : văn học trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14 Ngày soạn: 23 /11 /2011 Tiết: 13 Ngày dạy: 25 /11 /2011 Chuyên đề 13 : VĂN HỌC TRUNG ĐẠI I. ĐIỂM DANH, ỔN ĐỊNH LỚP: 10a1……………………………………………………………………………………… 10a2……………………………………………………………………………………… II. NỘI DUNG: 1. Các giai đoạn phát triển a. Chặng 1: (TK X - hết TK XIV) - TK X, xuất hiện văn học viết chữ Hán và đến TK XIII đánh dấu sự ra đời của văn học viết bằng chữ Nôm. Bên cạnh đó văn học dân gian vẫn tồn tại và phát triển song song với văn học viết. - Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước với âm hưởng hào hùng, đặc biệt là giai đoạn nhà Trần với hào khí Đông A sục sôi. - Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạnh Đằng giang kí (Trương Hán Siêu) - Thể loại:văn nghị luận (chiếu, hịch), văn xuôi lịch sử (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) và thơ. Văn học chữ Hán là chủ đạo, chữ Nôm chưa có thành tựu gì nổi bật. b. Chặng 2: (TK XV - hết TK XVII) - TK XV: kế thừa cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. + Dần dần chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tệ nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. - Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ Lê Thánh Tông, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). - Nhiều thể loại được bổ sung: văn xuôi tự sự (Truyền kì mạn lục). Và văn chính luận phát triển tột bậc qua những sáng tác của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập... c. Chặng 3: (đầu TK XVIII - hết nửa đầu TK XIX) - Là giai đoạn phát triển tột bậc, rực rỡ nhất của văn học phong kiến Việt Nam. - Cảm hứng xuyên suốt thời kì này là cảm hứng nhân đạo. Bởi lúc này số phận và quyền sống của con người bị đe dọa. Văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, đấu tranh đòi giải phóng con người cá nhân. - Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn; Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thường kinh kí sự (Lê Hữu Trác), thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,Truyện Kiều (Nguyễn Du). - Thể loại: Văn học chữ Nôm phát triển mạnh mẽ, xuất hiện tùy bút, tiểu thuyết chương hồi, kí. d. Chặng 4: (cuối TK XIX) - Cảm hứng xuyên suốt là cảm hứng yêu nước chống giặc ngoại xâm và mang một âm hưởng bi tráng bởi nó ghi lại một thời khổ nhục nhưng vĩ đại, thất bại nhưng vẫn hiên ngang của dân tộc Việt Nam. - Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc... của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Quang Bích, Phan Văn Trị, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền - Thể loại: xuất hiện của một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của,Văn thơ chữ Hán và chữ Nôm của các tác giả Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương đều có những bước phát triển mạnh mẽ. 2. Đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam: a. Nội dung: - Văn học trung đại tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỉ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. + Khi vận mệnh đất nước gặp nguy nan thì cảm hứng chủ đạo của văn học là cảm hứng yêu nước + Khi vận mệnh cá nhân con người, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa thì cảm hứng nhân đạo lại thăng hoa rực rỡ. (Truyện Kiều, đỉnh cao của tư tưởng nhân văn chủ nghĩa) b. Đặc điểm nghệ thuật: *. Tính quy phạm và bất quy phạm: - Quy phạm: Là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đã được định sẵn mà người sáng tác văn học buộc phải tuân theo trong quá trình sáng tác. + Mục đích ''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngôn trí'', văn thơ sáng tác là để giáo huấn đạo đức, văn dùng để tải đạo, thơ dùng để bộc lộ ý trí, bày tỏ lòng mình + Ngôn ngữ sáng tác gồm chữ Hán và chữ Nôm nhưng chữ Hán được xem là chính thống. + Cái đẹp thuộc vào những khuôn mẫu định sẵn (xuân hạ thu đông, tùng trúc cúc mai, long li quy phượng, ngư tiều canh mục). + Thể loại chủ yếu: có kết cấu cố định, chặt chẽ về số câu, số chữ, niêm luật, đối, lắm điển tích, điển cố - Bất quy phạm: không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác *. Tính tranh nhã: - Đề tài hướng tới cái cao cả, trang trọng - Hình tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ với ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần tiếp cận với xu hướng bình dân, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam. *. Yếu tố Hán, văn hóa Hán: Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là không thể tránh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hán và đến tận khi chữ Nôm ra đời, văn tự Hán vẫn được coi là loại chữ chính thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là các thể loại của văn học Trung Quốc, trong các tác phẩm có nhiều thi pháp cổ điển và hình ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiên văn học Việt Nam cũng có ý thức để phá bỏ sự ảnh hưởng này bằng cách viết bằng chữ Nôm, sử dụng nhiều thể thơ dân tộc (như truyện thơ ngâm khúc hát nói, lục bát, song thất lục bát) và đưa vào trong thơ văn các hình ảnh đậm chất Việt 3. Hình ảnh con người trong văn học: a. Mối quan hệ với thiên nhiên: - Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận của văn chương. Mây sớm, trăng khuya, núi non, cỏ cây hoa lá đều in đậm dấu ấn của mình trong văn chương. - Con người và thiên nhiên luôn có mối quan hệ biện chứng, qua lại tác động lẫn nhau. - Văn học phản ánh quá trình nhận thức, cải tạo, chinh phục thiên nhiên của con người - Thiên nhiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người. - Trong văn học trung đại, hình tượng thiên nhiên gắn với đạo đức, lí tưởng, thẩm mĩ của con người. b. Mối quan hệ với quốc gia dân tộc: Văn học trung đại, chủ nghĩa yêu nước thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời. c. Con người trong mối quan hệ xã hội: Văn học trung đại miêu tả thực tế đen tối của xã hội, phơi bày những cảnh đời đau đau khổ của nhân dân, đấu tranh cho quyền lợi của con người. d. Con người và ý thức về bản thân: - Khi đất nước có chiến tranh hay những cuộc cải tạo thiên nhiên thì con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn là ý thức cá nhân. Họ hi sinh cái tôi cá nhân vì cộng đồng, vì Tổ quốc. - Trong thời bình, con người cá nhân được đề cao, họ có ý thức sâu sắc về quyền sống của cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc, tình yêu.

File đính kèm:

  • docchuyên đề 13.doc