Giáo án Tiết 33 tuần 9: ca dao hài hước , châm biếm

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS:

Hiểu dược đối tượng, ý nghĩa của những bài ca dao được học

Nắm được nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước, châm biếm.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- SGK, SGV

- Thiết kế bài học

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 - Kiểm tra bài cũ

 - Giới thiệu bài mới: dả kích thói hư tật xấu của con người, ông bà ta xưa đã mượn ca dao để thể hiện tiếng cười hài hước châm biếm, trào lộng. Tiếng cười làm vui cửa vui nhà, vui anh, vui em cho quên đi nổi vất vả cực nhọc của đời sống. Để thấy được điều đó, hãy tìm hiểu chùm ca dao hài hước châm biếm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 33 tuần 9: ca dao hài hước , châm biếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 33 TT ký duyệt Bùi Thị Hiển Tuần : 9 CA DAO HÀI HƯỚC , CHÂM BIẾM MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: Hiểu dược đối tượng, ý nghĩa của những bài ca dao được học Nắm được nghệ thuật phóng đại, đối lập, chơi chữ của những bài ca dao hài hước, châm biếm. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN SGK, SGV Thiết kế bài học CÁCH THỨC TIẾN HÀNH GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới: dả kích thói hư tật xấu của con người, ông bà ta xưa đã mượn ca dao để thể hiện tiếng cười hài hước châm biếm, trào lộng. Tiếng cười làm vui cửa vui nhà, vui anh, vui em cho quên đi nổi vất vả cực nhọc của đời sống. Để thấy được điều đó, hãy tìm hiểu chùm ca dao hài hước châm biếm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Tìm hiểu chung: ( HS đọc SGK) Câu hỏi : Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì? 1 HS đọc lớn bài ca dao cho cả lớp nghe. Câu hỏi : Em hãy chia các bài ca dao theo nhóm? Và hãy giải thích lý do vì sao em lại chia như vậy? Phân tích bài 1 : Bằng cách trả lời câu hỏi SGK : Hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ như thế nào? Cái cười và lời đáp của Cuội nói gì về tính cách của nhân vật này? Thảo luận : Học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận -> đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề Phân tích bài số 2 : gợi ý phân tích : Quan niệm của nhân dân về trang nam hni và người anh hùng như thế nào? Ba bài ca dao này có đúng với quan niệm ấy không? Tiếng cười châm biếm ở đây được tạo nên bởi thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu ý nghĩa của tiếng cười châm biếm ấy? Thảo luận : Học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận -> đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. 1 HS đọc lai bài ca dao cho cả lớp nghe. Câu hỏi : Phân tích : Em hãy phân tích cách nói về hiện tượng của bài ca dao? Hãy nêu tác dụng và ý nghĩa của cách nói này? Thảo luận : Học sinh chia thành 4 nhóm thảo luận -> đại diện nhóm trình bày -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. Câu hỏi : Em hãy tìm những bài ca dao có nội dung tương tự? Câu hỏi : Em hãy viết phần tổng kết cho bài học? HS tự viết -> 2 HS trình bày trước lớp -> GV nhận xét, kết thúc vấn đề. I.TIỂU DẪN - Ca dao rất phong phú về nội dung + Yêu thương tình nghĩa + Than thân + Hài hước châm biếm Ca dao hài hước châm biếm tập trung trí tuệ, nghệ thuật trào lộng dân gian như tạo ra mâu thuẫn, cách nói phóng đại, chơi chữ để bật lên tiếng cười mang nhiều sắc thái khác nhau. II.ĐỌC – HIỂU : A.ĐỌC – GIẢI THÍCH TỪ KHÓ B.TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT BÀI CA DAO SỐ 1 : chê cười thói nói dối Bắc thang lên hỏi ông trời Hỏi sao cuội phải ấp cây cả đời Cuội nghe thấy nói, cuội cười : - Bởi hay nói dối, cả đời ấp cây. à Bài ca dao đã sử dụng câu tục ngữ “nói dối như cuợi” để giải thích hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa. Hình ảnh “ấp cây cả đời” khác với “thằng cuội ngồi gốc cây đa”( gợi cho người đọc sự thông cảm) . Cuội “ấp cây cả đời” khiến người ta bật cười cho sự láu lĩnh đáng yêu của chú Cuội qua lời đáp ấy. BÀI CA DAO SỐ 2, 3,4: mỉa mai những đấng nam nhi bất tài vô dụng - Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào -Làm trai cho đáng sức trai Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng - Anh hùng là anh hùng rơm Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng Nhân dân ta qua niệm về trang nam nhi và người anh hùng theo lí tưởng: “Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông, đông tĩnh lên đoài, đoài yên” - Ba bài ca dao này lại không thể quan niệm như vậy..Nó tạo ra sự mâu thuẩn để làm bật lên tiếng cười: + sử dụng biện pháp đối lập giữa quan niệm “làm trai cho đáng nên trai” để làm bật lên tiếng cười ở mỗi bài. Đặc biệt thủ tháp phóng đại: “Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào”, “Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng”, đã tô đậm sự hài hước, châm biếm. + Biện pháp chơi chữ ở bài 4 là một thủ pháp nghệ thuật. “Rơm”, “mồi lửa” và “cơn anh hùng” là hiện tượng chơi chữ. Cách nói dí dõm nhẹ nhàng mà ý nghĩa châm biếm độc đáo. à bằng cách tạo ra hàng loạt những mâu thuẫn, những sự trái kháoy, tác giả dân gian đã dùng tiếng cười đả kích nhưng “đấng nam nhi” to xác rẻ tiền trong xã hội. 3. BÀI CA DAO SỐ 5 : bài ca phản kháng giai cấp thống trị. Bao giờ cho đến tháng ba Eách cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng Hùm nằm cho lợn liếm lông Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi …. Con gà đuổi bắt diều hâu Con chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông. Toàn bộ bài ca là cách nói ngược lại: Eách cắn cổ rắn + Lợn liếm lông hùm + Chục quả hồng nuốt lão tám mươi + Nắm xôi nuốt trẻ lên mười + Con gà be rượi nuốt người lao đa + Chúm bò vào lươn + Cào cào cắn cá rô + lúa mạ ăn bò + Cỏ lăn cỏ lác bắt trâu + Gà con bắt diều hâ + Chim ri đuổi đánh bồb nông à Xưa nay các hiện tượng này đâu phải là thế. Làm gì có chuyện “hùm cho lợn liếm lông bao giờ”. Cách nói ngược lại làm bật lên tiếng cười khôi hài, vừa châm biếm, hóm hỉnh. - Yù nghĩa cũa những bài ca này là : + Không đủ sức chống lại kẻ thù giai cấp hoặc phủ nhận hiện tượng xã hội muợn cách nói ngược này để thể hiện khát vọng đổi đời, mong muốn vùng lên của người lao động. Đó là khát vọng dân chủ. + Bài ca thể hiện niềm tin và sức mạnh của nhân dân vào chính mình. 4. TỔNG KẾT: Ca dao hài hước châm biếm một lượng lớn. Nó thể hiện tinh thần lạc quan, khoẻ khoắn của người lao động. Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong chùm ca dao hài hước, châm biếm là : nêu lên sự mâu thuẫn trái với tự nhiên, phóng đại, chơi chữ. E.CỦNG CỐ – DẶN DÒ : - Đố vui: Gv chia cả lớp thành 4 nhóm . Nhiệm vụ của mỗi nhóm là hãy cùng nhau tìm những bài ca dao hài hước châm biếm những thói hư tật xấu của con người, của xã hội lúc bấy giờ. Và hãy chỉ ra yều tố nghệ thuật đặc sắc của 1 trong số những bài ca dao đó. - Về nhà học bài và soạn bài Tháng Giêng, Tháng Hai … ; Và Bài Mười Tay

File đính kèm:

  • dochai huoc cham biem.doc