Giáo án Tiết 42 Đọc hiểu- Xuý vân giả dại

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: Hiểu đợc nội dung và ý nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc.

Thấy được sự thể hiện nội tâm đặc sắc của Xuý Vân trong đoạn trích.

2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tìm hiểu nghệ thuật chèo.

3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến nghệ thuật chèo, trân trọng giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc.

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng.5

1. Câu hỏi: Tâm trạng của Suý Vân trong đoạn 1?

2. Đáp án: Khát vọng hạnh phúc lứa đôi, quyết tâm tìm hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình nhưng cũng còn ăn năn bởi đạo nghĩa.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Tìm hiểu tâm trạng và khát vọng của Suý Vân trong phần còn lại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 42 Đọc hiểu- Xuý vân giả dại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 15/11 Giảng ngày 16/11 Tiết: 42 Môn : Đọc hiểu. Xuý vân giả dại A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Kiến thức: Hiểu đợc nội dung và ý nghĩa của vở chèo qua đoạn trích, từ đó có thái độ trân trọng đối với nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Thấy được sự thể hiện nội tâm đặc sắc của Xuý Vân trong đoạn trích. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tìm hiểu nghệ thuật chèo. 3. Thái độ, tình cảm: Yêu mến nghệ thuật chèo, trân trọng giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. II. Phương tiện dạy học. 1.GV : SGK + SGV + giáo án. 2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn. III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. B. Tiến trình dạy học. I. ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: kt miệng.5’ Câu hỏi: Tâm trạng của Suý Vân trong đoạn 1? Đáp án: Khát vọng hạnh phúc lứa đôi, quyết tâm tìm hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình nhưng cũng còn ăn năn bởi đạo nghĩa. III. Bài mới. 1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Tìm hiểu tâm trạng và khát vọng của Suý Vân trong phần còn lại. 2. Nội dung: I. Đọc - hiểu 20’ 3. Nhân vật Xuý Vân 10’ ?Nhân vật Xuý Vân có phần rất đáng thương. Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào của đoạn trích? ?Nhân vật Xuý Vân có phần rất đáng thương. Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào của đoạn trích? Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Nhân vật Xuý Vân đáng thơng + Cuộc hôn nhân do cha, mẹ sắp đặt vội vàng không có tình yêu + Xuý Vân là cô gái đảm đang (qua các điệu múa quay tơ, dệt cửi, vớt bèo, khâu vá ...) + Là một cô gái lao động. Mơ ước của Xuý Vân không gì cao sang. Nó giản dị bình thường như bao cô gái nông dân “Chờ cho bông lúa ... mang cơm”. Cô buộc phải lấy học trò “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”. Các cô gái ngày xưa chọn cho mình bạn trăm năm: - Một bên chữ nghĩa văn chương Một bên chèo đẩy em thương bên nào - Chữ nghĩa em vứt xuống ao Còn bên chèo đẩy chân sào em thương Cách lựa chọn của Xuý Vân theo tâm lí “Ăn chắc mặc bền” mơ ớc của Xuý Vân không phù hợp với lí tưởng công danh của Kim Nham và gia đình chàng. Bi kịch của cuộc đời nàng xuất hiện. - Gặp Trần Phương, Xuý Vân tưởng gặp người tri kỉ. Cô không có tình yêu với chồng nhưng có tình yêu với Trần Phương. Điều đó chứng tỏ Xuý Vân đã chạy theo tình yêu tự do, vợt qua lễ giáo. Giả sử, Trần Phuơng có tình yêu thực sự với Xuý Vân thì nàng có hạnh phúc. Song “không trăng gió lại gặp người gió trăng”. Vì thế cô “đến nỗi điên cuồng dở dại”. Cuối cùng, Xuý Vân phải chết một cách đáng thương. Kết cục ấy hoàn toàn do xã hội phong kiến bảo thủ phải gánh chịu, khát vọng tình yêu hạnh phúc của Xuý Vân là chính đáng. Nhưng khát vọng ấy không thể thực hiện được trong xã hội mà “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tìm hiểu nguyên nhân ấy để ta cảm thông và thanh minh cho Xuý Vân. Đây cũng thể hiện cách nhìn mang tính nhân đạo sâu sắc. 4. Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm trạng Xuý Vân. 10’ ? Phân tích nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật? 4 tổ 4 nhóm: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp. - Đoạn trích diễn tả rất thành công tâm trạng của Xuý Vân. Đó là tâm trạng rối bời, đầy bi kịch. + Mở đầu đoạn trích là lời gọi đò tha thiết, mượn lời gọi đò diễn tả lời tự than thân: - Đau thiết thiệt van và: - Tôi kêu đò, đò nọ không thưa Tôi càng chờ càng đợi càng tra chuyến đò Lời hát ấy diễn tả hoàn cảnh lỡ làng, bẽ bàng của Xuý Vân. + Những câu hát theo điệu gà rừng: Con gà rừng ... ức bởi xuân huyên bộc lộ hoàn cảnh sống o ép trong gia đình Kim Nham. Cô muốn vượt ra không được, muốn chia sẻ cùng láng giềng nhưng không ai hay. + Những câu hát khác: Nàng bỏ Kim Nham, say đắm Trần Phương để theo tiếng gọi của tình yêu tự do nhưng lại sợ “chúng chê bạn cười”. Xuý Vân khuyên ngời ta giữ lấy “đạo hằng” nhưng nàng tự ý thức được mình là người “trăng gió”. Khát vọng tình yêu và đạo đức đã tạo thành mâu thuẫn trong tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện qua lời hát. + Sự đan cài giữa câu hát dại điên và tỉnh táo cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của Xuý Vân, vừa đau khổ, vừa bi kịch. 5.Các vở chèo cổ. 5’ ?Kể tên các vở chèo cổ Độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Lưu Bình - Dương Lễ - Thạnh Sanh - Quan âm Thị Kính - Chu Mãi Thần - Phạm Công - Cúc Hoa - Tống Trân - Cúc Hoa - Trương Viên 3. Luyện tập, củng cố: 13’ a. củng cố. 5’ ? KháI quát kiến thức cơ bản. Chú ý, tự tổng hợp kiến thức. - Yêu cầu đánh giá đúng nhân vật Xuý Vân - Khẳng định đặc trng của chèo cổ qua đoạn trích. + Xuý Vân - Một cô gái đáng thương. + Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xuý Vân là do chế độ phong kiến toả chiết tình cảm khát vọng con người. Đặc biệt chèo cổ: Kết hợp giữa ba hình thức + Dân ca: Lời hát giản dị của dân gian + Dân nhạc: Mang âm điệu dân gian + Dân vũ: Động tác lao động hay sinh hoạt của nhân dân. Luyện tập 8’ ? Em thấy chèo khác ca kịch cải lương, tuồng ca kịch hiện đại như thế nào? 4 tổ 4 nhóm: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp. - Cải lương, tuồng đồ, chèo cùng với múa rối đều là sân khấu dân gian. Song chèo khác các loại hình cải lương, tuồng, ca kịch hiện đại ở: a. Xuất xứ nguồn gốc Tuồng cổ, cải lương có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ca kịch hiện đại từ phương tây. Chèo có xuất xứ nguồn gốc bản địa Việt Nam. b. Phong cách biểu diễn: Từ sân khấu, trang phục và âm nhạc chèo đều khác. Chèo rất giản dị, sân khấu hoá trang, đạo cụ. Một cái trống con, nhị, phách, sáo, đàn tranh, đàn bầu là đủ. Phong cách biểu diễn của chèo thường ớc lệ. Nhân vật hề chèo mang tính trí tuệ dân gian mà tuồng, cải lương, ca kịch không thể có. c. Vị trí: Chèo cổ là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Tuồng của Trung bộ, cải lương của Nam bộ. e. tham khảo Xuý Vân Bao ngời đã diễn Xuý Vân Sinh nghề tử nghiệp đến lần em đây Đang lành bỗng hóa dại ngây Xõa đầu bứt lá vứt đầy đờng thôn Nói lời dại. Hát lời khôn Đờng chua. Chanh ngọt... Chất dồn bấy nay Khóc là tỉnh. Cời là say Đời ơi sấp ngửa bàn tay mấy đời? Đầu chạm đất. Chân đạp trời Xui khôn khiến dại một thời gió ma... Em gọi đò. Đò nỏ có tha Em càng nén đợi càng tra chuyến đò! Anh hồi hộp một nỗi lo Cầu mong tấn kịch sớm cho hạ màn Để em trở lại nhân gian Đời ơi sống với muôn vàn tin yêu. Lê Đình Cánh C. Hướng dẫn học bài : - Đọc sgk củng cố kiến thức đã học. - Nắm vững kiến thức vở ghi. - Làm bài tập sgk. - Đọc trước bài: Suý Vân giả dại. Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk. Giờ sau học VH .

File đính kèm:

  • doctiet 42.doc