A. Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức:
+ Qua việc tự học ở nhà và ở lớp học sinh bước đầu làm quen với Nhật Bản, hiểu được thơ Ba cư: vài nét đặc trưng giá trị tư tưởng nghệ thuật thơ Hai cư-Ba Sô
+ Tích hợp với bài làm văn “trình bày một vấn đề”
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự đọc hiểu bảng dịch thơ nước ngoài, trình bày những cảm nhận của cá nhân trước tập thể.
B. Chuẩn bị
- Thầy: + Tham khảo SGK, soạn giáo án
+ Phương pháp: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu
- Trò: Tự học ở nhà, lên lớp giáo viên hướng dẫn.
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh
2. Bài cũ:
5’ Đọc thuộc lòng bài thơ “Thu Hứng” (Cảm xúc mùa thu) của Đổ Phủ ? (Phiên âm và dịch thơ)
3. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu:
Nhật Bản l;à một nước thuộc nền văn minh phương đông chúng ta có những nét văn hóa truyền thống tương đồng.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu một thể thơ của Nhật: Thơ Ba Cư
Tiến trình bài giảng:
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 53 Đọc thêm : THƠ HAI CƯ – BASÔ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Tiết: 53
Ngày dạy
Đọc thêm : THƠ HAI CƯ – BASÔ
Mục tiêu cần đạt
- Kiến thức:
+ Qua việc tự học ở nhà và ở lớp học sinh bước đầu làm quen với Nhật Bản, hiểu được thơ Ba cư: vài nét đặc trưng giá trị tư tưởng nghệ thuật thơ Hai cư-Ba Sô
+ Tích hợp với bài làm văn “trình bày một vấn đề”
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tự đọc hiểu bảng dịch thơ nước ngoài, trình bày những cảm nhận của cá nhân trước tập thể.
B. Chuẩn bị
- Thầy: + Tham khảo SGK, soạn giáo án
+ Phương pháp: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu
- Trò: Tự học ở nhà, lên lớp giáo viên hướng dẫn.
C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh
2. Bài cũ:
5’ Đọc thuộc lòng bài thơ “Thu Hứng” (Cảm xúc mùa thu) của Đổ Phủ ? (Phiên âm và dịch thơ)
3. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu:
Nhật Bản l;à một nước thuộc nền văn minh phương đông chúng ta có những nét văn hóa truyền thống tương đồng.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu một thể thơ của Nhật: Thơ Ba Cư
Tiến trình bài giảng:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung cần đạt
5’
Hoạt động 1: Vài nét về tác giả Ba Sô:
?Em đọc phần tiểu dẫn và nêu những nét chính về Ba Sô?
Học sinh : Đọc tiểu dẫn, phát biểu
I. Vài nét về tác giả Ba Sô
- BaSô (1644-1694) tên thật là Masuô Bashô (Tùng Vĩ Ba Tiêu) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản.
- Quê ở tỉnh Iga (nay là tỉnh Miê)
- Gia đình thuộc tầng lớp võ sĩ cấp thấp.
- Năm 30 tuổi chuyển đến đô (Tôkiô) sống và sáng tác thơ Hai cư với bút danh Ba Sô (Ba Tiêu)
- 10 năm cuối dời ông đi khắp đất nước viết du ký và làm thơ Hai Cư
- Ông mất ở OsaKa khi mới 50 tuổi
- Tác phẩm nổi tiếng nhất: “Lối lên miền Oku (1689)
10’
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đôi nét về thể thơ Hai cư
?Em hiểu gì về thể thơ Hai cư?
Học sinh nghiên cứu trả lời
II Về thể thơ Hai cư
1. Thể thơ
- Hai cư là một thể thơ truyền thống độc đáo của Nhật Bản (thi quốc), được hình thành từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVII có những thành tựu nổi bật
- Hình thức Hai cư thuộc laọi ngắn nhất thế giới (cả bài chỉ 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn 5-7-5). Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có một câu thơ
+ Dòng 1: giới thiệu
+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3
+ Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc ngân nga, lan tỏa.
Giáo viên
?Tứ thơ như thế nào ?
Học sinh trả lời
2. Đặc Điểm Thơ Của Hai Cư
- Một Phong Cảnh Một Vài Sự Vật Cự Thể, Thể Hiện Một Tứ Thơ Một Xúc Cảm, Một Suy Tư Của Người Viết.
- Thời Điểm Xác Định Theo Mùa: Quý Ngữ (Ki-Gô), Từ Chỉ Mùa Bắt Buộc Trong Các Bài Thơ.
VD:
Mùa Thu: Mùa Sương – Chiều Thu – Gió Thu.
Mùa Hè: Chim Đỗ Quyên, Tiếng Ve
Mùa Xuân: Hoa anh đào.
Đó là thời điểm hiện tại, cảnh trước mắt, sự gắng bó sâu sắc của con người với thiên nhiên.
?Thủ pháp tượng trưng trong thơ ba cư được thể hiện như thế nào ?
Học sinh trả lời
- Thủ pháp tượng trưng:
+ Thể hiện một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của cảm xúc, hàm súc nghệ thuật khơi gợi chứ không phải là hàm xúc của châm ngôn, triết lý + thiên nhiên. Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị bình thường của thiên nhiên.
+ Thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa phương đông: Trời đất, con người, vạn vật là một; sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên có thể tương giao chuyển hóa lẫn nhau theo qui luật bí ẩn của tự nhiên. Cảm thức thường rất riêng, rất tinh tế. Thơ Hai cư đề cao cái vắng lặng, cái đơn sơ, cái u huyền, cái mềm mại, nhẹ nhàng.
?Ngôn ngữ trong thơ hai cư ra sao?
Học sinh trả lời
- Ngôn ngữ ít dùng tính từ, trạng từ, cụ thể hóa sự vật, hạn chế tươngt tượng người đọc. dùng nhiều danh động gợi sự tưởng tượng, suy ngẫm, mơ hồ là đặt điểm ngôn ngữ quan trọng trong thơ Hai cư.
20’
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài thơ của ba Sô.
Giáo viên cho học sinh đọc qua một lượt các bài thơ
Tìm quý ngữ trong bài?
Bài thơ gợi cảm xúc gì?
Học sinh đọc các văn bản-đọc
Học sinh trả lời
III. Tìm hiểu các văn bản
* Văn bản 1:
- Quý ngữ: Mùa sương-mùa thu
- Nội dung: Đát khách, đất lạ hóa thành quê hương khi đã có thời gian sống gắng bó và xa cách.
* Văn bản 2:
- Quý ngữ: Chim Đỗ quyên-mùa hè
- Sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng chim gợi nhớ đến kinh đô. Ở kinh đô mùa hè gợi nhớ kinh đô ngày xưa kỷ niệm đã qua.
Tìm quí ngữ và cho biết nội dung bài thơ?
Học sinh trả lời?
* Văn bản 3
- Quý ngữ: Là sương thu-mùa thu
- Cuộc đời ngắn ngũi, mong manh như làn sương hay dòng nước mắt của người con đối với mẹ.
Tìm quí ngữ và cho biết nội dung bài thơ?
Học sinh trả lời?
* Văn bản 4
- Quý ngữ: Mưa đông-mùa đông
- Tiếng vượn hú là tiếng trẻ bỏ rơi than khóc trong gió thu hay gió thui cũng đang khóc than cho nỗi đau của con người.
Tìm quí ngữ và cho biết nội dung bài thơ?
Học sinh trả lời?
* Văn bản 5
- Quý ngữ: Gió mùa thu-mùa thu
- Đi ngang qua rừng chợt thấy chú khỉ đang run trong mưa ước mơ của tác giả cho chú khỉ, cho trẻ em, cho những người cơ nhỡ trong hoạn nạn – Mưa đông chỉ là cách biểu hiện tượng trưng và hiện thực.
Tìm quí ngữ và cho biết nội dung bài thơ?
Học sinh trả lời?
* Văn bản 6
- Quý ngữ: Hao đào-mùa xuân
- Hoa đào rụng lả chả như mây hoa rơi xuống làm mặt nước hồ gợn sóng.
Triết lý sâu sắc: Sự tương giao giữa cá sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên.
Tìm quí ngữ và cho biết nội dung bài thơ?
Học sinh trả lời?
* Văn bản 7
- Quý ngữ: Tiếng ve-mùa hè
- Trong cảnh u tịch, vắng lặng đến tuyệt đối có thể nghe thấy tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm vào đá. Sự liên tưởng, tưởng tượng và chuyển đổi cảm giác thật kỳ diệu.
Triết lý sâu sắc: Sự tương giao giữa cá sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên.
* Văn bản 8: (Tự tìm hiểu)
5’
Hoạt động 4:Cũng cố bài học
Giáo viên nhấn mạnh lại
Học sinh nhắt lại
D. Cũng cố:
- Nêu những nét cơ bản về thể thơ Hai Cư
- Thể thơ này có những đặt điểm tiêu biểu nào.
4. Dặn dò
- Học thuộc bài, nắm nội dung từng bài học
E. Kinh nghiệm bổ sung
File đính kèm:
- Doc them Tho Hai Cu Ba So.doc