I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Xác định được lượng kiến thức phải đưa ra trong bài. Nhìn nhận được ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. Từ đó phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- Thông qua bài thi học kì I, đánh giá phân loại học sinh theo học kì . Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, tập trung vào đối tượng học sinh yếu kém. Bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Phát hiện lỗi sai trong bài viết và sửa lại cho đúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ
- Qua giờ trả bài học sinh rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn bài viết
học kì II
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài thi của HS, liệt kê những lỗi sai trong bài viết của HS, sổ điểm, đáp án.
2. Học sinh: Tìm lỗi trong bài viết, chuẩn bị kiến thức lập dàn ý.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(không)
2. Nội dung bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 54 làm văn- Trả bài thi học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
Tờn HS vắng
31/01/2012
10A1
10A2
10A3
10A4
10A5
Tiết 54: Làm văn
Trả bài thi học kì I
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Xác định được lượng kiến thức phải đưa ra trong bài. Nhìn nhận được ưu điểm, khuyết điểm của bài viết. Từ đó phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- Thông qua bài thi học kì I, đánh giá phân loại học sinh theo học kì . Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy học, tập trung vào đối tượng học sinh yếu kém. Bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Phát hiện lỗi sai trong bài viết và sửa lại cho đúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý, tìm dẫn chứng.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ
- Qua giờ trả bài học sinh rút ra bài học kinh nghiệm để làm tốt hơn bài viết
học kì II
II- Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Bài thi của HS, liệt kê những lỗi sai trong bài viết của HS, sổ điểm, đáp án.
2. Học sinh: Tìm lỗi trong bài viết, chuẩn bị kiến thức lập dàn ý.
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:(không)
2. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- GV Gọi HS nhắc lại đề bài, GV ghi đề lên bảng.
* HĐ1: Tìm hiểu đề ( 5 phút)
- GV gọi HS đứng tại chỗ làm câu 1
- GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
- GV: Hãy xác định nội dung, phương thức biểu đạt cho đề bài trên?
*HĐ2: Lập dàn ý( 15 phút)
- GV: cho HS hoạt động theo bàn
+ Thời gian: 7 phút
+ Nhiệm vụ: Lập dàn ý cho đề bài trên?
- Các nhóm nhận nhiệm vụ, làm việc, đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
* HĐ3: Nhận xét chung( 10 phút)
- GV chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của học sinh.
- GV đọc cho HS nghe 1-> 2 bài đạt điểm cao nhất và 2 bài mắc lỗi nhiều nhất, điểm thấp để HS rút kinh nghiệm.
* HĐ4: Chữa lỗi( 5 phút)
- GV đưa ra một số lỗi cơ bản trong bài viết để HS chữa lỗi.
- Trả bài HS, gọi điểm vào sổ.)
3. Củng cố( 1 phút)
- Trước khi viết bài phải chú ý điều gì?
4. Hướng dẫn học bài( 2 phút)
- Xem lại bài và đọc kĩ lời phê của GV
- Tự sửa lỗi về dùng từ, đặt câu, bố cục, liên kết.
- Trao đổi bài cho bạn để cùng nhau rút kinh nghiệm.
- Về nhà soạn: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
I . Đề bài:
Câu 1: (3 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của ví dụ sau:
a.
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
(Ca dao)
b. “áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Trích “ Việt Bắc”- Tố Hữu)
Câu 2: (7 điểm).
Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ “Cảnh ngày hè”.
II. Phân tích đề:
Câu 1: - Phải chỉ ra được biên pháp tu từ, phân tích tác dụng
Câu 2:
- Nội dung: Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn củ Nguyễn Trãi: sống chan hòa với thiên nhiên, yêu cuộc sống và có tấm lòng suốt đời vì dân vì nước.
- Phương thức biểu đạt: phân tích kết hợp với biểu cảm, chứng minh.
*. Lập dàn ý:
* Mở bài: Khái quát nét cơ bản về cuộc đời hay sự nghiệp thơ ca của tác giả Nguyễn Trãi ( HS cú thể trỡnh bày theo nhiều cỏch nhưng phải giới thiệu được vấn đề nghị luận)
* Thõn bài:
- Bức tranh thiên nhiên cuối mùa hè hiện lên tràn đầy sức sống, sinh động, nhiều màu sắc( màu xanh của lá hoè, màu đỏ của hoa thạch lựu, mùa hồng của sen...,nghệ thuật dùng động từ liên tiếp: đùn đùn, giương, phun, tiễn)
- Bức tranh cuộc sống lúc chiều tà được miêu tả sôi động, ồn ào náo nhiệt qua nghệ thuật đảo ngữ
- Khát vọng, mong mỏi da diết của Nguyễn Trãi về cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân. Nhà thơ mong mỏi: lẽ ra nên có khúc đàn nam phong của vua Thuấn. Mỗi khi khúc đàn ấy gẩy lên thì mưa thuận gió hoà, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ.
- Bài thơ bộc lộ tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấm lòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của dân.
* Kết bài: Đỏnh giỏ chung. Nờu cảm nhận chung về bài thơ.
III. Nhận xét chung:
1.Ưu điểm:
- Một số học sinh đã xác định được yêu cầu và đã biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình với vấn đề, bài viết giàu c ảm xúc, diễn đạt trong sáng
- VD: Giang (A1), Hậu (A1), Trâm A2, Tuyến (A4), Hằng (A4), Việt A5…
2. Nhược điểm :
- Nhiều học sinh chưa cố gắng, bài viết sơ sài, trình bày cẩu thả….
- Mắc nhiều lỗi: (Lỗi chính tả, lổi diễn đạt…)
- VD: Tùng, Quân A4, Nhàn, Thiên A3, Sang A5,...
IV. Chữa lỗi
Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
Lỗi diễn đạt
File đính kèm:
- Tiet 54- Tra bai thi HKI.doc