A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm thơ hai-Cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son. Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những tình cảm cao đẹp, những suy ngẫm đầy tính triết lí của hai tác giả.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1 ) Ta đã đọc thơ Đường của Trung Quốc. Rồi đây ta sẽ tìm đến thơ Si-giô của Triều Tiên, Ru-bai của I-ran. Song thơ hai-Cư của Nhật Bản vẫn là thơ ngắn nhất.
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 61 Đọc hiểu- Thơ Hai-Cư Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son Tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 18/12 Giảng ngày 20/12
Tiết: 61 Môn : Đọc hiểu
Thơ Hai-Cư
Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son
Tiết 1
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: Nắm được đặc điểm thơ hai-Cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả Mát-u-ô Ba- Sô và Y-ô-Bu-son. Hiểu nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp, tư duy lô gíc, khoa học.
3. Thái độ, tình cảm: Trân trọng những tình cảm cao đẹp, những suy ngẫm đầy tính triết lí của hai tác giả.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) Ta đã đọc thơ Đường của Trung Quốc. Rồi đây ta sẽ tìm đến thơ Si-giô của Triều Tiên, Ru-bai của I-ran. Song thơ hai-Cư của Nhật Bản vẫn là thơ ngắn nhất.
2. Nội dung:
A. Thơ Mát-u-ô Ba- Sô
I. Tác giả11’
HĐ của GV
HĐ của hs
KT cần đạt
?Phần tiểu dẫn SGK trình bày nội dung gì?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Thơ Hai Cư: Thể thơ quan trọng của thơ ca truyền thống Nhật Bản. Thơ hai-cư rất ngắn. Một bài thơ chỉ có 3 câu gồm 17 âm tiết, không có dấu câu. Toàn bài chỉ có 7 đến 8 chữ không bao giờ quá 10 chữ.
+ Nội dung thơ hai-cư: Phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên và tâm trạng con người. Trong thơ thường dùng các từ tượng trưng cho các mùa trong năm. Các từ đó phần nhiều là cỏ cây hoa lá.
+ Chất Sa-bi vốn là nguyên tác mĩ học của Nhật Bản. Sa bi thể hiện tính chất đơn sơ, tao nhã, cô liêu, trầm lặng, u buồn nhưng không chán chường bi luỵ, oán đời, Sa bi là vẻ đẹp tâm hồn.
+ Muốn cảm thụ một bài thơ hai-cư ta phải vận dụng trí tởng tượng, suy nghĩ, chú ý tới hình ảnh thị giác, thính giác trong bài thơ.
?Những điều gì cần chú ý về tác giả Mát-su-ô Ba-sô ?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo Xa-mu-rai bình thường ở thành phố U-e-nô (nay là tỉnh Mi-ê). Chín tuổi, Mát-su-ô Ba-sô phải đi hầu hạ cho một gia đình lãnh chúa. Ông thích thơ văn hội hoạ, thích đi ngắm cảnh, thăm viếng bạn bè ở nhiều nơi. Ông có công rất lớn trong việc cách tân nội dung hình thức thơ hai-cư. Trước thời Ba-sô thơ hai-cư mang nặng tính trào lộng, hài hước và rất dài. Ba-sô đã cải tạo trở thành rất ngắn.
II, Đọc – hiểu 25’
1.Bài 1.8’
?Cành khô, chim quạ có liên quan gì đến cảm nhận chiều thu?Tác giả đã dùng cách nào để tạo ra đợc tính hàm súc cao của bài thơ?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Mùa thu ở Nhật Bản cũng gần giống nh mùa thu ở lục địa Trung Quốc nên cây khô, lá vàng. Chim quạ, một loài chim xuất hiện nhiều ở vùng Đông Nam á và Bắc á đây là loài chim ăn thịt. Chúng hay bắt gà con và rỉa thịt của xác động vật. ở đâu có xác ngời chết là ở đó có tiếng quạ kêu. Vì thế quạ gắn liền với cái chết, với sự ảm đạm nh chiều thu.
+ Tác giả đã sử dụng liên tởng và tởng tợng để tạo ra tính hàm súc cao của bài thơ.
2.Bài 2.8’
?Hoa anh đào tượng trưng cho điều gì? Nhà thơ không xác định rõ tiếng chuông từ đền nào gợi lên cảm xúc gì?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
+ Hoa anh đào tượng trưng cho mùa xuân đến. Đây là liên tưởng gợi lên cái đẹp, đáng yêu của thiên nhiên.
+ Không rõ được tiếng chuông từ đền U-e-nô hay đền A-xa-c-xa đã gợi cảm xúc cho nhà thơ tưởng tượng được hai đền và đây là hai nơi hoa anh đào nở rộ. Sự giao cảm với thiên nhiên, với cái đẹp của thiên nhiên, khiến nhà thơ cũng mơ hồ thấy tiếng chuông vang vọng.
Bài 3.9’
?Vì sao nhà thơ đặt những âm thanh “Cây chuối trong gió thu” và “tiếng mưa rơi tí tách vào chậu” cạnh nhau để thể hiện “tiếng đêm”? Nhà thơ cảm nhận đêm khuya bằng giác quan nào? Phân tích sự tinh tế của giác quan thi sĩ?
Đọc sgk độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- “Cây chuối trong gió thu” đặt cạnh “tiếng mưa rơi tí tách vào chậu” để thể hiện “tiếng đêm” :
+ Cây chuối: Một loại chuối cảnh của Nhật Bản tượng trưng cho sự trong sáng và tính nhạy cảm. Đó là tâm hồn thi sĩ. Tâm hồn ấy nhạy cảm nhận ra gió thu, nhận ra “tiếng mưa rơi tí tách” đều đều buồn tẻ. Từ đó mà liên hệ tới nỗi buồn cô đơn trong đêm thu.
+ Nhà thơ cảm nhận đêm khuya bằng thính giác. Song cái nghe đó bằng liên tưởng và tưởng tượng để tạo ra sự nhạy cảm và tinh tế của nhà thơ.
3. Củng cố, luyện tập:5’ gv khái quát kt cơ bản.
Tham khảo
Năm 37 tuổi, Ba-sô viết bài thơ về con quạ :
Trên tiều tuỵ cành
bóng quạ
rũ chiều thu
Bài thơ hai-cư đơn sơ đến cực độ mà cũng sâu thẳm tột cùng. Bóng quạ giữa chiều thu cô đơn vô biên ấy đã cuốn hút ta vào thế giới u huyền. Sự mênh mông cô tịch của hoàng hôn và cái bóng quạ đen nhỏ ấy đã đậu vào cái vĩnh cửu của vô thường!
Với bài thơ con quạ, Ba-sô đã thật sự lên đường.
Con đường của Ba-sô dẫn thi hào đến những cuộc hành hương bất tận trên đất nước Phù Tang. Ba-sô sống rất đơn sơ và hoà điệu với thiên nhiên để tìm ra một con đường khác : con đường đi vào cõi thâm áo!
Vì vậy đã ba thế kỉ trôi qua, thơ Ba-sô vẫn còn là hiện tại, một hiện tại vĩnh cửu của thơ.
Ba-sô cũng như Nguyễn Du, đều là tiêu biểu cho thơ ca của dân tộc mình. Ba-sô mất tại Ô-sa-ka ngày 12 - 10 - 1694, được chôn cất trong ngôi đền gần Vô danh am ở Otsu, nhìn xuống hồ Bi-wa mà thi sĩ hằng yêu mến :
Người chèo thuyền
ống điếu ngậm trong miệng
gió mùa xuân lên
Ôi! ngọn gió mùa xuân thổi xuyên qua mọi thời đại, thổi vào hồn tôi một thoáng ấm áp bâng khuâng trong thơ xuân của người thi sĩ vĩ đại.
Còn đây :
Ta khóc
mùa xuân ra đi
cùng với những người Omi
Cảm giác than tiếc mùa xuân ngự trị trên muôn loài, bài thơ lững lờ như con nước không một giọt thừa ; ngôn ngoại hành tàng đi biền biệt cốt nói lên cảm thức thời gian, cảm thức tâm linh mà người sử dụng thiền quán có được.
Vậy đó, Ba-sô sống trong mối tương hoà thật sự với thiên nhiên. Và mùa xuân biểu hiện trong thơ ông mãi mãi bất tận.
Nguyễn Tuấn Nhã,
(Kiến thức ngày nay, xuân 2004)
C. Hướng dẫn học bài :
- Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
- Học thuộc lòng các bài thơ.
- Nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc phần còn lại sgk soạn bài theo câu hỏi: Những nét chính về nhà thơ Yô-sa Bu-son?ở bài 1:Tiếng thác chảy tượng trưng cho điều gì? “tiếng thác chảy”, “lá non” trong câu 2 câu 3 có quan hệ gì? ở bài 2:Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ?ở bài 3: Em hiểu gì về hình ảnh “áo rơi” và “ô”? Tìm hiểu mối quan hệ giữa câu đầu và 2 câu sau. Nhà thơ muốn nói điều gì?
File đính kèm:
- tiet 61.doc