Giáo án Tiết 69 làm văn: phương pháp thuyết minh

A. MỤC TIÊU: Giúp h/s

- Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp.

- Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao.

- Thấy được việc năm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này.

B. PHƯƠNG PHÁP: trao đổi thảo luận và thực hành.

C. CHUẨN BỊ: Thầy: Soạn bài+ tìm tài liệu

 Trũ: Đọc trước bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

I. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

II. Bài cũ:

III. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 69 làm văn: phương pháp thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 69 Làm văn: Phương pháp thuyết minh A. mục tiêu: Giúp h/s Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp. Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao. Thấy được việc năm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này. b. Phương pháp: trao đổi thảo luận và thực hành. c. chuẩn bị: Thầy: Soạn bài+ tìm tài liệu Trũ: Đọc trước bài d. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: - GV gọi 1 HS đọc đoạn vb mẫu ở sgk . ? Người viết muốn thuyết minh điều gì ? Công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của TQT. ? Người viết có thể đạt được mục đích của mình không nếu người viết còn chưa biết cách thuyết minh thế nào để làm rõ công lao ấy ? ? Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh? Hoạt động 2: Gọi HS đọc các vd ở sgk và cho biết: ? Trong mỗi vd tác giả muốn thuyết minh điều gì và đã thuyết minh bằng phương pháp cụ thể nào ? + Gợi ý: ở THCS chúng ta đã biết sử dụng một số phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ở sgk. Hoạt động 3: ? Người làm văn căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài của mình? Hoạt động 4: HS làm BT 1 ở lớp Hoạt động 5: - Gọi 1 HS đọc I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: Để làm tốt một bài văn thuyết minh thì điều quan trọng nhất là phải hiểu biết rõ ràng chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh và phải thực lòng mong muốn truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc. II. Một số phương pháp thuyết minh: 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh: Ví dụ: 2. Hướng dẫn tìm hiểu một số phương pháp thông dụng: Thuyết minh bằng cách chú thích: Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả: III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh: + Nguyên tắc: Không xa rời mục đích thuyết minh Làm nổi bật bản chất và đặc trưng cơ bản của sự vật, hiện tượng. Làm cho người tiếp nhận đễ dàng và hứng thú. IV. Luyện tập: + Gợi ý: Đoạn trích thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về một loài hoa được cả phương Đông và Tây tôn quý. Để dạt hiệu quả thuyết minh người viết phải khéo léo vận dụng nhiều phương pháp. V. Ghi nhớ: ( SGK ) IV. Củng cố - dặn dò: Học thuộc ghi nhớ - năm được phương pháp làm văn thuyết minh. BTVN: bài 2 phần luyện tập. Ngày soạn: 19/ 1/ 08 Ngày giảng: Tiết: 70 + 71 Đọc văn: Chuyện chức phán sự đền tản viên ( Tản Viên từ phán sự lục- Trích Truyền kì mạn lục ) Nguyễn Dữ A. mục tiêu: Giúp h/s Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn- đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố laòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt. Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả Truyền kì mạn lục b. Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi c. chuẩn bị: Thầy: Soạn bài+ tìm tài liệu Trũ: Đọc trước bài D1. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp: Kiểm tra bài soạn + sĩ số II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài “ Bình Ngô đại cáo “ III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Gọi 1 h/s đọc tiểu dẫn ? Nêu những nét chính về cuộc đời tg ? ? Thế nào là truyền kì ? ? Em biết gì về tp Truyền kì mạn lục ? Hoạt động 2: Gọi 4 HS đọc: Từ đầu à Không cần gì cả. Tiếp à Khó lòng thoát nạn. Tiếp à Không bệnh mà mất. Còn lại. ? Ngô Tử Văn đã làm gì ? ? Việc làm của chàng có ý nghĩa ntn ? Hãy lựa chọn phương án đúng trong 5 phương án ở sgk và giải thích ? ? Tại sao có vụ xử kiện ở âm phủ? ? Hồn tên tướng giặc đã làm những việc gì ? ? Tại sao hồn tên tướng giặc gây tội ác như vậy mà vẫn tồn tại ? ? Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì ? Hãy lựa chọn phương án đúng trong 5 phương án ở sgk và giải thích ? ? Chức phán sự là chức quan gì ? Vì sao chàng lại được nhậm chức quan này ? ? Việc nhậm chức này có ý nghĩa gì ? ? Những đối tượng nào được phê phán ? Hoạt động 3: HS làm tại lớp câu 1. Gọi 1 HS đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: Sống vào khoảng TK XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân ( Thanh Miện- Hải Dương) Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, sau một thời gian thì về ẩn dật. 2. Tác phẩm: * Truyền kì: thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường. Trong truyện thế giới con người và cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Truyền kì mạn lục: viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu TK XVI. Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, vừa là một tuyệt tác của thể loại truyền kì. II. Đọc - hiểu: Đọc: Tìm hiểu: a. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn * Phẩm chất của Ngô Tử Văn: + Ngô Tử Văn đã đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc ở âm phủ. + ý nghĩa của việc làm: Vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt. + Vụ xử kiện ở âm phủ: - Hồn tên tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền. - Hồn tên tướng giặc giả mạo thổ thần, làm hại dân qua mặt Diêm Vương. - Diêm Vương không hay biết; các vị thần những miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác; các phán quan của Diêm Vương chưa làm việc hết trách nhiệm, không theo sát thực tế. + ý nghĩa của chi tiết Diêm Vương xử kiện: Cả 4 phương án a,b,c,d. * Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh: + Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự : Chức phán sự: là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng- là chức quan thực hiện công lí. Vì chàng là người dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa. đây là một sự thưởng công xứng đáng, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ công lí. b. Ngụ ý phê phán: Hồn tên tướng giặc xâm lược: là kẻ xảo quyệt, giả mạo; Lúc sống là xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm; bản chất tham lam, hung ác. Thánh thần quan lại cõi âm: tham của đút bao che cho kẻ ác. c. Nghệ thuật kể chuyện: + Kết cấu giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn: - Chi tiết mở đầu: đốt đềnà mọi người lo sợ. . . - Truyện được thắt nút dần: Tử văn thấy khó chịu trong người . . . bị giải đến trước Diêm Vương. Câu chuyện được mở nút: kẻ ác bị đền tội. + cách dẫn dắt truyện khéo léo, cách kể và tả sinh động hấp dẫn. III. Luyện tập- Ghi nhớ: IV. Củng cố - dặn dò: - Làm câu 2 phần luyện tập - Học thuộc ghi nhớ =====================================================

File đính kèm:

  • doctuan16.doc