Giáo án Tiết 85 Đọc văn- Trao duyên ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

A. MỤC TIÊU:

Giúp h/s:

+ Kiến thức:

Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ.

Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật qua đoạn trích.

+ Kỹ năng:

 Rèn luyện lĩ năng cảm thụ truyện thơ.

+ Thái độ:

 Cảm thông và bênh vực cho cuộc đời của Kiều.

 B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 GV: - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

 - Các tài liệu tham khảo

 HS: Xem trước bài + soạn bài

C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

Sử dụng hình thức đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.

D1.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số + bài soạn.

II. Bài cũ: (5 phút) ? Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều ?

III. Giới thiệu bài mới:

 Bọn sai nha gây nên vụ nán oan cho gia đình Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình để lấy tiền cứu cha và em. Việc mua bán đã xong , Kiều ngồi nghĩ đến thân phận của mình và tình yêu của nàng với Kim Trọng, và nàng nhờ em gái thay mình kết duyên cùng chàng Kim.Điều đó được thể hiện qua đoạn trích Trao duyên

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 85 Đọc văn- Trao duyên ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05 / 4 / 07 Ngày giảng: Tiết: 85 Đọc văn Trao duyên ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A. Mục tiêu: Giúp h/s: + Kiến thức: Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật qua đoạn trích. + Kỹ năng: Rèn luyện lĩ năng cảm thụ truyện thơ. + Thái độ: Cảm thông và bênh vực cho cuộc đời của Kiều. B.PhƯơng tiện thực hiện: GV: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo HS: Xem trước bài + soạn bài C. Cách thức tiến hành: Sử dụng hình thức đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. D1.Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số + bài soạn. II. Bài cũ: (5 phút) ? Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều ? III. Giới thiệu bài mới: Bọn sai nha gây nên vụ nán oan cho gia đình Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình để lấy tiền cứu cha và em. Việc mua bán đã xong , Kiều ngồi nghĩ đến thân phận của mình và tình yêu của nàng với Kim Trọng, và nàng nhờ em gái thay mình kết duyên cùng chàng Kim.Điều đó được thể hiện qua đoạn trích Trao duyên Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 GV: Toàn bộ truyện Kiều là một bi kịch. Đây là một bi kịch nhỏ trong bi kịch lớn ấy. Quyết định bán mình cứu cha và em, trong đêm cuối cùng Kiều canh cánh món nợ tình với Kim Trọng: Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn Dầu chong trắng dĩa, lệ tràn thẫm khăn Chợt T. Vân tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han, Kiều chợt nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa chàng Kim. Đoạn thơ tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy. Gọi HS đọc bài - GV đọc nhận xét, đọc mẫu. ? Tìm bố cục đoạn trích ? Hoạt động 2: - Gọi 1 HS đọc đoạn 1. ? Suy nghĩ tìm hiểu về cử chỉ bất thường của Kiều và hãy tìm cách lí giải ? ? Tại sao ông lại dùng từ cậy và chịu ? có thể thay bằng từ nhờ và nhận hoặc một số từ khác được không ? HS thảo luận: ? lí lẽ trao duyên của Kiều. ? Nhận xét ngôn ngữ của ND trong đoạn thơ có gì gần gũi với cách nói dân gian ? ? Tâm trạng của Kiều ? - HS thảo luận ? T. Kiều trao kỉ vật cho em trong tâm trạn ntn ? Tại sao ND lại dùng của chung, rồi lại của tin ? Tại sao Kiều lại xem mình là người mệnh bạc ? ? Từ tâm trạng đó Kiều tưởng tượng và hình dung ra tương lai của mình ntn ? Nàng bộc lộ tâm trạng gì ? - Gọi HS đọc một lượt ? Từ bây giờ mang ý nghĩa gì ? Lúc này Kiều nói với ai ? Về ai ? Vì sao ? I. Đọc - hiểu: 1.Bố cục: +12 câu đầu: Kiều tìm cách tuyết phục,trao duyên + 15 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò em + 8 câu cuối: Nỗi đau của Kiều 2. Phân tích: a. Đoạn 1: + Cử chỉ bất thường: Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa - Yêu cầu Vân ngồi lên cho mình lạy rồi thưa à cử chỉ thật bất ngờ à việc sắp nói vô cùng quan trọng thiêng liêng, ảnh hưởng cả cuộc đời. Nhờ: giảm phần nào cái quằn quại khó nói của Kiều, mà ý nghĩa hi vọng tha thiết của một lời gửi gắm, nương tự, trăng trối cũng mất gần hết. Nhận: có phần tự nguyện. Chịu: trong tình thế không nhận không được. Lạy: là cái lạy của người chịu ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình. + Lí lẽ: - Lí lẽ cơ bản nhất là tình chị em máu mủ ruột rà. - Ngôn ngữ có sự kêt hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian. Sử dụng các điển tích: Keo loan, tình máu mủ, lời nươc non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối => Tâm trạng: Biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản, sung sướng vì mâu thuẫn đã được giải quyết. Những tiếc thay , đó mới chỉ là tạm thời. Khủng khoảng tâm tư trong Kiều mới tạm giải toả. Mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng nàng đến đây lại bùng lên mãnh liệt. b. Đoạn 2: +, - Của tin: là vật làm tin => Khủng hoảng tạm lắng xuống, nuốt nước mắt vào trong, Kiều trao lại cho Vân những kỉ niệm, những vật đính ước. Của chung: bao nhiêu đau đớn trong 2 tiếng đơn sơ ! Thế là duyên đã trao. Cái điều duy nhất có thể làm để báo đáp ân tình trông muôn một đã làm xong . Đó là của chung, của chàng, của chị, nay còn là của em. Thiêng liêng hơn, vì không những nó là vật chứng giám như vầng trăng đêm nào, mà nó còn trong mùi hương thơm, trong tiếng đàn, tấm lòng thành thiêng liêng nhất của 2 con người. Đó là của tin để lại cho nhau, hồn chị gửi cả trong ấy.=> Kiều tự coi mình là người mệnh bạc => lòng thổn thức, não nề, tiếc nuối và đau xót lại dâng lên. Tâm trạng đau đớn vò xé dồn dập cuồn cuộn. + Kiều nghĩ mình đã chết oan, hồn bay vật vờ trong gió, không siêu thoát vì vẫn mang nặng lời thề. Đoạn thơ thay đổi giọng điệu, hình ảnh như chập chờn, thần linh ma mị ( gió hiu hiu, hương khói, ngọn cỏ, lá cây, hồn oan ). Mâu thuẫn chưa hề được giải. c. Đoạn 3: + Kiều quay sang nói với bóng hình Kim Trọng. Nàng nhận tất cả mọi lỗi về mìnhà đức hi sinh của nàng thật là cao quý. Dường như nỗi đau đến tột đỉnh, Kiều phải ngất xỉu trong tâm trạng: Nợ tình chưa trả cho ai Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan. IV. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ và đoạn trích Soạn bài Nỗi thương mình Ngày soạn: 07 / 4 / 07 Ngày giảng: Tiết: 86 Đọc văn Nỗi thương mình ( Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A. Mục tiêu: Giúp h/s: + Kiến thức: Hiểu được tình cảnh trớ trêu mà Kiều phải đương đầu và ý thức sâu sắc của nàng về phẩm giá. Thấy được vai trò của các pháp tu từ, nhất là hình thức đối xứng trong đoạn trích. + Kỹ năng: Rèn luyện lĩ năng cảm thụ truyện thơ. + Thái độ: Cảm thông và bênh vực cho cuộc đời của Kiều. B.PhƯơng tiện thực hiện: GV: - SGK, SGV - Thiết kế bài học - Các tài liệu tham khảo HS: Xem trước bài + soạn bài C. Cách thức tiến hành: Sử dụng hình thức đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi. D1.Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: (1p) Kiểm tra sĩ số + bài soạn. II. Bài cũ: (5 phút) ? Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều ? III. Giới thiệu bài mới: Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, hắn đã đưa Kiều đến nhà chứa của mụ Tú Bà, Kiều quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào cái bẫy của Tú Bà và buụoc phải ra tiếp khách. Chúng ta sẽ tìm hiểu tâm trạng Kiều qua trích đoan Nỗi thương mình. Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: ? Qua phần tiểu dẫn ở sgk, em hãy nêu vị trí đoạn trích ? Hoạt động 2: - Gọi HS đọc- GV nhận xét và đọc. ? Tìm bố cục đoạn trích ? ? Tình cảnh trớ trêu của Kiều thể hiện qua chi tiết nào ? ? Tâm trạng của Kiều thể hiện ntn qua đoạn trích ? ? Em có nhận xét gì về 2 câu thơ đầu? - GV giúp HS hiểu : tàn canh; giật mình à Tâm trạng ? Hãy chỉ ra những từ ngữ biểu hiện tâm trạng Kiều ? ? Những câu tiếp theo thể hiện nội dung gì ? ? Nhìn bên ngoàI thì c/s như thế nào ? Hoạt động 3: - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ I. Vị trí đoạn trích: - Từ câu 1229 đến câu 1248 - Phần 2 của truyện II. Đọc – hiểu: 1. Bố cục: + 4 câu đầu: giới thiệu tình cảnh trớ trêu của Kiều + còn lại: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều 2. Phân tích: a. Đoạn 1: - Ong bướm lả lơi: - Cuộc say, trận cười => Với bút pháp ước lệ ND cho ta thấy c/ sống của Kiều ở chốn lầu xanh=> tg thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông với nhân vật. b. Đoạn còn lại: - Khi tỉnh rượu . . . Giật mình mình lại thương mình xót xa. à Nhịp thơ 3/3 từ từ như sự tiến triển từ từ của thời gian. Câu sau nhịp 2/4/2 lặp lại từ mình => Câu 1 ở trạng thái tĩnh, câu 2 trạng thái động à đó là tâm trạng Kiều. Khi sao phong gấm. . . Giờ sao tan tác. . . Mặt sao dày gió. . . Thân sao bướm chán. . . => Với việc sử dụng điệp từ sao à gây ấn tượng về cái thực trạng đau xót đè nặng và chôn vùi những ngày quá khứ trong trắng của Kiều khi nàng đối chiếu giữa quá khứ với hiện tại( êm đẹp > < phũ phàng. - Kiều hồi tưởng lại cuộc sống ở lầu xanh: + đòi phenà gió tựa hoa kề, tuyết ngậm, trăng thâu à nét vẻ, câu thơ, cung cầm, nước cờ. . . => Một c/s có đủ cầm kì thi hoạ. . . nhưng Kiều vẫn cảm thấy một nỗi buồn vô hạn mênh mông khó tả. Dù là tựa, kề nhưng chỉ là gượng , có cáI gì đó hững hờ chứ không thắm thiết. III. Tổng kết: - HS nắm nội dung ở phần ghi nhớ. IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc đoạn trích Soạn trích đoạn Chí khí anh hùng ===================================================== Ngày soạn: 12/ 4/ 07 Ngày giảng: / 4 / 07 Tiết: 87 Làm văn: Lập luận trong văn nghị luận A. mục tiêu: Giúp h/s - Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luậnđã học ở THCS: - xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh. b. Phương pháp: Sd phương pháp trao đổi thảo luận và thực hành. c. chuẩn bị: Thầy: Soạn bài+ tìm tài liệu Trò : Đọc trước bài d. Tiến trình lên lớp I. ốn định lớp: Kiểm tra sĩ số II. Bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: - GV phân tích ví dụ ở sgk ? Lập luận là gì ? Hoạt động 2: ? Luận điểm là gì ? Phân tích ví dụ “ Chữ ta “? ? Tìm các luận cứ ở các luận điểm của ví dụ “ Chữ ta “? ? Luận cứ là gì ? ? Hãy phân tích phương pháp lập luận ở vb “ Chữ ta “? ? Ta thường vận dụng những phương pháp lập luận nào ? Hoạt động 3: - HS làm tại lớp bài tập 1 và 2 I. Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận: - Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe ( đọc) đến một kết luận nào đó mà ngươig viết ( nói) muốn đạt tới. II. Cách xây dựng lập luận: 1. Xác định luận điểm: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong 1 bài văn NL. 2. Tìm luận cứ: - Là lí lẽ và bằng chứng để thuyết phuch người đọc để làm rõ quan điểm của người viết. 3. Lựa chon phương pháp lập luận: - Phương pháp lập luận là cách thức chọn lựa, sắp xếp các luận điểm , luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục. - Các phương pháp lập luận: quy nạp, diễn dịch, nêu phản đề… III. Luyện tập: IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc ghi nhớ BTVN: số 3.

File đính kèm:

  • doctuan 19.doc
Giáo án liên quan