I .MỤC TIÊU:
-Biết cần tiêm phòng lao,thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
-Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
-Giáo dục kĩ năngtìm kiếm và xử lí thông tinphân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân ,đương lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
-Kĩ năng làm chủ bản thân :Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vicủa bản than trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không mắc bệnh .
II. .ĐỒ DÙNG
GV. Các hình trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
14 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 55 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiểu học Tổng hợp - Tuần 3 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUÂN 3 Thứ 2 ngày19 tháng 9 năm 2016
Thể dục(Lớp3)
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DểNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
I- MỤC TIấU:
- ễn tập hợp hàng dọc, quay phải, trỏi, dàn hàng, dồn hàng. Y/c thực hiện kĩ năng này ở mức tương đối chớnh xỏc.
- Học tập hợp hàng ngang, dúng hàng, điểm số. Y/c thực hiện tương đối chớnh xỏc
- Trũ chơi “ Tỡm người chỉ huy”.Y/c HS biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi ở mức chủ động
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Sõn thể dục. Vệ sinh an toàn nơi tập. GV chuẩn bị cũi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LấN LỚP:
1. Phần mở đầu : 6 – 8 phỳt.
- Cỏn sự tập hợp lớp và bỏo cỏo. GV nhận lớp phổ biến nội dung Y/c bài học.
* Khởi động : Giậm chõn tại chỗ đếm to theo nhịp. Chạy chậm một vũng xung quanh sõn. Gv điều khiển lớp tập.
2. Phần cơ bản : 18 – 20 phỳt.
* ễn tập hợp hàng dọc, dúng hàng , điểm số, quay phải, quay trỏi, dàn hàng, dồn hàng, đứng nghiờm, đứng nghỉ.
- Theo đội hỡnh 3 hàng ngang. Lần 1 GV điều khiển lớp tập. Lần 2,3 lớp trưởng hụ Gv quan sỏt, giỳp đỡ, uốn nắn và sửa cho HS thực hiện chưa tốt.
* Học tập hợp hàng ngang, dúng hàng, điểm số.
- GV phõn tớch làm mẫu trước một lần cho HS tập bắt chước theo.
+ Lần 1,2 Gv điều khiển lớp tập.
+ Lần 3,4 cỏn sự điều khiển GV quan sỏt uốn nắn, sửa đ/t cho những HS thực hiện chưa đỳng.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển Gv quan sỏt giỳp đỡ chung.
* Chơi trũ chơi “ Tỡm người chỉ huy”
- GV nhắc lại cỏch chơi ,luật chơi cho HS chơi thử 1 lần, sau 1 lần thỡ đổi vị trớ người chơi Y/c HS tham gia chơi tớch cực.
+ GV tổ chức cho HS chơi, cú hỡnh thức thưởng phạt rừ ràng.
3. Phần kết thỳc : 5 – 7 phỳt.
- Đi thường theo nhịp và hỏt. GV cựng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
Chiều
lịch sử(Lớp4)
Nước Văn Lang
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người Việt Cổ.
+ Khoảng 700 năm trước công nguyên (TCN) nước Văn Lang,nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
+ Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
+ Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
+ Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,
HSCNL:- Cho HS nêu ý kiến về câu nói của Bác Hồ: "Các vua Hùng ... giữ nước".
II. Đồ dùng: Lược đồ Bắc Bộ và Trung Bộ.
III. Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ:(3phút )
- Bản đồ là gì:
- Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: (8phút) Nước Văn Lang ra đời.
- Giáo viên treo lược đồ Bắc Bộ và một phần Bắc Trung Bộ và về trục thời gian, giới thiệu về khu vực mà người Lạc Việt sinh sống.
HS đọc từ khoảng năm 700 đến Hựng Vương.Trả lời cõu hỏi 1SGK.
- Giáo viên kết luận lại nội dung của hoạt động 1
Hoạt động 2: 8 phút ) Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ bài 3VBT.
- Giáo viên kết luận lại nội dung của hoạt động 2.
Hoạt động 3: (8 phút ) Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt.
- Giáo viên đưa ra khung bảng thống kê (bỏ trống) như SGV (18) và giao nhiệm vụ cho học sinh.
-Gọi 1-2em mô tả bằng lời đời sống của người LạcViệt.
- Giáo viên kết luận .
Hoạt động 4: (5 phút ) Phong tục của người Lạc Việt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các phong tục của người Lạc Việc còn được lưu giữ đến ngày nay mà em biết?
- Giáo viên kết luận.
-HSCNL:Cho HS nêu ý kiến về câu nói của Bác Hồ: "Các vua Hùng ... giữ nước".
Hoạt động nối tiếp (2phút)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học, chuẩn bị bài học sau.
Lịch sử (lớp5)
cuộc phản công ở kinh thành huế
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
-Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
+Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hoàvà chủ chiến(đại diện là tôn Thất Thuyết).
+Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885,phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân pháp ở kinh thành Huế.
+Trước thế mạnh của giặc,nghĩa quân phải rút lui lên vùng núi Quảng Trị.
+Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh pháp.
HSCNL: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà:phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với pháp;phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh pháp.
II.Đồ dùng : - Bản đồ hành chính VN; hình trong SGK; phiếu thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ:(5phút)
H:Em hãy nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- GV nhận xét.
B)Bài mới*Giới thiệu bài(1phút)
Hoạt động 1 (10phút): Người đại diện phái chủ chiến
- GV nêu tình hình của nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp định Pa- tơ- nốt.
-Hoạt động cả lớp
H:Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân pháp như thế nào?
H: Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân pháp?
*GV nhận xét,kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân pháp,nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu không khuất phục: các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái: Phái chủ chiến do Tôn Thất thuyết chủ trương và phái chủ hoà.
H: Nêuđiểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà?
Hoạt động 2 (15phút)Nguyên nhân,diễn biến và ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
-Tổ chức HS trao đổi theo nhóm4 trảlời các câu hỏi sau:
H: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
H:Hãy thuật lại cuộc phản công của kinh thành
Huế.(Cuộc phản công diễn ra khi nào?Ai là người lãnh đạo?Tinh thần phản công của quân ta như thế nào?
Vì sao cuộc phản công thất bại?)
Hoạt động nối tiếp:(4 phỳt)
Nhận xột tiết học ,chuẩn bị bài giờ sau hoc.
tự nhiên xã hội ( Lớp 3)
Bệnh lao phổi
I .Mục tiêu:
-Biết cần tiêm phòng lao,thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
-Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
-Giáo dục kĩ năngtìm kiếm và xử lí thông tinphân tích và xử lí thông tin để biết được nguyên nhân ,đương lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
-Kĩ năng làm chủ bản thân :Đảm nhận trách nhiệm thực hiện hành vicủa bản than trong việc phòng lây nhiễm bệnh lao từ người bệnh sang người không mắc bệnh .
II. .Đồ dùng
GV. Các hình trong SGK
III.. Hoạt động dạy học:
A. KTBC: - Nêu tên các bệnh đường hô hấp; nêu cách đề phòng.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
* Mục tiêu: Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành. Thảo luận theo nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét - chốt bài làm đúng.
* Kết luận : Nguyên nhân : Do vi khuẩn gây ra, những người ăn uống thiếu thốn và làm việc quá sức.
+ Đường lây : Bệnh lây từ người bệnh sang người lành bằng đường hô hấp.
Tác hại : Làm suy giảm sức khoẻ, bệnh nặng sẽ làm nguy hại đến tính mạng.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm đề phòng bệnh lao phổi. Biết cần tiêm phòng lao,thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi.
* Cách tiến hành: Thảo luận theo nhóm.
- HS quan sát các hình trang 13/SGK - trả lời câu hỏi.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
* HS liên hệ thực tế.
* GVKL: Nêu những việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
* Hoạt động 3: Đóng vai.
* Mục tiêu: Biết nói với bố mẹ khi bản thân có dấu hiệu bị mắc bệnh lao phổi để được đi khám và chữa bệnh kịp thời.
*Cách tiến hành :
- Nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm.
- GV nêu 2 tình huống.
- Các nhóm xung phong trình bày trước lớp.
* KL: GV nêu lại các triệu chứng khi mắc bệnh lao phổi.
IV. Hoạt động nối tiếp
- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Thứ 3 ngày 20 tháng 9 năm 2016
Sáng
Khoa học(Lớp4)
Vai trò của chất đạm và chất béo
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên được những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua) chất béo (mỡ, dầu, bơ).
- Nêu được vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể:
+ Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể.
+ Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K.
- Giáo dục KNS cho HS tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.
II.Đồ dùng :Tranh minh hoạ
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ (4’)
H: Hãy kể tên những loại thức ăn chứa nhiều chất bột đường .
- GV nhận xét.
B. Bài mới: Giới thiệu bài (1')
HĐ1:(10phút) Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:
Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm?
Thức ăn nào có chứa nhiều chất béo?
- Kể tên thức ăn có nhiều chất đạm mà em ăn hàng ngày.
Kể tên thức ăn có nhiều chất béo em ăn hàng ngày?
-GV kết luận (SGV).
HĐ2: Vai trò của chất đạm, chất béo (10’)
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: GV y/c quan sát hình 12, 13 sgk và nêu vai trò của chất đạm và chất béo.
H: Hằng ngày em thường ăn những loại thức ăn chứa nhiều chất béo, chất đạm nào?
- GV kết luận về vai trò của chất béo và chất đạm.
HĐ3: Xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo(8’).
- Yêu cầu HS làm bài 1,2.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động nối tiếp (2’)
- Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài sau.
lịch sử(Lớp4)
Nước Văn Lang
Đã soạn chiều thứ 2
Khoa học(Lớp 5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II.Đồ dùng dạy học : Phiếu thảo luận ghi tình huống;bảng nhóm hoạt động1.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động khởi động (3phút ):
H:Hãy cho biết cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
-GV nhận xét và giới thiệu bài.
Hoạt động1:(8phút) Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
* Cách tiến hành. Y/c HS làm việc theo nhóm4. Quan sát hình 1, 2, 3, 4 SGK nêu những việc Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? (2nhóm viết vào bảng nhóm;các nhóm khác viết vào phiếu)
-Gv tuyên dương nhómlàm việc tích cực.
*GV kết luận theo mục bóng đèn SGK.
Hoạt động2:(10phút)Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành
Bước 1. Yêu cầu HS quan sát hình 5, 6, 7 SGK và nêu nội dung của từng hình.
Bước 2: Y/c cả lớp cùng thảo luận cặp đôi câu hỏi.
H: Mọi người trong gia đình cần phải làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai.
Bước 3: Y/c 1 số em trình bày.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và chốt lại
KL: Người phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về tính tìnhvà thể trạng.Do vậy,chuẩn bịncho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình.Đặc biệt là người bố.Chăm sóc sức khoẻ của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang tháĩe giúp cho thai nhi khoẻ mạnh,sinh trưởng và phát triển tốt,đồng thời người mẹ cũng khoẻ mạnh,giảm được nguy hiểm có thể xảy ra khi sinh con.
Hoạt động3:(10phút) Trò chơi :đóng vai
-Gv yêu cầu HS trao đổi theo 6nhóm;theo các tình huống sau(mỗi nhóm mỗi tình huống)
+Tình huống1:Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Lan hàng xóm đi cùng đường.Cô Lan đang mang bầu lại phải xáh nhiều đồ trên tay.Em sẽ làm gì khi đó?
+Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học,ai cũng mệt mỏi.Xe buýt quá chật,bỗng một phụ nữ mang thai bước lên xe.Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn.
- GV theo dõi nhận xét tuyên dương nhóm trình diễn tốt nội dung thảo luận của nhóm.
Kết luận: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm,chăm sóc,giúp đỡ phụ nữ có thai.
Hoạt động nối tiếp(4phút)
-Yêu cầu HS đọc phần bóng đèn toả sáng.
-Gv nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau
Lịch sử (lớp5)
cuộc phản công ở kinh thành huế
Đã soạn chiều thứ 2
Chiều Khoa học(Lớp4)
Vai trò của chất đạm và chất béo
Đã soạn sáng thứ 3
Thể dục(Lớp 3)
ĐỘI HèNH ĐỘI NGŨ
I- MỤC TIấU:
- ễn tập hợp hàng ngang, dúng hàng, điểm số, quay phải, trỏi, dàn hàng, dồn hàng. Y/c HS thực hiện tương đối chớnh xỏc
- Trũ chơi “ Tỡm người chỉ huy”.Y/c HS biết cỏch chơi và tham gia vào trũ chơi ở mức chủ động
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sõn thể dục. Vệ sinh an toàn nơi tập.
GV chuẩn bị cũi.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LấN LỚP:
1. Phần mở đầu : 6 – 8 phỳt.
- Cỏn sự tập hợp lớp và bỏo cỏo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung Y/c bài học.
* Khởi động: Giậm chõn tại chỗ đếm to theo nhịp. Xoay cỏc khớp.Trũ chơi “ Cú chỳng em” .GV điều khiển lớp tập.
2. Phần cơ bản : 18 – 20 phỳt.
* ễn tập hợp hàng ngang, dúng hàng, điểm số, quay phải, quay trỏi, dàn hàng, dồn hàng.
- Theo đội hỡnh 3 hàng ngang.
+ Lần 1,2 Gv điều khiển lớp tập.
+ Lần 3,4 cỏn sự điều khiển GV quan sỏt uốn nắn, sửa đ/t cho những HS thực hiện chưa đỳng.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển Gv quan sỏt giỳp đỡ chung.
* Chơi trũ chơi “ Tỡm người chỉ huy”
- GV nhắc lại cỏch chơi ,luật chơi cho HS chơi thử 1 lần, sau 1 lần thỡ đổi vị trớ người chơi Y/c HS tham gia chơi tớch cực.
+ GV tổ chức cho HS chơi, cú hỡnh thức thưởng phạt rừ ràng.
3. Phần kết thỳc : 5 – 7 phỳt.
- Đi thường theo nhịp và hỏt.
- GV cựng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả giờ học, giao bài tập về nhà.
tự nhiên xã hội ( Lớp 3)
Bệnh lao phổi
Đã soạn chiều thứ 2
Thứ 4 ngày 21 tháng 9 năm 2016
Sáng
KHOA HọC(Lớp 4)
vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Kể tên những thức ăn có chứa nhiều vi-ta-min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có màu xanh thẫm) và chất xơ (các loại rau).
- Nêu được vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể:
+ Vi-ta-min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh.
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
II.Đồ dùng :Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (4')
H: Kể tên những loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Nhận xét.
B. Bài mới:Giới thiệu bài (1')
HĐ1: Các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ (14')
- GV y/c học sinh quan sát hình vẽ SGK và kể tên thức ăn chứa nhiều vitamin? Các loại thức ăn chứa nhiều chất khoáng và chất xơ?
- GV kết luận theo nội dung hoạt động.
HĐ2:Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước (14')
H: Hãy kể tên một số vitamin mà em biết? Nêu vai trò của vitamin đối với cơ thể?
H: Kể tên một số chất khoáng mà em biết? Nêu vai trò của chất khoáng?
H: Tại sao hàng ngày ta cần ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ?
H: Hàng ngày ta cần khoảng bao nhiêu lít nước uống? Tại sao cần phải uống đủ nước?
- GV kết luận theo nội dung hoạt động
3. Hoạt động nối tiếp (2')
- GV hệ thống lại nội dung bài học.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
Khoa học(L5)
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I.Mục tiêu :
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mqh xã hội ở tuổi dậy thì
II. Đồ dùng
- Sưu tầm ảnh chụp trẻ em ở lứa tuổi khác nhau.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Đem tranh ảnh sưu tầm được giới thiệu trước lớp
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1,2,3 và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Sau khi Thời gian dành cho HS làm việc, GV gọi một số HS trình bày
-Cả lớp nhận xét – GV kết luận .
Hoạt động 3: Thực hành
HS đọc thông tin trang 15 SGK trả lời :
Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người
Kết luận GV nêu
Hoạt động nôí tiếp:GV nhận xét tiết học.
-Dặn dò.chuẩn bị bài học sau.
Khoa học(Lớp 5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
Đã soạn sáng thứ 3
Chiều
tự nhiên xã hội ( Lớp 3)
Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranhvẽ hoặc mô hình.
-Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
II. .Đồ dùng
GV. Các hình trong SGK, tranh cơ quan tuần hoàn.
HS:Thước
III. Hoạt động dạy học:
A, Bài cũ : - HS nêu nguyên nhân đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
HSvà GV nhận xét và xếp loại.
B. Bài mới : * GTB : ( trực tiếp )
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
a.Mục tiêu: -Trình bày sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn. : vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
b. Cách tiến hành: * HĐ nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét - chốt bài làm đúng.
* Kết luận: Máu là chất lỏng màu đỏ, có 2 thành phần chính là huyết tương và huyết cầu. Có nhiều loaị huyết cầu Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn.
* Hoạt động 2: Làm việc SGK
a.Mục tiêu: Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
b. Cách tiến hành: * HĐ nhóm đôi.
- GV giao nhiệm vụ cho một số nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét - chốt bài làm đúng.
* Kết luận : Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức.
a.Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
b. Cách tiến hành:
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- HS tham gia chơi.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
*Kết luận : Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động
IV. Hoạt động nối tiếp
GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. Dặn dò HS.
Thể dục(Lớp 3)
ĐỘI HèNH ĐỘI NGŨ
Đã soạn chiều thứ 3
Thứ 6 ngày23 tháng 9 năm 2016
Sáng
địa lý(lớp4)
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, mông, Dao
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may;, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ.
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
HSCNL:Mô tả nhà sàn qua quan sát tranh vẽ nhà sàn.
II. Đồ dùng: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội,... của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
III. Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ (5phút):
+ Tại sao nói đỉnh Phan - xi - păng là nóc nhà của Tổ quốc?
- Giáo viên nhận xét.
B.Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
Hoạt động 1: (8phút) Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người
-Yêu cầu học sinh dựa vào mục 1 SGK và trả lời câu hỏi.
1. Dân cư ở Hoàng Liên Sơn như thế nào?
2. Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
3. Xếp thứ tự các dân tộc: Dao, Mông, Thái theo địa bàn cư trú ở thấp - cao.
- Giáo viên sửa chữa, kết luận hđ1.
Hoạt động 2: (8 phút ) Bản làng với nhà sàn
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm bàn và yêu cầu các nhóm thảo luận.
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Có nhiều hay ít nhà? Vì sao 1 số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn?.
+Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì ?Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi so với trước ?
- Giáo viên sửa chữa, kết luận hđ2.
Hoạt động 3: (10 phút ) Chợ phiên, lễ hội, trang phục.
+ Yêu cầu học sinh dựa vào mục 3, các hình trong SGK, tranh ảnh sưu tầmvà trả lời các câu hỏi tìm hiểu về chợ phiên, hàng hoá, lễ hội, trang phục của người dân Hoàng Liên Sơn.
-GV kết luận hđ3.
Hoạt động nối tiếp (3phút)
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài, chuẩn bị bài sau.
địa lí (Lớp5)
Khí hậu
I. Mục tiêu: Giúp học sinh :
-Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh;mưa phùn;miền Nam nóng quanh năm với hai mùa mưa,khô rõ rệt.
-Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta,ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm,sản phẩm nông nghiệp đa dạng;ảnh hưởng tiêu cực:thiên tai ,lũ lụt,hạn hán,...
-Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ(lược đồ).
-Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
*HSCNL-Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-Biết chỉ các hướng gió:đông bắc,tây nam,đông nam.
II.Đồ dùng : -Bản đồ địa lí tự nhiên việt nam;- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ:(5phút)
- Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước ta.
-Nêu tên và chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta và cho biết chúng có ở đâu?
- GV nhận xét.
B)Bài mới*Giới thiệu bài(1phút)
Hoạt động 1 (10phút): Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
GVtổ chức HS trao đổi theo nhóm4, phát phiếu học tập cho từng nhóm và yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu
phiếu học tập
Bài: Khí hậu
Nhóm .......
Hãy cùng trao đổi với các bạn trong nhóm để hoàn thành các bài tập sau:
1. Chỉ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu, sau đó đánh dấu ´ vào ô o trước ý đúng
a) Việt Nam nằm trong đới khí hậu:
o Ôn đới. o Nhiệt đới o Hàn đới
A
Thời gian gió mùa thổi
B
Hướng gió
Tháng 1
(1)
(a)
Tây nam
Tháng 7
(2)
(b)
Đông bắc
b) Điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới là:
o Nóng o Lạnh o Ôn hoà
(c)
Đông nam
c) Việt Nam nằm gần hay xa biển?
o Gần biển o Xa biển
d) Gió mùa có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không?
o Có gió mùa hoạt động o Không có gió mùa hoạt động
e) Tác động của biển và gió mùa đến khí hậu Việt Nam là:
o Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
o Mát mẻ quanh năm.
o Mưa quanh năm.
2. Xem lược đồ khí hậu Việt Nam, sau đó nối mỗi ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp:
GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận. GV theo dõi HS báo cáo và sửa chữa hoàn thành câu trả lời của HS.
**HSCNL-Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
-Gọi HS chỉ các hướng gió:đông bắc,tây nam,đông nam trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV kết luận: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa.
Hoạt động 2 (8’):Khí hậu các miền có sự khác nhau:
GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc SGK, xem lược đồ khí hậu Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền - khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
- GV hỏi HS cả lớp: Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- GV kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và Miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Hoạt động 3 (8’)Anh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối ở nước ta?
+ Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau? (Gợi ý: Mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta lại thay đổi theo mùa, theo vùng sẽ ảnh hưởng thế nào đến các loại cây?)
+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta thường sảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV theo dõi và sửa chữa các câu trả lời cho HS sau mỗi lần phát biểu.
- GV kết luận: Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều giúp cây cối phát triển nhanh, xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi khí hậu theo vùng, theo miền đóng góp tích cực cho việc đa dạng hoá cây trồng. Tuy nhiên hằng năm, khí hậu cũng gây ra những trận bão, lũ lụt, hạn hán làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Hoạt động nối tiếp (3’): - GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: Trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
Chiều
địa lí (lop5)
Khí hậu
Đã soạn sáng thứ 6
Khoa học(L5)
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
Đã soạn sáng thứ 5
File đính kèm:
- giao_an_tieu_hoc_tong_hop_tuan_3_nam_hoc_2016_2017.doc