Giáo án Tin học 8 Tuần 31 Tiết 60 Bài thực hành 7 xử lí dãy số trong chương trình

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng.

1.2. Kĩ năng:

- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh điều kiện If then và câu lệnh lặp for do.

- Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.

- Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số.

1.3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong giờ thực hành và sử dụng phòng máy.

2.TRỌNG TÂM:

 Các bài tập có liên quan đến kiểu biến mảng

3. CHUẨN BỊ:

- GV: Chuẩn bị giáo án, máy chiếu, bài tập, phòng máy

- HS: Chuẩn bị kiến thức và dụng cụ học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 8 Tuần 31 Tiết 60 Bài thực hành 7 xử lí dãy số trong chương trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 60 Tuần: 31 Bài thực hành 7: XỬ LÍ DÃY SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Làm quen với việc khai báo và sử dụng các biến mảng. 1.2. Kĩ năng: - Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh điều kiện If… then và câu lệnh lặp for…do. - Củng cố các kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình. - Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số. 1.3. Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ thực hành và sử dụng phòng máy. 2.TRỌNG TÂM: Các bài tập có liên quan đến kiểu biến mảng 3. CHUẨN BỊ: - GV: Chuẩn bị giáo án, máy chiếu, bài tập, phòng máy - HS: Chuẩn bị kiến thức và dụng cụ học tập. 4. TIẾN TRÌNH 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8A3………………….. 4.2.Kiểm tra miệng: ?Câu hỏi: Câu 1: Hãy nêu các lợi ích của việc sử dụng biến mảng trong chương trình?( 5 đ) Câu 2: Cách khai báo biến mảng trong Pascal được viết như thế nào? ( 5 đ) 4.3.Bài mới: Hoạt động của GVvà hs Nội dung Hoạt động 1: Các kiến thức cần nhớ - GV gọi HS nhắc lại câu trúc lệnh điều kiện? - Gv nhận xét - Em hãy nhớ lại kiến thức cũ và cho biết cấu trúc lệnh lặp với số lần biết trước? - GV gọi 1 HS khác nhận xét - GV chốt ý - Cách khai báo biến mảng kiểm số nguyên trong Pascal có dạng như thế nào? - Tương tự cách khaibáo biến mảng với kiểu số thực? - GV nhận xét, chốt ý - HS nhắc lại cấu trúc câu lệnh điều kiện - HS lắng nghe và ghi vở If then - HS nhắc lại - 1 HS khác nhận xét - HS tiếp thu và ghi vở For := to do - HS trả lời - HS trả lời - HS lắng nghe, tiếp thu và ghi vở Var :array[..] of Hoạt động 2: Bài tập 1 - GV: Đưa ra bài tập 1 SGK Bài 1. Viết chương trình nhập điểm của các bạn trong lớp. Sau đó in ra màn hình số bạn đạt kết quả học tập loại giỏi, khá, trung bình và kém (theo tiêu chuẩn từ 8.0 trở lên đạt loại giỏi, từ 6.5 đến 7.9 đạt loại khá, từ 5.0 đến 6.4 đạt trung bình và dưới 5.0 xếp loại kém). - Gv gọi HS đọc đề và nghiên cứu yêu cầu của đề bài - GV:Gọi học sinh nêu ý tưởng - GV hướng dẫn - GV cho HS làm câu b b) Liệt kê các biến dự định sẽ sử dụng trong chương trình. Tìm hiểu phần khai báo dưới đây và tìm hiểu tác dụng của từng biến: program Phanloai; uses crt; Var i, n, Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: integer; A: array[1..100] of real; - GV cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi b - GV nhận xét, cho HS ghi vở - GV yêu cầu HS gõ phần khai báo trên vào máy tính của mình. - GV tiếp tục cho HS tìm hiểu các câu lệnh trong phần thân chương trình dưới đây: Begin clrscr; write(‘Nhap so cac ban trong lop, n = ‘); readln(n); writeln(‘Nhap diem:’); For i:=1 to n do Begin write(i,’. ‘); readln(a[i]); End; Gioi:=0; Kha:=0; Trungbinh:=0; Kem:=0; for i:=1 to n do begin if a[i]>=8.0 then Gioi:=Gioi+1; if a[i]<5 then Kem:=Kem+1; if (a[i]=6.5) then Kha:=Kha+1; if (a[i]>=5) and (a[i]<6.5) then Trungbinh:=trungbinh+1 end; writeln(‘Ket qua hoc tap:’); writeln(Gioi,’ ban hoc gioi’); writeln(Kha,’ ban hoc kha’); writeln(Trungbinh,’ ban hoc trung binh’); writeln(Kem,’ ban hoc kem’); readln End. - GV cho HS hoạt động nhóm - GV giải thích ý nghĩa từng câu lệnh cho HS - GV yêu cầu HS gõ tiếp phần chương trình này vào máy tính sau phần khai báo. Dịch, chạy chương trình. - HS đọc đề và nghiên cứu bài tập - HS nêu ý tưởng để giải quyết vấn đề - HS theo dõi và tiếp thu - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. i: biến đếm N: Biến lưu số HS Gioi, Kha, Trungbinh, Kem: biến lưu số HS đạt loại Giỏi, Khá, Trung Bình, Kém tương ứng. A: là một mảng số thực để lưu số điểm của HS - HS tiếp thu và ghi bài vào vở - HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc, nghiên cứu và tìm hiểu tác dụng của từng câu lệnh. - HS hoạt động theo nhóm để tìm câu trả lời - HS chú ý, quan sát - HS gõ tiếp phần thân chương trình vào máy. Sau đó dịch và chạy chương trình trên máy 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Cách sử dụng biến mảng - Cách kết hợp với lệnh lặp for…do - GV nhận xét giờ thực hành, tuyên dương khen thưởng những HS và nhóm thực hành tốt bằng cách cho điểm, đồng thời phê bình và kiểm điểm những HS chưa tốt. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: Xem lại các bài tập đã giải Viết lại các chương trình có các bài tập liên quan Tiết sau thực hành tiếp 5.RÚT KINH NGHIỆM: Nộidung:…………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Phươngpháp:………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Đddh:………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiết 60.doc