A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Về kiến thức:
Hiểu nội dung và mục đích của định dạng đoạn văn bản.
Biết được sự khác nhau giữa định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản
2. Kỹ năng:
Học sinh biết cách định dạng đoạn văn bản, phần mềm soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản.
3. Thái độ:
Học sinh ngày càng yêu thích học môn tin học hơn và có thái độ học nghiêm túc.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp:
Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như: thuyết trỡnh, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan
2. Phương tiện:
Phương tiện của giáo viên: giỏo ỏn, bảng phụ, sỏch giỏo khoa
Phương tiện của học sinh: sỏch giỏo khoa, vở ghi, sỏch tham khảo( nếu cú).
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9051 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học - Tiết: 47 - Bài 17: Định dạng đoạn văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:9/09/2011
Lớp: 6 Ngày dạy:06/10/2011
Tiết: 47 GSTT :Lê Thị Nhàn
BÀI 17: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Về kiến thức:
Hiểu nội dung và mục đích của định dạng đoạn văn bản.
Biết được sự khác nhau giữa định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản
Kỹ năng:
Học sinh biết cách định dạng đoạn văn bản, phần mềm soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản.
Thái độ:
Học sinh ngày càng yêu thích học môn tin học hơn và có thái độ học nghiêm túc.
PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
Phương pháp:
Kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như: thuyết trình, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan…
Phương tiện:
• Phương tiện của giáo viên: giáo án, bảng phụ, sách giáo khoa
• Phương tiện của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, sách tham khảo( nếu có).
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP, NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I. Ổn định lớp( 1’)
Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Giáo viên đưa lên bảng phụ các câu hỏi sau:
Câu hỏi
Dự kiến câu trả lời của học sinh
Câu 1: Hãy điền tác dụng định dạng kí tự của các nút lệnh sau đây:
Nút dùng để định dạng kiểu chữ………
Nút dùng để định dạng kiểu chữ……….
Nút dùng để định dạng kiểu chữ……….
Câu 2: Định dạng văn bản là gì? Có mấy loại định dạng văn bản?
Câu 1: Trả lời:
Nút dùng để định dạng kiểu chữ ĐẬM.
Nút dùng để định dạng liểu chữ nghiêng.
Nút dùng để định dạng kiểu chữ gạch chân.
Câu 2: Định dạng văn bản là
thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
Có 2 loại định dạng văn bản là: định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.
III.Tiến trình tiết dạy:
1. Giới thiệu dẫn dắt vào bài:
Các em đã biết thế nào là định dạng văn bản. Định dạng văn bản gồm: định dạng kí tự và định dạng đoạn văn. Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu các cách định dạng kí tự. Vậy định dạng đoạn văn và định dạng kí tự khác nhau như thế nào? Tiết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
2. Nội dung bài giảng:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
25’
HĐ 1: Định dạng đoạn văn:
GV: Trong thực tế ta đã gặp rất nhiều đoạn văn trong sách vở, báo chí,…Vậy đoạn văn bản là gì?
GV: Mỗi đoạn văn bản được phân biệt với nhau bởi phím nào?
GV: Đưa ra hai đoạn văn bản: một văn bản có nội dung nhưng chưa được định dạng, một văn bản khác cùng nội dung nhưng đã được định dạng.
GV:Yêu cầu HS so sánh hai văn bản trên.
GV: Chính vì để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và làm cho người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết nên trong khi trình bày một đoạn văn bản việc định dạng đoạn văn là không thể thiếu.
GV: Các em hãy đọc sách giáo khoa và qua ví dụ cô đưa trên bảng hãy cho biết: định dạng đoạn văn bản là thay đổi những tính chất nào của đoạn văn.
GV: Vậy em nào có thể phát biểu lại định dạng đoạn văn bản là gì?
GV: Ghi định nghĩa lên bảng.
GV: Giải thích cho HS hiểu như thế nào là căn lề, vị trí lề, khoảng cách lề của dòng đầu tiên, khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
GV: Đưa các ví dụ định dạng đoạn văn về các thể loại: thơ, văn xuôi trên giấy vở của HS
GV: Lưu ý HS định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang đứng đó. ( Lưu ý SGK trang 89)
GV: Đưa lên bảng một văn bản đã được định dạng. Yêu cầu HS lên chỉ các tính chất của đoạn văn bản.
GV: Nhận xét.
HS: Đoạn văn bản là nhiều câu liên tiếp, có liên quan đến nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa tạo thành một đoạn văn bản.
HS: Mỗi đoạn văn được phân biệt với nhau bới phím ENTER.
HS: Quan sát hai văn bản trên.
HS: So sánh.
HS: Lắng nghe
HS: Định dạng đoạn văn bản là thay đổi các tính chất sau của đoạn văn bản: Căn lề trái, căn lề phải, căn giữa, căn thẳng hai lề, thụt lề dòng đầu tiên, cả đoạn văn thụt lề, khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới, khoảng cách giữa các đoạn trong đoạn văn.
HS: Phát biểu lại định nghĩa định dạng đoạn văn bản.
HS: Ghi bài vào vở.
HS: Lắng nghe.
HS: Lắng nghe.
HS: Ghi chú ý vào vở.
HS: Lên bảng thực hiện.
1.Định dạng đoạn văn:
Định dạng đoạn văn bản là thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
Kiểu căn lề.
Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang.
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản.
Lưu ý: khác với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn tác động đến toàn bộ đoạn văn bản mà con trỏ soạn thảo đang ở đó.
10’
HĐ 2: Củng cố:
GV: Cho HS hoạt động nhóm, lớp chia thành 2 nhóm: Hãy nêu sự khác nhau giữa định dạng đoạn văn và định dạng kí tự?
GV: Gọi đại diện một nhóm lên trả lời
HS: Thảo luận nhóm
HS: Trả lời
Định dạng đoạn văn: thay đổi dáng vẻ của đoạn văn bản.
Tác động lên toàn bộ đoạn văn : căn lề, thụt đầu dòng,…..
Nháy chuột vào đoạn văn cần định dạng.
Định dạng kí tự:
Thay đổi dáng vẻ của các kí tự được chọn.
IV. Dặn dò (1’):
Bài học hôm nay các em cần nắm vững nội dung sau: Định dạng đoạn văn bản thay đổi các tính chất của toàn đoạn văn bản.
Về nhà học bài và xem trước mục 2 và 3 chuẩn bị cho tiết sau.
V.Nhận xét và rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- BÀI 17.doc