Môn: Toán Tiết: 101 Tuần: 21
Bài: LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kỹ năng: thực hành tính trong bảng nhân 5
2. Kiến thức: áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập khác có liên quan.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng phụ
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 2 tuần 21 - Trường TH DL Nguyễn Siêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 101 Tuần: 21
Bài: Luyện tập
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: thực hành tính trong bảng nhân 5
2. Kiến thức: áp dụng bảng nhân 5 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân và các bài tập khác có liên quan.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- 2 HS lên bảng trả lời. Cả lớp theo dõi và nhận xét 2 bạn.
- Nhận xét và cho điểm
1 phút
7 phút
7 phút
7 phút
7 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong giờ học toán này, các em sẽ cùng nhau luyện tập củng cố kỹ năng thực hành tính nhân trong bảng nhân 5.
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài, 1 HS đọc bài làm của mình, các em còn lại theo dõi và nhận xét bài bạn.
- Khi đã biết 2 x 5 = 10 có cần thực hiện tính 5 x 2 không? Vì sao?
- Khi đã biết 2 x 5 = 10 ta không cần tính 5 x 2 mà có thể viết ngay kết quả là 10, vì khi thay đổi vị trí các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- Viết lên bảng 5 x 4 - 9 =
- Biểu thức trên có mấy dấu tính? Đó là những dấu tính nào?
- Có hai dấu tính là dấu nhân và dấu trừ.
- Khi thực hiện tính, em sẽ thực hiện dấu tính nào trước?
- Khi biểu thức có dấu nhân và dấu trừ chúng ta thực hiện phép tính với dấu nhân trước, sau đó mới thực hiện tính trừ.
- 1 HS lên bảng thực hiện tìm kết quả của biểu thức trên.
- Cả lớp theo dõi bài làm của bạn và nhận xét
5 x 4 - 9 = 20 - 9
= 11
- GV chữa bài và cho điểm
Bài 3
- 1 HS đọc đề bài.
- Mỗi ngày Liên học 5 giờ, mỗi tuần lễ Liên học 5 ngày. Hỏi mỗi tuần Liên học bao nhiêu giờ?
- HS tự làm bài. 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài
Bài giải
Năm ngày Liên học số giờ là:
5 x 5 = 25 (giờ)
Đáp số: 25 giờ
Bài 4
- HS tự làm bài, chữa bài và hỏi:
+ Tại sao lại viết số 25, 30 vào dãy số ở phần a?
Vì các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 5 đơn vị.
+ Tại sao lại viết tiếp số 17, 20 vào dãy số ở phần b?
Trả lời tương tự như trên. Các số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau 3 đơn vị.
bảng phụ
bảng phụ
bảng phụ
1 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ôn lại các bảng nhân đã học.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 102 Tuần: 21
Bài: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: nhận biết đường gấp khúc
2. Kiến thức: Biết tính độ dài đường gấp khúc bằng cách tính tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần của đường gấp khúc.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:
- Vẽ sẵn đường gấp khúc ABCD như phần bài học lên bảng.
- Mô hình đường gấp khúc ba đoạn có thể khép kín thành hình tam giác.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
4 x 5 + 20
2 x 7 + 32
3 x 8 - 13
5 x 8 - 25
- 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét và cho điểm
1 phút
10 phút
23 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Chỉ vào đường gấp khúc trên bảng và giới thiệu: đây là đường gấp khúc ABCD
B D
A C
- Đường gấp khúc ABCD có những đoạn thẳng nào?
(AB, BC, CD)
- Đường gấp khúc ABCD có những điểm nào? (A, B, C, D)
- Hãy nêu độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc ABCD.
- Độ dài AB là 2 cm, đoạn BC là 4 cm, đoạn CD là 3 cm.
- Giới thiệu: độ dài đường gấp khúc ABCD chính là tổng độ dài của các đoạn thẳng thành phần AB, BC, CD.
- HS tính tổng độ dài của các đoạn thẳng AB, BC và CD?
- Tổng độ dài là: 2 cm + 4 cm + 3 cm = 9 cm.
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thẳng thành phần ta làm như thế nào?
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng thành phần.
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- 1 HSTB đọc yêu cầu của bài.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm bài.
Bài 2
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Vẽ đường gấp khúc MNPQ như hình vẽ trong SGK lên bảng và yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.
N Q
M P
- Độ dài đường gấp khúc MNPQ là: 3 cm + 2 cm + 4 cm = 9 cm
- HS làm bài tập và chú ý trình bày giống như bài mẫu.
Bài 3
- HS đọc đề bài.
- Hình tam giác có mấy cạnh?(Hình tam giác có 3 cạnh.)
- Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng ghép lại với nhau?
- Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng ghép lại với nhau.
B
A C
- Vậy độ dài của đường gấp khúc này tính thế nào?
- Cộng độ dài 3 đoạn thẳng (ba cạnh của tam giác) với nhau.
Bài giải
Độ dài đoạn dây đồng đó là:
4 + 4 + 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12 cm
bảng phụ
đoạn dây đồng
1 phút
III. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài của các đoạn thành phần của nó.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 103 Tuần: 21
Bài: Luyện tập
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: HS biết vẽ đường gấp khúc và biết cách tính độ dài đường gấp khúc.
2. Kiến thức: củng cố biểu tượng về đường gấp khúc và cách tính độ dài đường gấp khúc.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán, vẽ cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:
Vẽ sẵn các đường gấp khúc như phần bài học lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập như sau: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng AB là 3 cm; BC là 10 cm; CD là 5 cm
- 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
3 + 10 + 5 = 18 (cm)
Đáp số: 18 cm.
- Nhận xét và cho điểm
bảng phụ
1 phút
8 phút
8 phút
11 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- HS đọc đề bài, tự làm bài, sau đó chữa bài.
Bài 2
- 1 HS đọc đề bài.
Hãy quan sát và cho biết con ốc sên bò theo hình gì?
- Con ốc sên bò theo đường gấp khúc.
- Muốn biết con ốc sên phải bò bao nhiêu đeximet ta làm như thế nào?
- Ta tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
- 1 HS lên bảng làm bài
Bài giải
Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:
5 + 2 + 7 = 14 (cm0
Đáp số: 14 cm
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- Vẽ hình lên bảng, nêu yêu cầu của bài và hướng dẫn HS làm bài.
- Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng là đường nào?
- Là đường gấp khúc ABCD.
- Đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng là đường nào?
- Là đường ABC và BCD.
- Đường gấp khúc ABC và BCD có chung đoạn thẳng nào?
- Có chung đoạn thẳng BC.
- Nhận xét và cho điểm HS.
bảng phụ
bảng phụ
2 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS tập vẽ thêm các đường gấp khúc gồm 3, 4, 5 đoạn thẳng.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 104 Tuần: 21
Bài: Luyện tập chung
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4 và 5.
2. Kiến thức:
- Thực hành tính trong các bảng nhân đã học
- Củng cố kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học:Chuẩn bị hình vẽ các đường gấp khúc trong bài tập 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng AB là 4 cm; BC là 5 cm; CD là 7 cm
- 2 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
4 + 5 + 7 = 16 (cm)
Đáp số: 16 cm.
- Đặt tên cho các điểm, sau đó kể tên tất cả các đường gấp khúc có trong hình sau:
- HS đặt tên điểm theo suy nghĩ của từng cá nhân.
Kể đủ tên 3 đường gấp khúc, 1 đường có 3 đoạn thẳng, 2 đường còn lại mỗi đường có 2 đoạn thẳng.
- Nhận xét và cho điểm
1 phút
5 phút
5 phút
6 phút
5 phút
6 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Mỗi HS đọc 1 bảng nhân và trả lời về kết quả của một phép tính bất kỳ mà HS cả lớp hoặc GV đưa ra.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống45
50
25
15
12
20
24
16
x 5 x 10
x 3 x 9
x 4 x 3
x 6 x 5
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Viết lên bảng 5 x 5 + 6 và yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính.
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, cả lớp làm bài
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp tự làm bài.
Bài 5
- HS quan sát hình vẽ và nêu yêu cầu của bài.
-> Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc đó.
- Cả lớp làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn và tự nhận xét bài làm của mình.
bảng phụ
bảng phụ
bảng phụ
2 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học thuộc các bảng nhân, luyện tập cách tính độ dài đường gấp khúc.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Phòng GD-ĐT Quận Cầu giấy
Trường TH DL Nguyễn Siêu
------------------
Kế hoạch bài dạy
Môn: Toán Tiết: 105 Tuần: 21
Bài: Luyện tập chung
Thời gian: 2006-2007 Người dạy: Phạm Thanh Thuý Lớp: 2
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kỹ năng: Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4 và 5.
2. Kiến thức:
- Thực hành tính trong các bảng nhân đã học
- Ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân.
- Củng cố kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng cho trước và tính độ dài đường gấp khúc.
3. Thái độ: HS có thái độ tính toán cẩn thận, đo và vẽ đoạn thẳng chính xác.
II. Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị nội dung bài tập 2, 3 viết sẵn trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
thời gian
Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Phương tiện
5 phút
I. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu:
3 x 8 = ? 6 x 5 = ?
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc làm thế nào?
- Nhận xét và cho điểm
1 phút
5 phút
5 phút
5 phút
7 phút
5 phút
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong giờ học toán này, các em sẽ được củng cố các kiến thức về các bảng nhân 2, 3, 4, 5 và kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các bảng nhân đã học.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
Thừa số
2
5
4
6
5
6
2
4
Thừa số
6
9
8
7
8
9
7
4
Tích
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: Điền dấu thích hợp vào ô trống
- Muốn điền được dấu cho đúng, trước hết chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta phải tính các tích, sau đó so sánh các tích với nhau rồi điền dấu thích hợp.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài.
- Vì sao không cần tính, con có thể biết 4 x 5 < 4 x 6
- Vì 2 tích đều có thừa số là 4: 5 < 6 nên 4 x 5 < 4 x 6
- Vì sao 4 x 3 = 3 x 4 ?
- Vì trong 1 tích, nếu đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi
Bài 4
- HS đọc đề bài. Mỗi HS được mượn 5 quyển sách. Hỏi 8 HS được mượn bao nhiêu quyển sách?
- 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu cả lớp tự làm bài.
Bài giải
8 học sinh mượn được số quyển sách là:
5 x 8 = 40 (quyển sách)
Đáp số: 40 quyển sách
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5
HS nêu lại cách đo độ dài của 1 đoạn thẳng cho trước rồi làm bài.
bảng phụ
bảng phụ
2 phút
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS học thuộc các bảng nhân đã học và ghi nhớ tên gọi các thành phần và kết quả của phép nhân.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
File đính kèm:
- GA 2 Toan tuan 21.doc