Giáo án Toán 5 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Các hình minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 30/1/2010. Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010. Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS: - Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải toán. II. Đồ dùng dạy học. Các hình minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 1 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước. - Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào ? - GV nhận xét, cho điểm HS. 2. Dạy - bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV mời 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV mời 1 HS đọc bài làm trước lớp. ? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV hỏi: + Bài toán cho em biết gì? + Bài toán yêu cầu em tính gì? + Làm thế nào để tính được diện tích quét sơn của thùng? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. Nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm, phần tính diện tích xung quanh và diệnn tích toàn phần của 2 hình các em làm ra nháp, chỉ cần ghi đáp án em chọn vào vở bài tập. - GV mời HS nêu ý kiến. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS hiểu bài, làm bài đúng, động viên các HS khác cố gắng. - GV dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện thêm. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. - 1 HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật. - Nghe xác định nhiệm vụ của bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập Bài giải a) 1,5 m = 15 dm Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: ( 25 + 15 ) 2 8 = 1440 ( dm2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: 1440 + 25 15 2 = 2190 ( dm2) b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là: ( + ) 2 = ( m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là: ( m2) - 1 HS trả lời - 1 HS đọc đề bài - HS nêu: + Chiếc thùng tôn không có nắp, dạng hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau: Chiều dài: 1,5 m Chiều rộng: 0,6 m Chiều cao: 8 dm + Tính diện tích được quét sơn hay chính là diện tích mặt ngoài của thùng. + Diện tích quét sơn của thùng chính là diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật có các kích thước đã cho vì thùng không có nắp. - 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải. 8dm = 0,8 m Diện tích xung quanh thùng là: ( 1,5 + 0,6)(m2) Vì thùg không có nắp nên diệ tích mặt ngoài được quét sơn là: (m2) Đáp số: 4,26 m2 - 1 HS nhận xét. - Hs làm bài theo các bước. + Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hai hình. + So sánh với các câu nhận xét để chọn câu phù hợp. - HS nêu: a,d: Đúng b,c: Sai _______________________________________ Lịch sử Bến tre đồng khởi I. Mục tiêu Sau bài học HS nêu được: - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " Đồng khởi " ở miền Nam. - Đi đầu trong phong trào " Đồng khởi " ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre. - ý nghĩa của phong trào " Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bến Tre. II. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy Hoạt động học kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài - GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS. - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ. + Vì sao đất nước ta, nhân dân ta phải đau nổi đau chia cắt? + Nhân dân ta phải làm gì để xoá bỏ nỗi đau chia cắt? - GV giới thiệu: Cuối bài học trước các em đã biết để xoá được nỗi đau chia cắt đất nước, chia lìa dân tộc, chống lại cuộc tàn sát đấm mãu của Mĩ - Diệm gây ra, nhâ dân ta không có cách nào khác là phải đứng lên cầm súng chiến đấu. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào " Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bên Tre. Đây là một phong trào đi đầu, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ( chỉ vị trí tỉnh Bến Tre trên bản đồ Việt Nam) Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " Đồng khởi " Bến Tre. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tự đọc SGK và trả lời câu hỏi: Phong trào " Đồng khởi " ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? - GV gọi HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét câu trả lời của HS sau đó hỏi cả lớp: + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? - HS đọc SGK từ Trước sự tàn sát của Mĩ - Diệm ..... Bến Tre là nơi diễn ra " Đồng khởi " mạnh mẽ nhất và rút ra câu trả lời. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến Mĩ - Diệm thi hành chính sách " tố cộng", "diệt cộng" đã gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu cho nhân dân miền Nam. Trước tình hình đó, không thể chịu đựng mãi, không cò con đường nào khác, nhân dân buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp. + Phong trào bùng nổ từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, mạnh mẽ nhất là ở Bến Tre. - GV cung cấp thông tin và tóm tắt các ý của hoạt động 1: Tháng 5/1959, Mĩ - Diệm đã ra đạo luật 10/59, thiết lập 3 toà án quân sự đặc biệt, có quyền " đưa thẳng bị can ra xét xử, không cần mở cuộc thẩm cứu". Luật 10/59 cho phép công khai tàn sát nhân dân theo kiểu cực hình man rợ thời trung cổ. Ước tính đến năm 1959, ở miền Nam có 466.000 người bị bắt, 400.000 gười bị tù đày, 68.000 người bị giết hại. Chính tội ác đẫm máu của Mĩ - Diệm gây ra cho nhân dân và lòg khát khao tự do của nhân dân đã thúc đẩy nhân dân ta đứng lên " Đồng khởi". Hoạt động 2: Phong trào " Đồng khởi " của nhân dân tỉnh Bến Tre. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm với yêu cầu: Cùng đọc SGK và thuật lại diễn biến của phong trào " Đồng khởi" ở Bến Tre. - GV đi giúp đỡ từng nhóm, nêu các câu hỏi gợi ý. + Thuật lại sự kiện ngày 17/1/1960. + Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? Kết quả của phong trào "Đồng khởi" ở Bến Tre. + Phong trào " Đồng khởi " Bến Tre có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? + ý nghĩa của phong trào " Đồng khởi" Bến Tre. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - HS làm việc trong nhóm. - Hoàn chỉnh diễn biến của phong trào. + Ngày 17/1/1960, nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre. + Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. Trong 1 tuần lễ, ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn, vây đồn, giải phóng nhiều ấp. + Phong trào " Đồng khởi" Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở các nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, công nhân, trí thức.... tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm. + Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân tân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sai Gòn vào thế bị động, lúng túng. - Đại diện mỗi nhóm báo cáo về nội dung, sau đó các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh. - GV cung cấp thêm thông tin để HS hiểu sự lớn mạnh của phong trào " Đồng khởi": Tính đến cuối năm 1960 phong trào " Đồng khởi" của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2627 xã toàn miền Nam thì nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1383 xã, đồng thời làm tê liệt hết chính quyền ở các xã khác. Củng cố - Dặn dò - GV yêu cầu HS phát biểu cảm nghĩ về phong trào " Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre. - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. *************************&************************* Ngày soạn: 31/1/2010. Ngày giảng: Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2010 Toán Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần Của hình lập phương I. Mục tiêu Giúp HS : Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liện quan. II. Đồ dùng dạy - học - Một số hình lập phương có kích thước khác nhau. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 2.1 Hướng dẫn lập công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương - GV yêu cầu HS quan sát một số hình lập phương sau đó yêu cầu : + Tìm điểm giống nhau giữa hình lập phương và hình chữ nhật. + Có bạn nói : "Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt". Theo em, bạn đó nói đúng hay nói sai ? vì sao ? + Hãy nhắc lại cho cả lớp biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì ? + Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương là gì ? + Diện tích các mặt của hình lập phương có gì đặc biệt ? + Vậy để tính diện tích của 4 mặt ta có thể làm như thế nào ? - GV nêu bài toán : Một hính lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó. - GV nhận xét bài làm của HS, nhắc các em hai bước tính trên có thể gộp thành một bước tính. - GV hỏi lại : Hãy nêu quy tắc tính diện tích xúng quanh của hình lập phương ? 2.3 Hướng dẫn lập quy tắc tính diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV hỏi : + Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của mấy mặt ? + Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của mấy mặt? + Có thể tính tổng diện tích của cả 6 mặt của hình lập phương như thế nào ? + Như vậy, để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể làm như thế nào ? - GV nêu bài toán : Một hình lập phương có cạnh dài 5cm, Hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó. - G nhắc lại hai bước tính trên có thể gộp làm một bước tính. + Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào ? 2.4 Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét bài của học sinh. ? Hãy nêu quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ? Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV mời HS đọc đề bài toán. - GV hỏi : + Bài toán cho em biết những gì ? + Bài toán yêu cầu em tính gì ? + Diện tích bìa cần làm hộp (không tính mép dán, là diện tích của mấy mặt) - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV gọi 2 HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS cả lớp quan sát hình, thảo luận để giải quyết yêu cầu. + Hình lập phương có các điểm giống với hình chữ nhật là : Có 6 mặt Có 8 đỉnh Có 12 cạnh Các mặt của hình lập phương là hình vuông, mà hình vuông lại là hình chữ nhật đặc biệt. + Hình lập phương chính là hình chữ nhật đặc biệt. Vì khi chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình chữ nhật bằng nhau thì nó chính là hình lập phương. + Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích của 4 mặt bên. + Diện tích xung quanh của hình lập phương cũng là tổng diện tích của 4 mặt bên. + Các mặt của hình lập phương có diện tích bằng nhau. + Ta có thể lấy diện tích của một mặt nhân với 4. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Diện tích của một hình lập phương đó là : 5 x 5 = 25 (cm2) Diện tích xung quanh của hình lập phương là 25 x 4 = 100 (cm2) - Một vài HS nêu trước lớp : Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích của một mặt rồi nhân với 4. - HS nối tiếp nhau trả lời : + Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của cả 6 mặt. + Diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của cả 6 mặt. + Để tính tích của cả 6 mặt của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6. + Để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích một mặt rồi nhân với 6. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. Diện tích của một hình lập phương đó là : 5 x 5 = 25 (cm2) Diện tích toán phần của hình lập phương là: 25 x 6 = 150 (cm2) - Ta lấy diện tích một mặt nhân với 6 - 1 HS đọc đề bài trớc lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào bảng phụ. Bài giải Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (cm2) Đáp số : Sxq = 9m Stp = 13,5m2 - 1 HS đọc bài làm trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS đọc đề bài trớc lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS : Bài tập cho biêt : Chiếc hộp lập phương không có nắp. Cạnh dài 2,5dm. Bài tập yêu cầu tính diện tích bìa cần làm hộp (không tính mép dán) + Là diện tích 5 mặt của hình lập phương, vì hộp không có nắp. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Diện tích bìa để làm chiếc hộp đó là : 2,5 x 2,5 x 5 = 31,25 (dm2) - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 2 HS nhắc lại - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. ***************************&*************************** Ngày soạn: 1/2/2010. Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 2 năm 2010. Toán Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS : Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Vận dụng tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải các bài toán có liên quan. Luyện óc tưởng tượng hình. II. Đồ dùng dạy - học - Các mảnh giấy như các hình trong bài tập 2, trang 112 SGK (đủ theo cặp). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. Mời 1 HS đứng tại chỗ nêu quy tắc tính tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. 2.2 Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hỏi : Cạnh của hình lập phương được cho ở dạng số đo mấy đơn vị ? - GV : Vậy để tính toán cho tiện, các em hãy chuyển về số đo có một đơn vị đo. - GV yêu cầu HS làm bài - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. ? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV mời HS đọc đề bài toán và quan sát kĩ các hình vẽ. - GV yêu cầu HS dự đoán xem trong 4 mảnh bìa của bài, mảnh nào gấp được hình lập phương. - GV phát các mảnh bìa đã chuẩn bi cho HS. - GV mời HS nêu kết quả gấp hình. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó mời một em nêu cách làm trước lớp. - GV nhắc HS đây là bài tập trắc nghiệm , phần nên phần tính toán các em làm nhanh ra giấy nháp, không cần làm vào vở. Chỉ cần ghi đúng hay sai tương ứng với đáp án. Ví dụ ghi a) Sai - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 1 HS nêu ý kiến - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc đề bài trước lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK + Cạnh của hình lập phương được cho ở dạng số đo hai đơn vị đo. - 1 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải 2m5cm = 2,05m Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 2,05 x 2,05 x 6 = 25,215 (m2) Đáp số : Sxq = 16,81 (m2) Stp = 25,215 (m2) - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - HS đọc và quan sát hình. - Một số HS dự đoán trước lớp. - 2 HS tạo thành một cặp cùng gấp hình. - HS trình bày cách gấp và nêu : Hình 3, 4 có thể gấp thành hình lập phương. HS nêu cách làm bài : Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình, so sánh đối chiếu với các câu nhận xét để chọn được câu đúng. - HS tự làm bài. - 1 HS nêu trước lớp. a, Sai b, Đúng c, Sai d, Đúng - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. ******************************&****************************** Ngày soạn: 2/2/2010. Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2010. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS : Hệ thống và củng cố lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp và hình lập phương. Vận dụng quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp và hình lập phương để giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy - học - Mỗi HS chuẩn bị đủ : Một hình tròn bằng giấy bìa bán kính 2cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập liên quan đến tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp và hình lập phương. 2.2 Luyện tập thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời 2 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài. ? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV mời HS đọc đề bài toán trong SGK. - GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó mời một em nêu cách làm trước lớp. - GV tổ chức cho HS thi "chạy toán" + HS làm bài theo cặp. + GV chỉ thu bài của 5 cặp HS xong đầu tiên. + 5 cặp xong đầu tiên nhanh chóng chạy lên đưa bài cho GV, đúng sẽ được thưởng. - GV chấm bài của 5 cặp đầu tiên, chọn cặp có cách giải quyết hay nhất yêu cầu trình bày trước lớp. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - 1 HS đọc đề bài trớc lớp. HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - Mỗi HS đọc chữa bài một phần, cả lớp theo dõi và nhận xét. a, Diện tích xung quanh của hình hộp đó là : (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1 (m2) b, 15dm = 1,5m Diện tích xung quanh của hình hộp đó là (3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1 (m2) - HS đọc thầm bảng số liệu trong SGK. - HS : Bài tập cho số liệu thống kê các kích thước của hình hộp chữ nhật, chúng ta phải tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp. Riêng hình hộp chữ nhật thứ hai chưa cho biết chiều rộng nhưng đã cho biết chu vi mặt đáy, từ đó ta cũng có thể tính chiều rộng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 4m 0,4dm Chiều rộng 3m 0,4dm chiều cao 5m 0,4dm Chu vi đáy 14m 2cm 1,6dm S xung quanh 70 m2 cm2 0,64dm2 S toàn phần 10 m2 cm2 0,96dm2 - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS tự làm bài. - 1 HS nêu trước lớp. a, Sai b, Đúng c, Sai d, Đúng - HS lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. ******************************&***************************** Ngày soạn: 3/2/2010. Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010. Toán Thể tích của một hình I. Mục tiêu Giúp HS : Bước đầu hiểu thế nào là thể tích của một hình. Biết so sánh thể tích của 2 hình với nhau (trường hợp đơn giản) II. Đồ dùng dạy - học - Các hình lập phương kích thước 1cmx1cmx1cm. - Hình hộpc chữ nhật có kích thước lớn hơn hình lập phương 1cmx1cmx1cm. - Các hình minh hoạ trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy học bài mới 2.1. Giới thiệu bài - GV hỏi : Em đã bao giờ nghe khái niệm thể tích chưa ? Em hiểu thế nào là thể tích ? - GV nêu : Trong tiết học toán này chúng ta cùng tìm hiểu về thể tích của một hình. 2.2 Giới thiệu về thể tích của một hình a, Ví dụ - GV đưa ra hình hộp chữ nhật, sau đó thả hình lập phương 1cmx1cmx1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật. - GV nêu : Trong hình bên, hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương. b, Ví dụ 2 - GV dùng các hình lập phương kích thước 1cmx1cmx1cm để xếp thành các hình như hình C và D trong SGK. - GV hỏi : + Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ? + Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ? - GV nêu : Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại, hình D cũng gồm 4 hình lập phương ghép lại, ta nói thể tích hình C bằng hình D. c, Ví dụ 3 - GV tiếp tục dùng các hình lập phương kích thước 1cmx1cmx1cm để xếp thành hình D. - GV hỏi : Hình D gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ? - GV nêu tiếp : Cô tách hình D thành hai hình M và N. - GV yêu cầu HS quan sát và hỏi : + Hình m gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ? + Hình n gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại ? + Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình P và số hình lập phương tạo thành của hình M, hình N ? - GV nêu : Ta nói thể tích của hình P bằng tổng thể tích các hình M và N. 2.3 Luyện tập - thực hành Bài 1 GV mời HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình và tự trả lời câu hỏi. - GV mời 1 HS trả lời các câu hỏi trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như tổ chức làm bài tập 1. Bài 3 - GV mời HS đọc yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh nhiều, nhóm nào xếp được nhanh nhất, nhiều hình nhất là nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS về nhà làm lại các bài tập trong SGK. 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét. - Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. - HS quan sát mô hình. - HS nghe và nhắc lại kết luận của GV. - HS quan sát mô hình. - HS : + Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại. + Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại - HS nghe và nhắc lại kết luận của GV. - HS quan sát mô hình. - Hình D gồm 6 hình lập phương như nhau ghép lại. - HS quan sát và nêu : - Hình M gồm 4 hình lập phương như nhau ghép lại. - Hình N gồm 2 hình lập phương như nhau ghép lại. + Ta có 6 = 4 + 2 - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS tự làm bài. - 1 HS nêu ý kiến, HS khác nghe và nhận xét bài làm của bạn. Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ. Hình hộp nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ. Hình hộp nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A. - HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi của bài. Hình A gồm 45 ình lập phương nhỏ. Hình B gồm 27 ình lập phương nhỏ. Hình A có thể tích lớn hơn hình B. - HS dùng các khối lập phương cạnh 1cm để xếp. - Lắng nghe. - HS chuẩn bị bài sau. _________________

File đính kèm:

  • docToan 5 Tuan 22.doc