Giáo án Toán 6 - Hình học (năm 2010 - 2011)

A. MỤC TIÊU BUỔI HỌC

- Củng cố lại toàn bộ phần lý thuyết về tập hợp: cách viết các ký hiệu, minh hoạ tập hợp, tập hợp số tự nhiên, ghi số tự nhiên.

- Rèn kỹ năng khi viết tập hợp, nắm được phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC

Bảng phụ, thước thẳng.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

I. Hoạt động ổn định tổ chức

II. Hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc56 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học (năm 2010 - 2011), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1 ( Tuần dạy thứ 3 ) Ngày soạn: 11 /09/2010 Ca 1. Luyện tập các bài toán về tập hợp A. Mục tiêu buổi học - Củng cố lại toàn bộ phần lý thuyết về tập hợp: cách viết các ký hiệu, minh hoạ tập hợp, tập hợp số tự nhiên, ghi số tự nhiên. - Rèn kỹ năng khi viết tập hợp, nắm được phần tử thuộc hay không thuộc tập hợp. B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV và HS Ghi bảng HĐ1. Ôn lại về lý thuyết - Nêu phần chú ý trong cách viết tập hợp? Kí hiệu tập hợp như thế nào? - Để viết tập hợp có mấy cách? - Tập hợp số tự nhiên là tập hợp nào? Lấy 3 ví dụ về 3 phần tử thuộc tập N và 3 phần tử không thuộc tập N. - Khi nào A là tập hợp con của tập hợp B? Cho ví dụ. - Lấy ví dụ về tập rỗng? HS: Trả lời các câu hỏi và bổ sung lẫn nhau. GV: Chốt lại câu trả lời đúng, cho điểm một vài học sinh. Nhắc lại toàn bộ kiến thức một lần nữa. I. Các kiến thức cần nhớ 1. Cách viết tập hợp và các ký hiệu 2. Tập hợp số tự nhiên 3. Tập hợp con HĐ2. Luyện tập GV treo bảng phụ có ghi đầu bài, gọi HS đọc đầu bài. - Những số tự nhiên lớn hơn 6, nhỏ hơn 15 là những số nào? - GV gọi HS lên bảng chữa. - GV chốt lại cách làm đúng. - Trên hình vẽ ta thấy điểm q và h có thuộc vòng kín nào không? Vậy nó có thuộc tập nào không? - Nếu nói B = {2; 1; 5} có đúng không? Vì sao? - Cho hs suy nghĩ ít phút rồi gọi 2 hs lên bảng chữa. Gv treo bảng phụ có đầu bài tập 3, gọi hs đọc lại đầu bài - Yêu cầu hs hoạt động nhóm để làm bài tập này, viết kết quả lên bảng của nhóm. - Gv gọi 3 hs của các nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày bài làm của nhóm mình - Gv thu 1 vài bảng nhóm để nhận xét - Gv có thể chấm bài một số nhóm. - Gv chốt lại cách làm đúng bằng cách đưa bảng phụ có lời giải bài toán cho hs quan sát. - hs suy nghĩ - hs đọc - Đó là số 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15 - 1 hs lên bảng. - Hs trả lời: không - Sai vì tập B còn có phần tử 3 và 4. - Hs 1 viết tập hợp A và B - Hs 2 viết tập hợp C, D, E Hs còn lại cùng làm và nhận xét. Hs đọc đầu bài và suy nghĩ - Hs hoạt động theo nhóm (mỗi bàn là một nhóm) - Cử đại diện lên bảng trình bày theo yêu cầu của của Gv - Hs dưới lớp nhận xét bài làm của nhóm bạn, tự so sánh với bài làm của nhóm mình và đánh giá bài làm của nhóm bạn. II. Luyện tập Bài 1. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 15 bằng 2 cách rồi điền kí hiệu vào ô vuông cho đúng. 7 o A; 16 o A; 11 o A Bài làm: A = {7;8;9;10;11;12;13;14} A={xẻN/ 6<x<15} 7ẻA; 16ẻA; 11ẻA Bài 2. Nhìn vào hình vẽ viết tập hợp A, B, C, D, E Q. 1. .p .3 .4 .2 .1 .5 .q C B E .h D .f .a .b .c .e .d Bài làm A={P; 1; Q} B={1;2;3;4;5} C={3;4} D={a;b;c;d;e} E={a;b;f} Bài 3. Cho 2 tập hợp A và B. A là tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số và tổng các chữ số bằng 8, B ={10;18;26;36;44;63;80;91} a. Viết tập hợp A dưới dạng liệt kê các phần tử. b. Tìm các phần tử thuộc A và không thuộc B, các phần tử thuộc B và không thuộc A; Các phần tử thuộc cả A và B; Các phần tử thuộc ít nhất 1 trong 2 tập hợp A hoặc B Bài làm a. A={17;71;26;62;35;53;44;80} b. Các phần tử thuộc A mà không thuộc B là: 71; 17; 62; 26; 35; 53 Các phần tử thuộc B mà không thuộc A là: 10; 18; 36; 63; 91. Các phần tử thuộc A và B là 44; 80; 26 Các phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp là 10; 18; 26; 36; 44; 63; 80; 91; 17; 71; 62; 35; 53 Bài 4. Điền vào bảng Số đã cho Số trăm Chữ số hàng trăm Số chục Chữ số hàng chục 3756 37 7 375 5 2043 20 0 204 4 2003 20 0 200 0 Gv gọi Hs lên bảng điền, Hs dưới lớp nhận xét, bổ sung Ca 2: Ôn tập các bài toán về tập hợp (tiếp) A. Mục tiêu - Học sinh được tiếp tục ôn lại kiến thức về tập hợp thông qua các bài tập. - Rèn kỹ năng làm các bài tập về tập hợp. B. Thiết bị dạy học. Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Gv gọi Hs đọc đầu bài trên bảng phụ - Muốn tìm được các phần tử của tập hợp A trước tiên ta phải làm gì? - Quy luật đó là gì? - Gv yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày lời giải Gv kiểm tra một số bài làm của Hs ở dưới lớp Gv yêu cầu Hs làm việc cá nhân bài này. Ghi kết quả ra giấy, gv chấm 5 bài làm nhanh nhất. Sau đó chữa bài cho hs. - Tập hợp A bằng tập hợp B khi nào? - Nhắc lại định nghĩa tập hợp con. - Ta thấy 2 tập hợp đã có chung phần tử nào? - Các phần tử nào cần phải làm cho chúng bằng nhau? - Bài toán này thực ra là bài toán tìm gì? - Có bao nhiêu tập hợp con của tập hợp {1;2;3;4;5} mà đã có chứa sẵn 2 phần tử 1 và 2? Là những tập hợp nào? - Gv cho hs đọc kỹ đầu bài và suy nghĩ ít phút - Bài toán này khó ở chỗ nào? - Để giải quyết chỗ mắc đó ta làm như thế nào? - TH1 sau khi chọn chữ số hàng vạn còn mấy cách chọn chữ số hàng nghìn? -TH2 Chữ số hàng vạn có mấy cách chọn? Vì sao? Hs đọc và suy nghĩ ít phút - Tìm quy luật các phần tử của A - phần tử sau hơn phần tử trước 3 đơn vị - Một hs lên bảng làm Học sinh dưới lớp cùng làm và nhận xét, bổ sung Học sinh suy nghĩ tự làm với yêu cầu nhanh, chính xác để Gv có thể chấm điểm. - Khi A è B và B è A - Học sinh nhắc lại - Hai tập hợp đã cho có chung phần tử 4;6;8 - Cần có a - 1 = 3 và b = 7 - Thực ra là bài toán tìm tập hợp con của tập hợp {1;2;3;4;5} mà có chứa phần tử 1 và 2 - Có 4 tập hợp như vậy Đó là: - Hs đọc đầu bài và suy nghĩ - Trong các số đã cho có thể có số 0 Chia làm 2 trường hợp - Còn 4 cách chọn - Chữ số hàng vạn có 4 cách chọn vì không thể chọn chữ số 0. Bài 5. Cho tập hợp các số A={2;5;8;11;…;32} a. Nêu cách tính các phần tử của tập hợp A và liệt kê đầy đủ các phần tử của A. b. Đánh dấu x vào ký hiệu đúng o 6 ẻ A o 29 ẻ A o 26 ẻ A o 14 ẻ A o 30 ẻ A Bài làm a. Nếu các phần tử trong A được sắp xếp theo thứ tự tăng dần thì phần tử sau hơn phần tử trước 3 đơn vị Ta có A={2;5;8;11;17;20;23;26;29;32} b. Cách viết đúng là 29 ẻ A; 14 ẻ A; 30 ẽ A Bài 6. Cho A ={n / n ẻ N, 0 ≤ n < 2 } và B={x / x ẻ N, 5 < x ≤ 7 } a. Viết tập hợp A và B dưới dạng liệt kê các phần tử. b. Tìm tập hợp tất cả các số có 2 chữ số được lập lên từ các chữ số thuộc A các chữ số thuộc B. Các chữ số không lặp lại Bài làm: a. A = {0;1} B = {6;7} b. {11;66;77;10;67;76} Bài 7. Cho 2 tập hợp A và B A={3;4;6;8;b} B={(a-1);4;6;7;8} Tìm 2 số a và b để A và B bằng nhau. Giải: Để A = B thì a - 1 = 3 ị a = 4 và b = 7 Khi đó A = B = {3;4;6;7;8} Bài 8. Có bao nhiêu tập hợp X mà {1;2} è X è {1;2;3;4;5} Nêu rõ các tập hợp đó. Giải: Có 4 tập hợp X thoả mãn điều kiện đầu bài, đó là các tập hợp sau: {1;2}; {1;2;3}; {1;2;3;4}; {1;2;3;4;5} Bài 9. Cho 5 chữ số khác nhau. Với cùng cả 5 chữ số này có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số? Giải: + Trường hợp không có chữ số 0 - Chữ số hàng vạn có 5 cách chọn - Chữ số hàng nghìn có 4 cách chọn - Chữ số hàng trăm có 3 cách chọn - Chữ số hàng chục có 2 cách chọn. - Chữ số hàng đơn vị có 1 cách chọn Vậy có tất cả 4.5.3.2.1 = 120 (số) + Trường hợp có chữ số 0 - Chữ số hàng vạn có 4 cách chọn - Chữ số hàng nghìn có 4 cách chọn - Chữ số hàng trăm có 3 cách chọn - Chữ số hàng chục có 2 cách chọn. - Chữ số hàng đơn vị có 1 cách chọn Vậy có tất cả 4.4.3.2.1 = 96 (số) D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Xem lại các bài đã chữa nhất là bài cuối cùng đó là bài toán khó. - Ôn lại các bài toán về tập hợp và các bài toán dùng cấu tạo số trong tập hợp số tự nhiên N - Làm bài tập: Tìm số tự nhiên có 5 chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 2 vào sau số đó thì được số lớn gấp 3 lần số có được bằng cách viết thêm chữ số 2 vào trước số đó. E. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………… Kí duyệt Ngày tháng 09 năm 2010 Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 2 Ca 1 Luyện tập các bài toán về tập hợp Các bài toán khác A. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục luyện tập các bài toán về tập hợp - Đối với học sinh khá được luyện một số bài nâng cao - Rèn luyện kỹ năng trình bày bài làm, kỹ năng tính toán. B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động kiểm tra bài cũ Gv kiểm tra các bài tập cho về nhà của hs ở tiết trước Gọi các em lên bảng chữa bài về nhà. Lời giải: Gọi số phải tìm là (a ạ 0, 0 ≤ a,b,c,d,e < 10) a, b, c, d, e ẻ N Theo đầu bài = 3. 10. + 2 = 3(200000 + ) 10. + 2 = 600000 + 3. 7. = 599998 = 85714 Vậy số tự nhiên phải tìm là 85714 III. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Muốn viết được các tập hợp vừa là tập hợp của A, vừa là tập hợp của B trước hết ta phải làm gì? - Các phần tử chung của A và B là các phần tử nào? - Gọi hs lên bảng làm. - Muốn tìm được các tập hợp bằng nhau trong các trường hợp đó trước hết ta phải làm gì? - Hãy viết tập hợp B,C,D dưới dạng liệt kê các phần tử rồi tìm các tập hợp bằng nhau từ những tập hợp đó. - Gv gọi một hs lên bảng trình bày lời giải. - Gọi hs khác nhận xét bổ sung. - Gv chốt lại Gv đưa ra bảng phụ Gợi ý: Để làm được bài này các em hãy vẽ biểu đồ (sơ đồ) biểu diễn các tập hợp 75 hs, 60 hs, 100 hs và mối quan hệ của chúng. Nếu hs không vẽ được, gv hướng dẫn vẽ, yêu cầu hs nhìn vào sơ đồ đó để làm bài. - Nhìn vào biểu đồ viết đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa các số. - Viết được đẳng thức từ sơ đồ trên. Đến đây thực ra là bài toán tìm x thông thường. - Gọi hs lên bảng trình bày. - Gv: nếu cả 60 hs thích văn đều thích toán thì mới có: ị - Ta phải tìm các phần tử chung của cả A và B - Các phần tử chung của A và B là 3; 4 - Hs lên bảng - Phải viết các tập hợp dưới dạng liệt kê các phần tử. - Hs tự suy nghĩ làm bài - Một hs lên bảng - Các hs dưới lớp cùng làm và nhận xét - Hs đọc đề bài bài toán trên bảng phụ - Học sinh suy nghĩ làm bài sau khi đã vẽ sơ đồ - Học sinh viết đẳng thức - Hs giải bài toán tìm x Bài 1. Cho các tập hợp: A={1;2;3;4} B={3;4;5} Viết các tập hợp là con của A và B Bài làm: Các tập hợp vừa là con của A vừa là con của B là: {3}; {4}; {3;4}; {ặ} Bài 2. Tìm các tập hợp bằng nhau trong các tập hợp sau. a. A = {9;5;3;1;7} b. B là tập hợp các số tự nhiên x mà 5x = 0 c. C là tập hợp các số lẻ nhỏ hơn 10. d. D là tập hợp các số tự nhiên x mà x:3 = 0 Bài làm: A={1;3;5;7;9} B = {0} C={1;3;5;7;9} D={0} Vậy: A = C = {1;3;5;7;9} B = C = {0} Bài 3. Trong số 100 hs có 75 hs thích toán, 60 hs thích văn. a. Nếu 5 hs không thích cả văn lẫn toán thì có bao nhiêu hs thích cả 2 môn. b. Có nhiều nhất bao nhiêu hs thích cả văn lẫn toán. Bài làm: a. Gọi số hs thích cả 2 môn là x, ta có thể biểu diễn các hs trên sơ đồ như sau: 75-x x 100 hs Học sinh thích văn Học sinh thích toán Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy (75-x)+60+5 = 100 140 - x = 100 x = 140 - 100 x = 40 Vậy số hs thích cả văn lẫn toán là 40 học sinh b. Có nhiều nhất là 60 hs thích cả toán lẫn văn. D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Xem lại các bài đã chữa - Tiếp tục ôn tập về tập hợp và các bài toán trong N Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 2 Ca 2 Luyện tập các bài toán về tập hợp Các bài toán khác A. Mục tiêu - Học sinh chủ yếu được luyện các bài toán trong tập hợp số tự nhiên, các bài nâng cao. - Rèn kỹ năng làm toán về tính toán, phân tích - Rèn tư duy ligic, óc sáng tạo, tổng hợp. B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Gv đưa bài toán lên bảng phụ. - Yêu cầu hs đọc 2 lần bài toán - Cho học sinh suy nghĩ ít phút. - Các chữ số mà Văn đã in được là bao nhiêu? - Trong những chữ số đó thì các số có một chữ số, các số có hai chữ số, các số có ba chữ số mỗi số chiếm bao nhiêu chữ số? - Nêu rõ cách tính? Gv gọi hs đọc đề bài, suy nghĩ ít phút Gợi ý: - Có nhận xét gì về tổng của số đầu và số cuối, các số cách đều số đầu và số cuối? - Có bao nhiêu tổng như vậy? - Sau đó Gv gọi hs lên bảng trình bày lời giải Gv chốt lại cách làm đúng, đánh giá và cho điểm Gv treo bảng phụ có đề bài bài toán yêu cầu hs đọc rồi suy nghĩ làm bài. Nếu hs không làm được thì gv gợi ý: - Gọi số phải tìm là Theo đầu bài ta có đẳng thức nào? - Sử dụng cấu tạo thập phân của số viết số dưới dạng tổng? - Gọi hs lên bảng trình bày lời giải. - Hãy nêu công thức tính số số hạng của 1 dãy số cách đều? - Từ đó hãy tìm số phần tử của các tập hợp đã cho. - Học sinh đọc đầu bài và suy nghĩ làm bài - Hs: 36000 : 100 Hs1. Các số có 1 chữ số chiếm 9 số Hs 2. Các số có 2 chữ số chiếm 180 số Hs 3. Các số có 3 chữ số chiếm 171 chữ số. Hs lên bảng làm Dưới lớp nhận xét - Học sinh đọc và suy nghĩ tìm cách làm bài Các tổng đó đều bằng nhau ở S1 có 100 tổng ở S2 có n tổng - Hs khá lên bảng Các hs còn lại nhận xét, bổ sung cho bài làm của bạn Hs đọc và suy nghĩ - Hs - Hs - Hs lên bảng làm bài - Hs: Số số hạng bằng Số cuối - số đầu Khoảng cách +1 - Hs sử dụng công thức trên để tính số phần tử của các tập hợp đã cho Bài 1. Chú Ba nhờ 2 anh em Văn in các số trên mấy trăm chiếc áo, các số in lần lượt là 1;2;3;… (dãy số tự nhiên). Mỗi chữ số in được chú bồi dưỡng 100 đồng. Văn đã in một số áo và giao cho chú Ba, đưa cho em số tiền công nhận được rồi về luôn không dặn em in tiếp từ số áo nào. Cầm 36000 đồng anh đưa, em của Văn không biết in từ số nào để không trùng, không sót các số áo. Hỏi em của Văn cần in từ số nào? Bài làm: Số các chữ số mà Văn in được: 36000 : 100 = 360 chữ số Số áo in 1 chữ số từ 1 đến 9 cần in 9 chữ số Các áo in 2 chữ số gồm các số từ 10 đến 99 là: (99 - 10 + 1)x 2 = 180 chữ số Số các áo in 3 chữ số đã in [ 360 - (180x9)]:3=57 (áo) Tổng số áo đã in là 9 + 90 + 57 = 156 (áo) Vậy em của Văn cần in các áo bắt đầu từ số 157 trở đi Bài 2. a. Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên khác 0 b. Tính tổng của n số tự nhiên dầu tiên khác 0 Bài làm: a. S1 = 1+2+3+…+99+100 S1=100+99+…+3+2+1 ị 2S1=(1+100)+(2+99)+ (3+98)+…+(99+2)+(100+1) 2S1 = 101+101+…+101 Có 100 số hạng 101 2S1 = 100 x 101 ị S1 = 100 x 101 : 2 ị S1 = 5050 b. S2 = 1+2+3+…+(n-1)+n S2=n+(n-1)+(n-2)+…+2+1 2S2=(n+1)+(n+1)+…+(n+1) Có n số hạng n+1 Bài 3. Cho 1 số có 2 chữ số cùng lúc ta viết thêm chữ số 1 vào bên trái và bên phải số đó ta được số mới có 4 chữ số. Số có 4 chữ số này gấp 23 lần số đã cho. Tìm số đã cho. Bài làm: Gọi số phải tìm là (aạ0, a,b<10, a,bẻN) Theo đầu bài ta có: = 23. 1000+10+1=23 1001=13 = 1001:13 = 77 Vậy số cần tìm là 77 Bài 4. Tính số phần tử của tập hợp sau: M ={1975;1977;1979;…;2003} K={1976;1978;…;2002} Q={1975;1976;…;2002} Bài làm: Số phần tử của tập hợp M là: Số phần tử của tập hợp K là (2002-1976):2+1=14 Số phần tử của tập hợp Q là: (2002-1975):1+1 = 28 D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Xem lại các bài đã chữa - Làm bài tập: 1. Cho bảng hình vuông gồm 9 ô vuông, người ta viết các số tự nhiên từ 2 đến 10 (mỗi số viết một lần) sao cho tổng các số ở hàng ngang, dọc, chéo đều bằng nhau. Hãy lập bảng đó. 4 10 2 8 2. Cho 2 tập hợp A và B A= {4;8;10;12;14;16;18;20;22;24;26} B= {x / x ẻ N*; 11 ≤ x < 20} a. Tìm tập hợp C các phần tử vừa thuộc tập hợp A, vừa thuộc tập hợp B. b. Tìm tập hợp D các phần tử thuộc ít nhất một trong hai tập hợp. Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 3 Ca 1 Luyện tập các bài toán về phép cộng và phép nhân A. Mục tiêu - Học sinh nắm chắc các phép toán cộng và nhân, nắm chắc các tính chất của 2 phép toán trên. - áp dụng các tính chất đó để giải quyết các bài tập một cách nhanh nhất. B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động kiểm tra bài cũ Gv gọi 2 học sinh, mỗi học sinh chữa một bài tập giáo viên đã cho về nhà ở tiết trước (gọi học sinh khá chữa bài 1) Hs1. Chữa bài 1. * Gọi các ô trống lần lượt là a, b, c, d, e * Vì tổng các số ở hàng ngang, dọc, chéo đều bằng nhau nên ta có: a 4 b 10 c 2 d 8 e 4 + c + 8 = b+ c+ d ị b + d = 12 (1) và 10 + a + d = a + 4 + b ị b - d = 6 (2) Từ (1) và (2) suy ra b = (12 + 6) : 2 = 9 d = 9 - 6 = 3 *Tương tự ta cũng có a + 4 + b = e + 2 + b ị a + 4 = e + 2 ị e - a = 2 (3) và e + a + c = d + c + b ị e + a = 3 + 9 ị e+ a = 12 (4) Từ (3) và (4) suy ra a= 5 và e = 7 * Lại có 4 + c + 8 = b + 2 + e c + 12 = 9 + 2 + 7 c = 18 - 12 c = 6 5 4 9 10 6 2 3 8 7 KL: Các số cần tìm là a = 5; b = 9; c= 6; d= 3; e = 7 Hs2. Chữa bài 2. A= {4;8;10;12;14;16;18;20;22;24;26} B= {11;12;13;14;15;16;17;18;19} Vậy C = {12;14;16;18} D = {4;8;10;11;12;13;14;15;16;17;18;19;20;22;24;26} Gv gọi học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung Gv chốt lại cách làm đúng và cho điểm 2 hs lên bảng. III. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1. Ôn lại lý thuyết - Gv gọi một hs nêu lại các tính chất của phép cộng và phép nhân. - Sau đó treo bảng phụ có tính chất của phép cộng và phép nhân, yêu cầu hs đọc lại. - Người ta áp dụng các tính chất trên để tính nhanh, tính hợp lí. Đặc biệt đối với tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng khi được áp dụng ngược lại a.b+b.c=b(a+c) hoặc khi a.b=0 thì a = 0 hoặc b = 0 Hoạt động 2. Luyện tập Gv để hs tự suy nghĩ làm bài Sau đó gọi 3 hs lên bảng làm bài. Hs1. làm phần a, b Hs 2. làm phần c, e Hs 3. làm phần d Sau khi làm xong, gv hỏi thêm: ở mỗi câu a,b,c,d,e em đã sử dụng tính chất nào của phép nhân và phép cộng. Hs: a. sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp b. Sử dụng tính chất phân phối và kết hợp c. sử dụng tính chất kết hợp d. Sử dụng tính chất phân phối e. sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp - Hs dưới lớp cùng làm và nhận xét. I. Các kiến thức cần nhớ Tính chất Phép cộng Phép nhân Giao hoán a +b = b+a a.b = b.a Kết hợp (a+b)+c =a+(b+c) (ab)c=a(bc) pt đặc biệt a+ 0 = 0+a=a a.1=1.a=a phân phối của phép nhân đối với phép cộng a(b+c) = ab+ac II. Luyện tập Bài 1. Tính nhanh a. 427 + 354+373+246+155 b. 53.7+70.3+17.7 c. 12345679 x 45 biết 12345679 x 9 = 111 111 111 d. 43.27+94.43+57.51+69.57 e. 8 . 17 . 125 Bài làm a. 427+354+373+246+155 = (427+373)+(354+246)+155 = 800 + 600 + 155 = 1555 b. 53.7+70.3+17.7 = 53.7+17.7+70.3=(53+17)7+70.3 = 70.7 + 70.3 = 70(7+3) = 70.10 = 700 c. 12345679 . 45 = 12345679 . 9 . 5 = 111111111 . 5 = 555 555 555 d. 43.27+94.43+57.51+69.57 = 43(27+93)+57(51+69) = 43 . 120 + 57 . 120 = 120(43 + 57) = 120 . 100 = 12000 e. 8.17.125 = 17.(8.125) = 1000 . 17 = 17000 D. Hướng dẫn hs học ở nhà - Xem lại các bài đã chữa - Học thuộc và sử dụng thành thạo các tính chất của phép cộng và phép nhân Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 3 Ca 2. Luyện tập các bài toán về phép cộng và phép nhân A. Mục tiêu - Học sinh tiếp tục được luyện tập các bài toán về phép cộng và phép nhân qua đó củng cố được về lý thuyết các tính chất của phép cộng và phép nhân. - Rèn kỹ năng tính toán cho học sinh. B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng - Để được kết quả đúng ta phải làm gì - Sử dụng tính chất của phép cộng và phép nhân để làm. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, gọi một học sinh lên bảng làm Gọi hs khác nhận xét. Hs phải làm việc cá nhân để làm bài toán này Gọi 2 hs yếu lên bảng làm bài toán này. - Hãy nêu phương pháp giải bài toán này? Theo phương pháp trên hãy tìm ra cách làm cho mỗi phần trên Lưu ý sử dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân Gv gọi học sinh đọc đề bài. - Hãy nhận xét về các con số trong A và B Để so sánh chúng, ta cần tìm cách để chúng có những số giống nhau VD: 201=200+1 200=199+1 - Với câu b làm thế nào để chúng thành một tổng mà có một số giống nhau - Gv treo bảng phụ có đầu bài bài toán Gọi học sinh đọc - Nếu đặt các tích riêng thẳng hàng thì số bị nhân đã nhân với số nào? - Tích bị giảm đi bao nhiêu lần so với số bị nhân - Tương ứng với 27 lần số bị nhân là bao nhiêu? - Vậy số bị nhân là bao nhiêu? Từ đó tìm tích đúng của phép toán - Tính các giá trị của A, B và C Học sinh làm việc theo nhóm, viết các kết quả lên bảng nhóm. Cả lớp cũng làm và nhận xét bài làm của nhóm bạn Hs1. làm phần a Hs2. làm phần b - Phải tạo ra trong biểu thức tổng a+b - Các số hơn kém nhau 1 đến 2 đơn vị hoặc bằng nhau Hs suy nghĩ làm bài và lên bảng trình bày. Học sinh đọc và suy nghĩ - Số bị nhân chỉ nhân với 3+1 = 4 - Tích giảm đi 27 lần số bị nhân - là số 540 - Số bị nhân là 540 : 27 Bài 1. Nối mỗi dòng ở cột bên trái với mỗi dòng ở cột bên phải để đựoc kết quả đúng. A=72.121+27.121+121 B=(185.99+185)- (183.101-183) C= 24. 62 + 48.19 1, 2000 2, 1210 3, 12100 4, 2400 5, 200 Đáp án A = 12100 (3) B = 200 (5) C = 2400 (4) Bài 2. Tìm x biết a, (x - 15).35 = 0 b, 32(x - 10) = 32 Giải: a, (x - 15).35 = 0 x - 15 = 0 x = 15 b, 32(x - 10) = 32 x - 10 = 1 x = 10 + 1 X = 11 Bài 3. Cho biết a + b = 5 tính các tổng sau: A = 5a + 5b B = 13a + 5b + 13b + 5a C = 5a +16b + 4b + 15a Bài làm A = 5a + 5b = 5.(a+b) = 5.5 = 25 B = 13a + 5b + 13b + 5a = 13a + 13b + 5a + 5b = 13.5+5.5 = 5(13+5) = 5.18 = 90 C = 5a +16b + 4b + 15a = 20a+20b = 20(a+b) =20.5 = 100 Bài 4 Không tính cụ thể hãy so sánh 2 biểu thức a, A=199.201 và B=200.200 b, C=35.53-18 và D=35+53.34 Bài làm: a, A=199.201 = 199(200 + 1) = 199.200 + 199.1=199.200+199 B=200.200 = 200(199+1)=199.200+200 Ta thấy 200 > 199 nên 199.200+200 > 199.200+199 hay B > A b, C=35.53-18 =53(34+1)-18 =53.34 + 53.1 - 18 = 53.34 + 35 = D Vậy C = D Bài 5. Một học sinh khi nhân một số với 31 đã đặt các tích riêng thẳng hàng như trong phép cộng nên tích đã giảm đi 540 đơn vị so với tích đúng. Tìm tích đúng Bài làm: Vì học sinh đó đã đặt các tích riêng thẳng hàng nên thực chất số bị nhân chỉ nhân với 3 + 1 = 4 Vậy tích đã giảm đi 27 lần số bị nhân (31 - 4 = 27) Số bị nhân là: 540 : 27 = 20 Do đó tích đúng là: 20 . 31 = 620 Đáp số 620. D. Hướng dẫn học sinh học ở nhà - Xem lại các bài đã chữa, làm bài tập 1. Tính nhanh a, 38+ 41 + 117 + 159 + 62 b, 73 + 86+ 968 + 914 + 3032 c, 341.67+341.16+659.83 d, 42.53 + 47.156 - 47.114 2. Tính giá trị của biểu thức a, A= (100-1)(100-2)(100-3)…(100-n) với n ẻN* và tích trên có đúng 100 thừa số b, B= 13a + 19b + 4a -2b với a + b = 100 Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 4 Ca 1 Luyện tập các bài toán về phép trừ và phép chia A. Mục tiêu - Học sinh nắm chắc các phép toán trừ và chia Củng cố lại điều kiện thực hiện phép trừ, khi nào có phép chia hết, phép chi có dư, mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương, số dư, điều kiện của số dư - Học sinh được rèn luyện các bài toán có liên quan B. Thiết bị dạy học Bảng phụ, thước thẳng. C. Các hoạt động chủ yếu I. Hoạt động ổn định tổ chức II. Hoạt động kiểm tra bài cũ Gv gọi 2 học sinh lên bảng chữa 2 bài tập gv cho về nhà từ buổi trước Hs1 làm bài 1; Hs 2 làm bài 2 Gọi học sinh nhận xét, bổ sung Giáo viên chốt lại cách làm đúng và cho điểm học sinh. III. Hoạt động dạy học bài mới Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs Ghi bảng Hoạt động 1. Ôn lại phần lý thuyết 1. Cho a,b,xẻN, khi nào ta có phép trừ a - b = x (Khi có số tự nhiên x sao cho b + x = a) 2. Cho a, b ẻN khi nào ta có phép chia hết: a chia hết cho b (nếu có số tự nhiên x sao cho b.x = a) 3. Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ? 4. Nêu mối quan hệ giữa số bị chia, số chia, thương, số dư, nêu điều kiện của số dư. 5. Trong phép chia đk của số dư là gì (ạ 0) Hoạt động 2. Các bài toán luyện tập Gv. Trong một hiệu nếu cộng cùng một số vào số bị trị và số trừ thì hiệu có thay đổi không? (không) hãy áp dụng điều nhận xét đó để tính nhẩm nhanh các phép toán. Gv gọi 3 học sinh lên bảng trình bày lời giải, gọi các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại cách làm đúng Gv cho hs suy nghĩ ít phút Gọi học sinh lên bảng chưa Nếu học sinh còn mắc, gv có thể gợi ý ở mỗi câu như sau: a, Coi x + 74 là số bị trừ, 318 là số trừ b, Coi 3636 là số bị chia 12x - 91 là số chia Sau đó lại coi 12x là số bị trừ 91 là số trừ c, Coi x : 23+ 45 là một thừa số; 67 là thừa số thứ hai…… Lưu ý: đối với bài tập này cần phải quan sát kỹ trước khi làm bài

File đính kèm:

  • docGiao an chieu 6 20102011.doc
Giáo án liên quan