Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 02 - Tiết: 02 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

A. MỤC TIÊU

- HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng ? quan hệ điểm nằm giữa 2 điểm ?

- Nắm chắc trong ba điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

- Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng.

- Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

- Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng.

Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định.

C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 02 - Tiết: 02 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 16/ 8/ 2011 Tiết: 02 Ngày dạy: …………………. BÀI 2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG A. MỤC TIÊU - HS hiểu thế nào là ba điểm thẳng hàng ? quan hệ điểm nằm giữa 2 điểm ? - Nắm chắc trong ba điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại. - Biết vẽ 3 điểm thẳng hàng , 3 điểm không thẳng hàng. - Sử dụng được các thuật ngữ: Nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. - Yêu cầu sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng một cách cẩn thận. B. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng. Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định. C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC Nội dung Hoạt động của thày và trò Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ HS1: - Điểm A thuộc đường thẳng a. - Điểm A nằm trên đường thẳng a. - Đường thẳng a đi qua điểm A. - Đường thẳng a chứa điểm A. HS2: - Điểm R không thuộc đường thẳng b. - Điểm R nằm ngoài đường thẳng b. - Đường thẳng b không đi qua điểm R. - Đường thẳng b không chứa điểm R. HS 1: Vẽ đường thẳng a. Vẽ A a ; C a ; D a Nêu các cách diễn đạt khác nhau của kí hiệu A a . HS 2: Vẽ đường thẳng b. Vẽ S b ; T b ; R b Nêu các cách diễn đạt khác nhau của kí hiệu R b HS: Lên bảng trình bày. GV: Gọi học sinh nhận xét và cho điểm 2 học sinh. Hoạt động 2 1. THẾ NÀO LÀ BA ĐIỂM THẲNG HÀNG Ba điểm thẳng hàng 3 điểm A, C, D thẳng hàng * Ba điểm thẳng hàng là 3 điểm cùng thuộc 1 đường thẳng. Ba điểm không thẳng hàng 3 điểm A, B, C không thẳng hàng * Ba điểm không thẳng hàng là 3 điểm không cùng thuộc bất kỳ 1 đường thẳng nào. GV: Vẽ 3 điểm A, C, D thẳng hàng và 3 điểm A, B, C không thẳng hàng lên bảng. ? Có nhận xét gì về 3 điểm A, C, D? HS: 3 điểm cùng thuộc 1 đường thẳng. GV: Khi đó ta nói 3 điểm A, C, D thẳng hàng. ? Vậy thế nào là 3 điểm thẳng hàng? HS: Trả lời. GV: Ghi bảng. GV: Vậy 3 điểm A, B, C có thẳng hàng không? Vì sao? HS: 3 điểm không thẳng hàng vì không cùng nằm trên 1 đường thẳng. GV: Ghi bảng và nhấn mạnh điều kiện 3 điểm thẳng hàng. Hoạt động 3 2. QUAN HỆ GIỮA BA ĐIỂM THẲNG HÀNG Với 3 điểm thẳng hàng A, B, C như trên: - A và C nằm cùng phía đối với B - C và B nằm cùng phía đối với A - A và B nằm khác phía đối với C - Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B Chú ý: Trong 3 điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. GV: Vẽ 3 điểm A, C, B thẳng hàng lên bảng. ? 2 điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm nào? HS: Nằm cùng phía đối với điểm B. ? Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm A? HS: 2 điểm A và C. ? 2 điểm nào nằm khác phía đối với điểm C? HS: 2 điểm A và B. ? Điểm C như thế nào đối với 2 điểm A và B? HS: Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B. ? Vậy điều kiện để có 1 điểm nằm giữa 2 điểm còn lại là gì? HS: Khi có 3 điểm thẳng hàng. ? Với 3 điểm như trên. Có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại? HS: Chỉ có duy nhất 1 điểm. GV: Thông báo nhận xét. Hoạt động 4 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ Bài 10(sgk - T 106). a) b) a) Bài 8(sgk - T106). - 3 điểm A, M, N thẳng hàng. - 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 10. HS: Lần lượt lên bảng làm bài. GV: Gọi học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có). GV: Treo bảng phụ vẽ sẵn hình 10 - sgk. HS: Lên bảng dùng thước kiểm tra và trả lời. GV: Yêu cầu học sinh nêu cách đặt thước để kiểm tra. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học lý thuyết theo vở ghi và sgk. - Làm các bài tập 9; 11; 12; 13 (sgk - T106). 5, 6, 7, 8 (sbt - T96). - Đọc trước bài “ Đường thẳng đi qua 2 điểm”. D. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày ... tháng ... năm 2011 LÃNH ĐẠO DUYỆT

File đính kèm:

  • docH6.Tuan 02.doc
Giáo án liên quan