A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm được có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
2. Kĩ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm; Rèn luyện tư duy: Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau; phân biệt, cắt nhau, song song.
3. Thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng.
Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần: 03 - Tiết: 03 - Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: 23/ 8/ 2011
Tiết: 03 Ngày dạy: ………………….
BÀI 3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh nắm được có một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt
2. Kĩ năng: Học sinh biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm; Rèn luyện tư duy: Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng trên mặt phẳng: Trùng nhau; phân biệt, cắt nhau, song song.
3. Thái độ: Vẽ cẩn thận và chính xác đường thẳng đi qua hai điểm A, B.
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bảng phụ ghi quy tắc; các câu hỏi, bài tập; Thước thẳng.
Học sinh : Bảng phụ nhóm, bút dạ, đồ dùng học tập quy định.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Nội dung
Hoạt động của thày và trò
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
HS1:
- Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N.
- Hai điểm R và N nằm cùng phía đối với điểm M.
- Hai điểm M và N nằm khác phía đối với điểm R.
HS2:
- Điểm N nằm giữa 2 điểm M và P.
- Điểm M không nằm giữa 2 điểm N và Q.
- Điểm N và điểm P nằm giữa 2 điểm M và Q.
HS 1: Chữa bài tập 12 (sgk - T 107).
HS 2: Chữa bài tập 13 (sgk - T 107).
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Gọi học sinh nhận xét và cho điểm 2 học sinh.
Hoạt động 2
1. VẼ ĐƯỜNG THẲNG
Nhận xét:
Có 1 đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua 2 điểm A, B.
GV: Cho 1 điểm A GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua A. Nêu cách vẽ?
GV: Vẽ được mấy đường thẳng.
HS: vẽ ra nháp và trả lời: Vô số đường thẳng.
GV: Cho thêm điểm B khác điểm A. Hãy vẽ đường thẳng đi qua A, B
HS: vẽ vào vở, GV vẽ lên bảng.
GV: Muốn vẽ điểm đi qua 2 điểm A, B ta làm như thế nào?
GV: Vẽ được mấy đường thẳng ?
HS: Trả lời
GV nêu nhận xét, ghi bằng phấn màu lên bảng, đóng khung.
Củng cố: HS làm BT 15 (SGK)
Hoạt động 3
2. TÊN ĐƯỜNG THẲNG
C1: Đặt tên bằng 1 chữ cái thường
C2: Lấy tên 2 điểm thuộc đường thẳng để đặt tên cho đường thẳng.
C3: Đặt tên đường thẳng bằng 2 chữ cái thường.
? (sgk - T 108)
Có 6 cách gọi tên:
AB, BA, AC, CA, BC, CB
GV: Ta đã biết cách đặt tên cho đường thẳng như thế nào?
HS: Bằng 1 chữ cái thường.
GV: thông báo các cách đặt tên khác cho đường thẳng.
HS: đọc tên các đường thẳng: đường thẳng a, đường thẳng AB ( hoặc BA), đường thẳng xy (hoặc yx).
GV: Yêu cầu học sinh gọi tên các đường thẳng trong hình.
HS: Trả lời.
? Có mấy cách gọi tên?
HS: Có 6 cách gọi.
Hoạt động 4
3. ĐƯỜNG THẲNG TRÙNG NHAU, SONG SONG, CẮT NHAU
+ Hai đường thẳng AB, BC trùng nhau khi A, B C thẳng hàng.
+ Hai đường thẳng AB, AC chỉ có 1 điểm chung A. Ta nói chúng cắt nhau và A là điểm giao điểm của 2 đường thẳng đó.
+ Hai đường thẳng xy, zt không có điểm chung nào, ta nói chúng song song với nhau.
Chú ý (sgk - T109).
GV thông báo: Các đường thẳng có thể trùng nhau hoặc phân biệt.
GV: vẽ hai đường thẳng phân biệt có 1 điểm chung, không có điểm chung nào, nêu khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song với nhau.
HS vẽ vào vở.
GV: hai đường thẳng phân biệt có những vị trí nào?
HS: đọc chú ý (SGK)
GV: Cho 2 đường thẳng trên mặt phẳng có những vị trí nào có thể xảy ra ?
GV: lưu ý: ở lớp 6 khi nói 2 đường thẳng mà không nói gì thêm ta hiểu đó là 2 đường thẳng phân biệt
GV: Gọi học sinh đọc chú ý ở sgk.
Hoạt động 5
LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ
Bài 16(sgk - T 109).
a) Bao giờ cũng có 1 đường thẳng đi qua hai điểm cho trước
b) Vẽ đường thẳng đi qua 2 trong 3 điểm cho trước rồi quan sát xem đường thẳng đó có đi qua điểm thứ 3 hay không
Bài 8(sgk - T106).
- Có tất cả 6 đường thẳng? AB, BC, CA, CD, DA, BD
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 16.
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Củng cố.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 17.
HS: Vẽ tại chỗ. 1 học sinh lên bảng vẽ và trả lời.
GV: Gọi học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có).
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học lý thuyết theo vở ghi và sgk.
- Làm các bài tập 15, 18, 19, 20 (sgk - T109).
- Chuẩn bị dụng cụ: Mỗi nhóm 3 cọc tiêu, 1 sợi dây để thực hành.
D. RÚT KINH NGHIỆM
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày ... tháng ... năm 2011
LÃNH ĐẠO DUYỆT
File đính kèm:
- H6.Tuan 03.doc