Qua bài này HS cần :
* về kiến thức: Nắm vững quy tắc chuyển vế trong đẳng thức cũng như bất đẳng thức: khi chuyển 1 hạng tử từ vế này sang vế kia thì phải đổi dấu của hạng tử đó. HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức. Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a + c = b + c thì a = b. Nếu a = b thì b = a.
* về kĩ năng: HS được rèn luyện kĩ năng chuyển vế, áp dụng làm các bài tập rút gọn , tìm x. Vận dụng kiến thức vào giải một số bài toán thực tế.
* về thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận khi khi tính toán và áp dụng tốt các quy tắc đã học về biến đổi và rút gọn biểu thức.
ã Trọng tâm: Chuyển vế để rút gọn biểu thức và tìm x.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
GV: + Bảng phụ ghi các BT và QT chuyển vế. Cân bàn và các quả cân.
+ Thước thẳng .
HS: + Bảng phụ nhóm, bút dạ.
+ Ôn lại QT bỏ dấu ngoặc và cộng trừ các số nguyên.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Số học kỳ II - Tiết 59: quy tắc chuyển vế – Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 59: Đ9 - quy tắc chuyển vế – Luyện tập
***************************
I. Mục tiêu bài dạy.
Qua bài này HS cần :
* về kiến thức: Nắm vững quy tắc chuyển vế trong đẳng thức cũng như bất đẳng thức: khi chuyển 1 hạng tử từ vế này sang vế kia thì phải đổi dấu của hạng tử đó. HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức. Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại nếu a + c = b + c thì a = b. Nếu a = b thì b = a.
* về kĩ năng: HS được rèn luyện kĩ năng chuyển vế, áp dụng làm các bài tập rút gọn , tìm x. Vận dụng kiến thức vào giải một số bài toán thực tế.
* về thái độ: Rèn cho HS tính cẩn thận khi khi tính toán và áp dụng tốt các quy tắc đã học về biến đổi và rút gọn biểu thức.
Trọng tâm: Chuyển vế để rút gọn biểu thức và tìm x.
II. chuẩn bị của GV và HS.
GV: + Bảng phụ ghi các BT và QT chuyển vế. Cân bàn và các quả cân.
+ Thước thẳng .
HS: + Bảng phụ nhóm, bút dạ.
+ Ôn lại QT bỏ dấu ngoặc và cộng trừ các số nguyên.
III. ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ.
1. ổn định tổ chức: GV kiểm tra các điều kiện chuẩn bị cho tiết học, tạo không khí học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
HS1: Nêu QT bỏ dấu ngoặc khi có dấu “+” đứng trước và dấu “ - ” đứng trước. Sau đó chữa BT 60 SGK trang 85. Kết quả: a) = 346; b) = - 369.
HS2: Nêu 2 phép biến đổi trong tổng đại số, sau đó chữa BT 89(c;d) SBT: kết quả
c) (-3) + (-350) + (-7) + 350 = - 3 - 350 - 7 + 350 = - 10. d) = 0
IV. tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tính chất của đẳng thức.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+ GV giới thiệu cho HS như hình 50 SGK trang 85:
Có 1 cân đĩa, đặt lên mỗi bên 1 nhóm vật sao cho cân thăng bằng. Sau đó tiếp tục đặt lên mỗi bên một quả cân nặng 1 kg. Hãy rút ra nhận xét.
Nếu đồng thời bớt đi 2 vật có khối lượng bằng nhau thì có hiện tượng gì sảy ra?
+GV: tương tự như cân đĩa nếu ban đầu ta ó 2 số bằng nhau, kí hiệu a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có 2 vế, biểu thức bên trái dấu “=” gọi là vế trái; biểu thức bên phải dấu “=” gọi là vế phải.
Từ kết quả thực hành em có nhận xét gì khi thêm vào hay bớt đi vào 2 vế của đẳng thức với cùng một số?
+GV nhắc lại các tính chất của ĐT và đưa kết luận trên màn hình. Sau đso đặt vấn đề áp dụng vào xét các VD:
10 phút
+ HS quan sát, trao đổi và rút ra nhân xét:
Cân vẫn thằng bằng.
Học sinh nhạn xét: Cân vẫn thăng bằng !
HS nhận xét:
1. Nếu thêm hay bớt vào 2 vế của đẳng thức với cùng một số ta vẫn được một đẳng thức.
a = b ị a + c = b + c;
a = b ị a - c = b - c;
2. Nếu vế trái bằng vế phảo thì vế phải cũng bằng vế trái.
a = b Û b = a
Hoạt động 2: Ví dụ.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Tìm số nguyên x biết: x - 2 = - 3.
GV đ Làm thế nào để vế trái chỉ còn x?
GV đ Hãy thu gọn các vế.
GV cho HS làm ?2
5 phút
HS: ta cần thêm 2 vào hai vế:
x - 2 + 2 = - 3 + 2
x + 0 = - 3 + 2 ị x = - 1.
+HS làm ?2 : Tìm x biết: x + 4 = -2
x + 4 - 4 = - 2 - 4 Û x = - 6 .
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
GV chỉ vào các phép biến đổi và phân tích:
x - 2 = -3 x + 4 = - 2
x = - 3 + 2 x = - 2 - 4
Có nhận xét gì khi một số hạng chuyển từ vế này sang vế kia?
+GV giới thiệu QT chuyển vế ở SGK tr 86. Sau đó cho HS làm VD: Tìm x biết
a) x - 2 = - 6; b) x - (- 4) = 1
+GV cho HS làm ?3 Tìm x biết :
x + 8 = - 5 + 4
GV cho HS nắm nhận xét như trong SGK:
Nếu có x = a - b thì
x + b = a hoặc b = a - x.
15 phút
HS thảo luận và rút ra nhận xét:
Khi chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của 1 đẳng thức thì ta phải đổi dấu của hạng tử đó.
HS đọc lại QT như SGK.
HS bỏ ngoặc và chuyển vế để tìm x:
a) x - 2 = - 6
Û x = - 6 + 2
Û x = - 4
b) x - (- 4) = 1
Û x + 4 = 1
Û x = 1 - 4 = - 3
HS : x = - 5 + 4 - 8
x = - 13 + 4
x = - 9
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố.
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
+GV cho HS nhắc lại tính chất của ĐT và QT chuyển vế. Sau đó cho HS làm BT 61 + 63 trang 87 SGK:
+GV cho HS làm BT "Đúng hay Sai"
a) x - 12 = (- 9) - 15
x = - 9 +15 +12 Sai sửa lại là - 9 -15 +12
b) 2 - x = 17 - 5
- x = 17 - 5 + 2 Sai sửa lại là 17 - 5 - 2
6 phút
+HS phát biểu các tính chất của đẳng thức và QT chuyển vế.
Bài tập 61:
a) 7 - x = 8 - (-7)
7 - x = 8 + 7 (bỏ dấu ngoặc)
- x = 8 (bỏ hàn tử giống nhau ở 2 vế)
x = - 8 (tìm số đối).
b) x = - 3.
+HS chỉ ra chỗ sai do chuyển vế không đúng và sửa lại cho đúng.
V. Hướng dẫn học tại nhà.
+ Học thuộc tính chất của đẳng thức và nắm vững quy tắc chuyển vế.
+ Làm các BT 62, 63, 64, 65, 52 (SGK - Tr 87).
+ Chuẩn bị cho bài sau: Luyện tập.
File đính kèm:
- SH6-T59-Quy tac chuyen ve LT.doc